Ngày 24/2/2016, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức hội nghị hướng dẫn cách tiến hành giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương – hay còn có thể coi là những người “đảng cử”. Quá trình “giới thiệu” này sẽ diễn ra từ ngày 24/2 đến ngày 10/3/2016. Ngoài ra, các ứng cử viên độc lập tự ra ứng cử đã bắt đầu nộp hồ sơ ứng cử.
Quá trình giới thiệu người “đảng cử” trải qua ba bước, bao gồm: họp dự kiến người được giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội ; tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét của cử tri tại, tổ chức, đơn vị đối với người được dự kiến giới thiệu ứng cử; và cuối cùng là tổ chức hội nghị mở rộng để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội. Sau đó, người được lựa chọn giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội sẽ làm hồ sơ ứng cử theo quy định.
Những người là đảng viên CSVN thường rất khó có thể tự ra ứng cử, nếu như không được “lựa chọn” qua quá trình trên, trái ngược với những người không phải là đảng viên. Tuy nhiên, các ứng viên độc lập lại chịu nhiều trở ngại khác trên con đường trở thành ứng cử viên chính thức tham gia tranh cử.
Sáng ngày 24/2/2016, một số ứng cử viên độc lập đã bắt đầu nộp hồ sơ ứng cử, trong đó có bà Nguyễn Thúy Hạnh tại Hà Nội. Thêm vào đó, nhiều cá nhân độc lập đang dự kiến gửi đi văn bản yêu cầu giám sát cuộc bầu cử đối với hai khâu: bỏ phiếu và kiểm phiếu. Việc này hoàn toàn chính đáng, phù hợp với quyền công dân hiến định: giám sát các hoạt động của nhà nước, cũng như bảo đảm sự khách quan, trung thực cho cuộc bầu cử.
Theo lịch trình đến ngày 13/3/2016, việc nộp hồ sơ ứng cử sẽ chấm dứt. Việc lựa chọn ứng viên tham gia tranh cử bước vào vòng “hiệp thương” thứ hai là “Hội nghị cử tri, lấy ý kiến về người tham gia ứng cử đại biểu quốc hội” tại địa phương nơi cư trú được tổ chức trong khoảng thời gian từ 16 đến 18/3.
Nhật Nam/ SBTN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét