PHẦN III: MỘT CUỘC HÀNH QUYẾT
Lệnh động viên cục bộ năm 1971, chuẩn bị cho chiến dịch năm 1972. Chúng tôi rời miền Bắc vào Nam, để bổ xung quân số cho trung đoàn 1 (Đoàn Ba Gia), sư đoàn 2 được gọi là quân giải phóng Miền Nam. Đang dừng chân tại tỉnh Xavannakhet thuộc vương quốc Lào.
Là những lính mới, hàng ngày chúng tôi phải thay nhau đi kiếm rau, đào củ rừng hoặc chặt cây đót lấy nõn để làm thức ăn. Vừa học tập, làm quen với nhiệm vụ của một đơn vị chủ lực, cơ động tác chiến tại địa bàn Tây nguyên và khu 5. Ngoài lúc làm nhiệm vu, anh em lính cũ, lính mới lại chuyện trò tâm sự. Tình cờ được nghe kể lại câu chuyện mà cho đến bây giờ, Tôi vẫn không thể nào quên cho dù đã 42 năm trôi qua:
Vào một ngày nọ sau cuộc hành quân trên đất Lào, khi đến bãi khách mọi người chuẩn bị căng tăng võng làm chỗ ngủ qua đêm, đồng thời phân công nhau phụ giúp anh nuôi chuẩn bị bữa ăn chiều.
Trời còn sớm, mấy anh lính trẻ rủ nhau ra suối câu cá, cải thiện bữa ăn cho đơn vị. Cần câu đã chuẩn bị xong, họ vào rừng đào giun để làm mồi. Dưới tán cây, thấy một chỗ đất xốp như mới được lấp, họ mừng rỡ vì nghĩ rằng: "Ai đó đã chôn giấu chiến lợi phẩm ở đây"?
Họ ra sức đào bới, bỗng mũi dao găm chạm phải một vật cứng, khi lớp đất được bóc đi. Thì hiện ra chiếc chân người đi chiếc giầy nhỏ, không phải loại giầy của lính ta, thì ra đây là xác của một người con gái. Kinh hoàng trước sự việc trên, họ báo cáo về chỉ huy đơn vị và nhanh chóng được làm rõ: "Đó là xác nữ biệt kích người Lào bị chết và mới được chôn hôm qua". Chuyện tưởng chẳng có gì lạ, mọi chuyện rồi cũng qua đi, bởi nó là chuyện bình thường trong chiến tranh.
Thế nhưng lại tình cờ, tôi được nghe cậu Tỉnh quê Hải Dương cùng trung đội kể lại rõ ràng sự việc đó:
Sau chiến dịch đường 9 nam Lào tháng 3/1971, chống lại cuộc hành quân "Lam Sơn 719" của quân Mỹ và VNCH. Khi hành quân trên đất Lào, đơn vị bắt được một toán biệt kích của quân chính phủ hoành gia Lào. Chúng gồm có 5 tên, 3 nam và 2 nữ trong đó có 1 nữ rất trẻ khoảng 17 tuổi. Việc áp giải và canh giữ tốp biệt kích này được giao cho đơn vị trinh sát của sư đoàn. Nếu để tốp biệt kích này trốn thoát thì sẽ bị lộ bí mật, hậu quả khôn lường. Nếu trao trả cho bộ đội cộng sản Pathet Lào, thì theo chủ chương của họ, chỉ một thời gian sau chúng lại được thả, do dân số của Lào có ít.
Đơn vị quyết định thủ tiêu tốp biệt kích này, nhưng không dùng súng mà chỉ được dùng dao.
Tỉnh kể tiếp: Em được giao nhiệm vụ giết con biệt kích trẻ. Mấy ngày đầu dẫn nó đi, Em phải canh giữ nó mọi lúc từ đi lại, ăn ngủ, tắm rửa kể cả lúc nó .. đi vệ sinh. Nó trẻ và hồn nhiên, nói cười suốt như là đang đi chơi, chứ không phải đang ở trong cuộc chiến.
Lệnh hành quyết: Ngày cuối cùng, buổi chiều khi đến bãi khách. Em dẫn nó đi vào trong rừng, ra phía bờ suối, thấy lạ nó hỏi: "Mày đưa tao đi đâu"? Em không trả lời, nó lại gặng hỏi, mãi sau em đành phải nói dối là: "Đi gặp chỉ huy".
Đến nơi thuận tiện có chiếc hố đã đào sẵn, Em trói tay nó ra sau, bịt miệng, đá chân cho nó quỳ xuống. Cảm nhận được sự nguy hiểm, mặt nó tái đi, măt mở tròn đẫm lệ, miêng ú ớ kêu gào, đầu cứ gật lia lịa như để cầu xin tha mạng. Trước cảnh tượng đó, Em như không làm chủ được mình, liền túm tóc ngửa cổ nó lên, vung con lê AR15 nhằm thẳng ngực nó đâm xuống. Máu phụt ra đầy người, nó dẫy dụa, lăn lộn, rống lên những tiếng kêu thảm thiết. Sau nhiều nhát dao, nó lả dần rồi chết. Em vứt dao xuống hố, ra suối tắm sạch máu rồi đi về, việc chôn xác được giao cho người khác.
Chuyện kể tiếp: Bị ám ảnh bởi sự việc trên, Tỉnh bị ốm, sốt cao tâm thần bất ổn, phải đưa về đơn vị quân y điều trị. Có lúc nửa đêm cứ tồng ngồng chạy ra suối nói cười, đùa nghịch, mấy cậu cảnh vệ cũng không giữ nổi. Sau đó phải dùng mấy cô hộ lý trẻ, với lời nói nhẹ nhàng tình cảm, dỗ dành mãi mới đưa được Tỉnh trở về đơn vị. Sau khi bình phục, Tỉnh được điều về làm lính bộ binh.
Trên đường hành quân vào đánh thị xã Kon Tum, khoảng tháng 5/1972. Một hôm vào buổi trưa, đơn vị được lệnh dừng chân nghỉ và ăn cơm. Tôi mở Ănggo, khẩu phần ăn chỉ là những lát sắn khô luộc rồi sào với ít muối.
Bỗng những ánh chớp xanh lóe lên, mọi người vội lao đầu vào chiếc hầm chữ A gần đó. Mặt đất rung chuyển, những tiếng nổ chát chúa, đất đá, cây cối bay tứ tung, từng đợt hơi nóng, khét lẹt ập vào. Đợt 1 .. yên lặng, đợt 2 .. yên lặng, đợt 3 .. yên lặng, một sự yên lặng chết người. Mọi người từ từ rút đầu ra khỏi hầm và quan sát động tĩnh. Trước mắt là một khung cảnh tan hoang, cả một vạt rừng bị san phẳng, không khí đặc sệt mùi thuốc bom. Đâu đây có tiếng kêu rên của thương binh, tiếng gọi nhau ý ới để tìm đồng đội trong số những người đã hy sinh. Đơn vị đã bị trúng bom của máy bay B52.
Tỉnh bị thương cụt 2 chân, đã được băng nhưng máu vẫn chẩy ra nhiều, đang nằm trong cáng đợi chuyển thương, đứng bên cạnh chăm sóc là trung đội phó tên Hòa. Lúc tôi gặp, Tỉnh chỉ nói được một cách yếu ớt: "Anh Dũng ơi, Em bị thương không sống được anh ạ, hãy trả thù cho em", sau đó ít ngày Tôi được tin Tỉnh đã hy sinh.
Đó là câu chuyện buồn, đối với người lính của cả hai phía chiến tuyến! Liệu cái chết của Tỉnh có liên quan gì tới cái chết của nữ biệt kích Lào kia không?
Thỏa thuận quốc tế giữa 60 nước, về đối xử nhân đạo đối với tù và hàng bình trong chiến tranh. Ký tại Giơnevơ ngày 12.8.1949 có 6 phần, 143 điều, các nước ký kết công ước cam kết:
"Tù bình được nới nhẹ khỏi những điều kiện ngặt nghèo của cuộc sống bị giam giữ tập trung, được chăm sóc về ăn ở, chữa bệnh, được trao đổi thư từ, cầu nguyện, làm lễ theo nghi thức tôn giáo của họ. Khi phạm tội, phạm kỷ luật được xét xử theo nguyên tắc pháp lý chung". Việt Nam gia nhập công ước vào ngày 5.6.1957.
Việc hành quyết tốp biệt kích người Lào, với hình thức tàn bạo như thời trung cổ đã vi phạm công ước quốc tế, là tội phạm chiến tranh (Điều 343 LHS).
Những sự việc nêu trên đã nói lên điều gì? Thực chất mối quan hệ Việt - Lào như thế nào. Xin hãy để công luận phán xét.
Luận bàn: Vụ hành quyết một cách tàn bạo như trên, xẩy ra trong chiến tranh đã là một điều không thể chấp nhận. Ngày nay tại thủ đô Hà Nội, nơi tập trung các cơ quan đầu não của chế độ, nơi được gọi là "Thành phố vì hòa bình".
Thế nhưng vụ viên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, vung dùi cui đánh gẫy cổ, dẫn đến cái chết của ông Trịnh Xuân Tùng vào ngày 8/3/2011, ở quận Hai Bà Trưng. Vụ xuyên tạc lời nói của tổng GM Ngô Quang Kiệt, khi làm việc với UBND TP Hà Nội ngày 20/9/2008. Vụ chủ nhiệm UBTP của quốc hội Nguyễn Văn Hiện, ngày 16/9/2003 cướp đất, dồn gia đình gồm 3 thế hệ vào bước đường cùng nhằm bức tử, tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Tất cả đã nói lên tính chất tàn bạo và sảo trá của những người nhân danh nước cộng hòa XHCN Việt Nam, do Đảng CS lãnh đạo.
Vì vậy yêu cầu bãi bỏ điều 4 HP 1992, thực hiện đa đảng, tam quyền phân lập, đã trở thành tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Một tất yếu khách quan, trong cuộc góp ý sửa đổi Hiến Pháp đang diễn ra hiện nay.
Hà Nội ngày 24 tháng 2 năm 2013
Nơi nhận: Blogger
- Bộ chính trị
- Các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.
- Đoàn ĐB Quốc Hội các tỉnh, thành phố
Nguyễn Anh Dũng
Nhà giáo-Cựu chiến binh
Địa chỉ số 5 ngách 12/87 Chính Kinh, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. ĐT: (04) 38583514, DĐ 0984535494, Gmail: xuannho.vu1@gmail.com
GHI CHÚ: Kèm theo thư ngỏ đề ngày 14/2/2013. Gửi: Bộ chính trị
Tác giả gửi cho NTT blog
Anh Tường Thụy ơi!
Trả lờiXóaTôi cứ bị ám ảnh về sự tàn ác của chiến tranh trong bài viết này của Nguyễn anh Dũng . Ai đã gây ra cuộc chiến tương tàn huynh đệ này.Ai phải chịu trách nhiệm trước dân tộc , lịch sử hở anh Thụy.
Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.
Trả lờiXóa"Hồ Chí Minh"
đích danh, đảng cộng sản việt -nam.
Trả lờiXóanhững người tử tế đều sám hối .bọn quỷ thì ngược lại .
Trả lờiXóaLợi dụng vì quyền lợi tập thể để bao che tội ác là việc làm thường xuyên xảy ra trong chế độ Công Nông nắm quyền lãnh đạo . Nếu gọi chiến tranh là môi trường vi phạm tội ác , thì cuộc Nội chiến Bắc Nam của dân tộc chúng ta vừa qua , phải có cả một Trang sử tội ác chung cho cả dân tộc . Khi nhìn vào đấy chúng ta mới thấy kinh sợ và ghê tởm . Từ đấy may ra chúng ta mới yêu quý một đất nước Thanh Bình , một đất nước người Việt biết yêu người Việt .
Trả lờiXóaTiếc thay . Nền tảng cho chia rẽ và kỳ Thị nó vẫn tồn tại , nó như một điệp khúc ăn bám vào xã hội . Một nền tảng xây dựng XHCN hoang tưởng tạo nên kỳ Thị giữa cá nhân và tập thể , kỳ Thị giữa Đảng viên và dân thường , kỳ Thị giưa người dân và cán bộ . Người Việt da vàng kỳ Thị người Việt da vàng còn hơn người da trắng kỳ Thị người da ĐEN trước thập niên 1950 .
Ai đã tạo dựng nên và cho phép Quốc nạn kỳ Thị này ? Một Quốc nạn kỳ Thị chưa hề xảy ra trong lịch sử dân tộc trước ngày đình chiến 54 . Nó kéo dài từ đấu tố cải cách ruộng đất mãi đến cuộc chiến giải phóng miền Nam , xuyên suốt thời kỳ bao cấp , đổi mới , và mãi tận hôm nay .
Một Quốc nạn kỳ Thị dân tộc đáng sợ , nó ăn đậm vào xương cốt của Đảng viên . Cả đến khi ra toà , mức án vẫn ưu tiên cho kẻ mang nặng đầu óc kỳ Thị của người đại diện cho Đảng , cho chính quyền .
Những vi phạm nhân quyền xảy ra tại VN hôm nay nó không bộc phát từ hận thù , vì quyền lợi cá nhân . Nó bộc phát vì tính Quốc nạn kỳ Thị của người Đảng viên từ khi có Đảng . Chính nó đã nhiều phen nhấn chìm dân tộc vào bể máu , hận thù và đói khổ .
Chính tinh thần tự cao , tự đại , dựa vào Đảng , tạo cho người Đảng viên bất chấp luân thường đạo lý , bất chấp pháp luật và xem người dân như một đẳng cấp nô lệ Cần được ban phát ân huệ , Cần phải phục Tùng , phục vụ cho Đảng , cho Đảng viên .
Nếu không xoá được Quốc nạn Đảng kỳ Thị nhân dân , dân tộc Việt khó thoát được mầm mống nô lệ và suy nhược .
BỌN CỘNG SẢN, LŨ ĂN BÁM, ĐỘC HẠI NHƯ NẤM ĐỘC CHỈ VÀI NIÊN NỮA SẼ BỊ SÓNG CUỐN RA BIỂN ĐÔNG . TÔI KHÔNG ÁC KHẨU ĐÂU .
Trả lờiXóaĐọc xong bài nầy tôi rất ngở ngàng, gần 2500 năm trước, lúc nhân loại Chưa văn minh như hộm nay mà Alexang đại đế đã làm như thế nào trong cuộc chinh phục của đế quốc La Mã. chẳng lẻ chúng ta thục lùi những 2500 năm sao?
Trả lờiXóaAi biết tôn trọng lẽ phải thì sống còn. Ai ăn ở bạc ác, làm khổ kẻ khác
Trả lờiXóakhông tôn trọng đời sống kẻ khác thì phải trả quả báo. Lưới Trời là Thiên Võng khôi khôi sơ nhi bất lậu.
Không ai trốn khỏi lưới Trời được.
Ráng ăn ở cho phải đạo làm người....
Diệu Như Tăng Linh