Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG CHIẾN TRANH (II)

Truyên Ký - Lê Xuân Quang

.

II - SUỐI MẸ- CON

- Tôi đã nói dối anh! - Bà Xoan khẽ thốt lên. Ðúng là đêm Trung thu năm 1971 - đã ngủ lại ở Bãi Khách. Bà bắt đầu câu chuyện của mình bằng lời thú nhận đầy ưu tư. Ông Can không dám cắt ngang giòng tâm tư đang từ trong lòng người phụ nữ sâu sắc, đa tình - tuôn trào.

- Nếu đêm đó anh cũng ngủ ở đây chắc đã hiểu những gì đã xẩy ra... Tôi không rõ anh có như Phương không? Chắc rằng không. Vì anh đã thanh thản mà sống cho đến hôm nay. Bằng cảm nhận của người phụ nữ, tôi tin chắc như vậy.Còn tôi và Phương - như một định mệnh, tiền kiếp - đêm đó chúng tôi đã đến ''cho vay và đòi nợ'' nhau: Khi tôi luồn vào trong màn vừa nằm nguyên, ngay ngắn và chợp mắt bỗng thấy một cánh tay choàng qua ngực rồi một thân hình nóng hổi... nóng lắm - bà Xoan nhấn mạnh - đè lên mình. Mới qua tuổi 16. Lần đầu tiên thấy có người đàn ông đụng chạm đến người... phản xạ là hốt hoảng định kêu... nhưng như có ma lực kìm giữ lại, đột nhiên bàn tay của người kia bịt lấy miệng. Giọng nói của người ấy thì thầm bên tai: Ðừng, đừng em. Anh thật lòng yêu em mà...

Tôi dần trân tĩnh lại gỡ bàn tay ra, khẽ đáp: Anh nói dối. Hai chúng ta không nhìn thấy mặt, lần đầu tiên gặp nhau trong hoàn cảnh này, lấy gì đảm bảo rằng anh yêu em?

- Em có sờ thấy nhịp tim đập của anh không? - người kia cầm bàn tay tôi áp vào tim anh đang đập thổn thức, rồn rập. Ðể cho tôi cảm nhận được lời nòi của mình - một lát anh mới tiêp: Còn anh, anh cũng thấy tim em đang đập mạnh - anh đặt tay mình vào ngực tôi nói - Hai chúng ta thực sự đang đến với nhau. Ðừng... đừng ngăn cản, đừng trốn chạy. Chúng ta hãy đón nhận nhau đi, em...

Nguồn nóng trong người anh truyền sang người tôi: Mắt hoa, đầu rừng rực... tôi không còn tự chủ được nữa, từ miễn cưỡng, tôi đi đến tự nguyện đón nhận cái hôn nồng cháy của người đàn ông, càm nhận được vị ngọt ngào từ anh tuôn trào. Chúng tôi đã đi tới điểm đỉnh của hạnh phúc...

Khi cả hai đã thoả mãn, cứ nguyên trong trạng thái giao cảm, lại tiếp nhận làn sóng khác ào tới... rồi lại lần khác nữa... Cả hai không mệt, không buồn ngủ mà cứ xoắn quyện lấy nhau suốt đêm. Khi làn sóng tình ái tạm ngưng, cả hai sờ mặt nhau. Tôi nhớ rõ anh có hàm râu quai nón và nhất là cặp lông mày chổi xể.... Anh cũng bằng cách ây tìm cách nhận biết tôi...

Mãi gần 4 giờ sáng, bên trên có tiếng lao xao, biết rằng trung đội trưởng đang đi từng hầm đánh thức mọi người trở về căn cứ. Hai chúng tôi trở dậy. Anh định tiễn tôi trên miệng hầm, nhưng sợ đồng đội dị nghị, tôi hôn anh lần cuối rồi hẹn: Nếu đêm mai bình yên, em sẽ lại đến tìm anh. Em tên là Xoan, còn anh tên gì, đang ở đơn vị nào?

Anh nói, tôi ghi tên anh vào tâm khảm rồi bảo anh nằm xuông gỉa vờ ngủ đoạn nói thêm: Nếu đơn vị biết em thế này... sẽ kỉ luật. Ngượng chết!

Chúng tôi khẽ cười rồi rời tay nhau trong bóng tối ở đáy hầm...

Ðêm sau, và những đêm sau nữa, đối phương đánh phá liên tục đoạn đường mà đơn vị tôi phụ trách. Hai tuần sau cuộc oanh kích thưa dần rồi ngừng, tôi tìm cách trở lại Trạm Z, hỏi thăm Tèo. Anh cho biết: Phương trở ra Bắc nhận nhiệm vụ mới, còn bạn của anh ta tiếp tục vào sâu hơn thay thế cho một trạm trưởng mới hi sinh. Thế là không hi vọng gặp lại Phương. Những ngày này tôi như người mất hồn. Vừa được hưởng hạnh phúc chơp nhoáng rồi bặt tin. Người con gái nào chả nhớ thương người yêu. Nhớ đến phát cuồng. Nếu lúc đó biết Phương đích xác ở đâu, tôi có thể bỏ tất để đến với anh.

Cuộc chiến đấu cứ tiếp tục cuốn hút, dù trong gian nguy khốc liệt, niềm tin được gặp lại người yêu trong tôi vẫn mãnh liệt, ray rứt, ngày đêm... Ðột nhiên một biến cố khôn lường ập xuống: Hàng qúy, đơn vị tổ chức khám phụ khoa cho chị em. Y sĩ trưởng của trạm xá phát hiện tôi đã có mang 3 tháng. Tin này chấn động cả tiểu đòan TNXP. Mới hơn 16 tuổi mang hoang thai, quan niệm thời đó: Phụ nữ trẻ tuổi mà ''chửa hoang'' thì không gì có thể biện bác được cho hành vi ''đồi bại'' của mình. Ðơn vị đưa ra kiểm điểm. Kiểm điểm để làm gương răn đe những chị em khác. ''Nếu không, tất cả sẽ noi gương nhau''. Ban lãnh đạo không thể làm ngơ. Việc đầu tiên là thi hành kỉ luật thải hồi, cấp cho một giấy giới thiệu trở ra Bắc, qua các trạm xin khẩu phần để trở về quê qúan.

Qua sự kiện của tôi, các thủ trưởng phát hiện, xác định được nguồn gốc của''tai họa'' này đối với phụ nữ. Thê là các biện pháp ngăn chặn được cấp tốc thực hiện. Vào Bãi Khách, ngủ, chờ hàng đêm - chấm dưt trước. Thay vào đó là chế độ trực, nghỉ trong các lều bạt căng tạm ven rừng gần đường mòn, hoặc hang động.

Tôi nhận quyết định kỉ luật mà lòng dạ rối bời.

(Ngày đất nước thống nhất, gặp lại vài người bạn trong đơn vị cũ, họ đã kể cho tôi biết: Sau sự kiện ''con Xoan'' mấy tuần, một đêm kia - khi Bãi Khách không có ai đến ngủ đêm, hàng đoàn B 52 ném bom rải thảm. Toàn bộ khu vực rộng gần chục Km vuông bị bom B52 cày xới lật tung. Dù bí mật đến đâu, mỗi ngày một lần chụp ảnh đem về phân tích - Bộ tư lệnh không quân chiến lược Hoa kì cũng có tài liệu về những khu vực có hiện tượng trú ngụ của bộ đội đối phương... Chúng khăc phục tình trạng nàỳ bằng cách cho máy bay B.52 hủy diệt!

Chị em trong đội TNXP của tôi đã cùng nhau thắp hương cúng sống tôi, cầu nguyện cho ''ân nhân'' may mắn trên đường ra Bắc. Họ cho rằng tôi nhận kỉ luật để cứu sống hàng chục chị em mà nếu cứ tiếp tục vào ngủ đêm, chờ ở Bãi Khách - sẽ không tránh khỏi tử vong của trận bom B52 này).

...

Tuy đơn vị có vài ba người phê phán, ghép tội, đòi tôi phải phá thai, nhưng đa số tỏ ra thông cảm. Mấy đứa bạn cùng tuổi, cùng học cấp 3, đi cùng đợt - rât thương tôi. Con Mỹ, con Diệp và các bạn cùng trang lứa khác xúm vào an ủi - Ðây là điều không may cho mày, nhưng mà lại có cái may khac: Sắp được làm mẹ. Thử hòi có người phụ nữ nào lại không ước được làm mẹ. Xoan ơi! so với chúng tao, mày may mắn hơn nhiều...

- Tuyệt đối không được nghĩ quẩn. Phải bằng mọi cách sinh đứa bé. Mai ngày yên bình, nó - ngoài là nguồn hi vọng, tương lai của mày - anh Phương về, gia đình mày sẽ đoàn tụ...

- Nhưng Xoan phải trở ra Bắc. Ðường xa diệu vợi, lại còn bệnh tật, rủi ro bất trăc trên đường, làm sao đây?

- Có cách này chúng ta thử bàn xem: Nghe noi trên phía thượng nguồn suối Mơ - con suối mà chúng ta hay đi ven bờ hái qủa Mơ, qủa Ðào ấy - có mây cái hang. Hiện có hơn chục người cũng trong hoàn cảnh như Xoan, rủ nhau đến trú ngụ, sinh con, nuôi con. Trong đoàn đó rất may có một nữ Y sĩ cũng mang bầu và dạt đến đây trước tiên. Sau đó các bà mẹ khác nghe tìm đến và nơi ấy trở thành Suôi - Mẹ - Con... Xoan đừng ra Bắc nữa. Hãy đến đây tá túc. Từ đây xuống đường mòn xa, không phải là khu vực máy bay dòm ngó. Nhất định sẽ an toàn. 

- Thế còn ăn uống? Thuốc men khi ốm đau, sinh nở?

- Tất nhiên khó khăn. Chúng mình gom góp thuốc men lại cũng đũ cho Xoan trụ được ít nhất 3 tháng. Nhưng ở Suối - Mẹ - Con, hiện có hơn chục bà mẹ đang sống. Nhất định họ có bí quyết nào đó mà chúng mình ở xa không biết. Lúc này không còn gì để chọn lựa. Xoan hãy cư đến đó rồi sẽ tính. Ði bước nào hay bước ấy, miễn là giữ được mạng mình, mạng con. Rừng sẽ nuôi Xoan...

Tôi được các chị cho một khẩu sung ngắn, mấy băng đạn, các trang bị cần thiết dùng cho trên đường đi - lèn chặt trong chiếc ba lô con cóc. Sáng hôm sau mấy chị em lén đi tiễn. Cô gái 17 tuổi mang bụng chửa con so, băng rừng lội suối, trèo đèo - không đơn giản. Cũng may đã từng được rèn luyện trong môi trường ác liệt và điều chính đang tuổi ''Bẻ gẫy sừng trâu''- 5 ngày sau tôi đến được ''làng'' Suối - Mẹ- Con. Các bà mẹ trẻ cùng những đứa con do trời phật - ban tặng - đón tôi trong tình thương yêu vô bờ...

Tất cả mọi lo lắng của chị em ở đơn vị cũ đều trở nên thừa.

Trong một hang chủ (tất cả có 6 hang) - chât chứa đầy lương thực, thuốc men - kể cả hơn chục khẩu súng và mấy hòm đạn... Nhìn thấy kho hàng tôi vô cùng ngạc nhiên. Ngay như kho của đội hơn trăm TNXP cũng không có nhiều đồ, hàng như vậy. Tôi hỏi - ''Thủ trưởng'', ''Bác sĩ quân Y'' - nghĩa là chi kiêm tất - chị Thủy giải thích: Con suối này bắt nguồn từ sông N, chảy từ Lào sang. Ðể tiếp tế cho chiến trường, ngoài vận chuyển bằng ô tô theo tuyến đường mòn 559. Lợi dụng hướng giòng chảy Tây- Ðông - ra Biển, người ta mở một đường giao thông vận chuyển hàng cho các đơn vị ở tiền phương phục vụ kịp thời cho chiến đãu.Từ biên giới Việt - Lào xuống đông Trường Sơn rất gần so với đi từ Bắc vào. Nhưng núi cao, rừng sâu, vực thẳm, không có đường đi - dù là đường mòn. Với mục đích Tất cả cho Tiền Tuyến, những người có trách nhiệm cung ứng tài vật cho chiến trường đã vạch được phương án vận chuyển táo bạo: Ðóng gói hàng vào những chiếc bao Ni lon được chế tạo đặc biệt, hai bên kèm theo hai bao rỗng làm vai trò của chiếc phao, rồi thả trôi xuôi giòng - Sông, Suối - chảy ra biển.

Phía dưới được thông báo, hàng ngày các đơn vị ra ven bờ thường trực vớt. đủ cho mình dùng, còn lại cư để cho bao tiếp tục trôi, hạ lưu giòng chảy tiếp tục vơt, tập kết rồi chở đi bằng ô tô cho các trạm nối tiếp ở phía trong. Tuy nhiên làm như vậy, 10 phần mất tới 7, 8 nhưng vẫn còn thu được vài ba phần giúp thêm cho các đơn vị đang ùn ùn tiến vào chiến trường... đường 559 đêm ngày bị các loại máy bay đánh phá - ùn tắc - không cung ứng đủ!

Làng Suối - Mẹ - Con được ăn theo: Nhờ có sô lương thực, thuốc men vớt được, hơn chục bà mẹ trẻ cùng đàn con sống qua được giai đoạn cực kì khó khăn. Tôi được các chị chăm sóc tận tình, đùm bọc cho tới ngày sinh con. Hôm sinh chắu, tất cả chị em trong ‘’làng’’ xúm quanh, vừa an ủi động viên, vừa để học chị Thủy ''đỡ đẻ''. Thằng Bé ra đời khóc oang oang. Chẳng có cân bàn, một chị nào đó đặt chắu trong vuông vải, buộc lại rồi dùng cân''Móc hàm'' - cân. Nó được 2,8 kí lô. Ðứa trẻ con so như vậy là rất tốt. Chị Thủy bảo: Thằng bé rất khoẻ... cứ nghe tiếng nó khóc thì biết. Xem đôi tai, vầng trán - này!

- Phải đặt tên cho nó chứ - một chị bảo.

Dù đang còn mệt tôi vẩn cố gượng nhưng không nói lên lời. Một chị khác tiếp: Mẹ Xoan... thôi, đặt cho nó là Mít. Thằng Mít. Xoan với Mít là 2 cây gắn bó với đồng quê ta, một cây dựng nhà, một cây cho qủa...

- Nghe nó thế nào ấy. Quê... quê một cục...

- Quê? Thế cô sinh ra ở đâu? Cô không biết à? Qủa Mit là thứ qủa hương thơm nhất trong các qủa, được mệnh danh là vua của cây trái Việt nam. Bên ngoài, da xù xì thể hiện sự cưng rắn gai góc để chống chọi với đời. Trong ruột vàng, thơm, hấp dẫn người ăn bởi vị ngọt. Ðiều này mới thật quan trọng: Gỗ Mít chỉ dùng để tạc tượng. Tạc tượng để thờ trong các Chùa, Ðền, đó là một vinh hạnh cho nó - Chị dứt lời, nhìn cô vừa nêu ý kiến phản bác - bằng cái nhìn nghiêm khắc.

Cô kia tủm tỉm cười, im lặng tiếp nhận phê bình của chị ''cử nhân văn chương''...

Một chị reo lên: Thế thì Mít... Mít... cu Mít nhưng không Mít. Mọi người cười tán thưởng. Ngày ra đời của thằng Mít đã mang đến cho các mẹ, các anh chị nó niềm vui.

Tôi sống ở làng Suối - Me - Con cho tới khi nước nhà thống nhất.

Trong chiến tranh khốc liệt, mọi người không có thời gian nghĩ ngợi nhiều. Nhưng khi sắp phải trở về quê hương, gặp lại người thân, trong lòng tôi xáo trộn niềm vui pha nỗi buồn. Quê hương tôi còn nặng nề phong tục cổ hủ. Lúc bé đã nhìn thấy các cô, các chị không may chửa hoang ''lòng thòng'', ''quan hệ bất chính'' bị lên án, ghét bỏ như thế nào... bây giờ đến lượt mình... nhưng nghĩ đến cha mẹ, anh em... nghĩ đến còn sống trở về với đứa con khoẻ mạnh thông minh - tôi gạt bỏ tất cả, cùng các chị lên đường.

Chìếc hang chứa đầy hàng được Chị Thủy gọi ông trưởng bản ra bàn giao. Bà con dân tộc bây giờ mới biết địa phương mình có một làng gồm toàn đàn bà trẻ con. Ông trưởng bản thuê mượn cho các chị một xe tải, chở người và đồ dùng về tận Quảng Bình. Chị Thủy vốn tháo vát, mang theo được một số hàng toàn thuốc tân dược - mà thời đó rất qúy, hiếm. Chị quy đổi thành tiền, thuê một xe khách từ Quảng Bình đưa mọi người về tận các tỉnh lị của các điạ phương.

Khi chia tay, chị không quên ghi lại địa chỉ của mình và các em. Người chị thân yêu đã chăm sóc các em, các chắu tận tình chu đáo. Nếu không có chị không hiểu mười mấy bà mẹ với đám con cái kia sẽ ra sao? Tất cả mọi người đều nhất loạt đồng tình: Về địa phương làm khai sinh cho bọn trẻ, lấy họ của Mẹ đẻ, ghép với họ của Mẹ Thủy- mẹ nuôi, thành họ của chúng để kỉ niệm những ngày chúng sống trong sự đùm bọc thương yêu của mẹ nuôi. Thằng Mít mang họ Trần của tôi, kèm họ Hoàng của mẹ Thủy - thành Trần Hoàng Mít.

Về đến làng vào buổi sáng một ngày cuối hè năm 1975.

Bố mẹ, các em vui mừng khôn tả. Mọi người đón tiếp tôi hoàn toàn khác những gì suy nghĩ trươc khi về. Dường như sau cuộc chiến tranh tàn khôc, bà con thấy thương nhau hơn, bỏ qua cho nhau những điều mà thời bình - trước chiến tranh - thường xét net...

Mít được ông bà Ngoại, bác, các cậu, các dì thương yêu chăm sóc qúa cả chu đáo.

Tôi hầu như không phải bận tâm chuyện nuôi con, tập trung đi tìm Phương. Tìm ở đâu? Chỉ với cái địa chỉ sơ sài này... Anh trai tôi có kinh nghiệm lại làm việc ở ngay chính cái ngành quản lí nhân lực - hết sức giúp đỡ. Sau một hồi tìm kiếm, mọi cửa tôi qua đều chỉ nhận được câu trả lời: Không có hồ sơ về người này!

Ðã có lúc thất vọng. Nhưng trong tận đáy sâu tâm hồn, tôi vẫn tin Phương còn sống. Không lúc nào tôi nguôi ý chí tìm lại anh. Nhiều đêm mơ thấy một người đàn ông to, cao ''Râu Hùm, Hàm Én, Mày Ngài'' - gọi. Giọng nói rất giống Phương trong đêm rằm tháng 8 năm xưa. Tỉnh dậy trằn trọc không thể ngủ tiếp. Hình như anh đang ở một nơi nào đó cùng mơ về tôi... và chúng tôi đã gặp nhau. Quyết tâm tìm, chờ Phương cứ tăng lên. Ông anh trai đang làm việc ở Ty Lao Ðộng tỉnh, dàn xếp cho tôi vào làm văn thư ở phòng Hành Chí Quản Tri. Hai năm sau cho đi học Ðại học Kinh tế - Kế hoạch. 5 năm sau nữa, ra trường tôi lại về với công việc ở đơn vị cũ. Nỗi trăn trở cứ dai dẳng. Nhiều người thấy tôi đơn lẻ, tìm đến, nhưng tôi hoàn toàn không rung cảm... Phương đã như một phần cơ thể của tôi, không thể nào dứt ra được...

Mít lớn dần rồi trưởng thành.

Nhiều lần nó thắc mắc, tôi cứ chần chừ nói nước đôi... lần cuối cùng đành phải nói dối con rằng bố đã mất trong chiến tranh khi con chưa sinh. Tôi cũng có lúc chao đảo, nhưng rồi ngay sau đó như có ai mách bảo - lại quay về với suy nghĩ ban đầu: Chờ đợi.

Năm Mít 18 tuổi, Bác nó thu xếp cho chắu đi hợp Tác Lao Ðộng đến Ðức đợt vét trước khi hai nước Ðức hợp nhất. Mít lấy vợ, sinh con... một thế hệ mơi lại bắt đầu...

Và hôm nay qua anh, mới biết Phương có thể chưa chết. Vậy thì Phương, anh đang ở đâu? Anh có biết, em và con nhớ thương anh nhường nào không- bà Xoan hỏi, giọng đầy nước mắt!

- Qủa thật tôi không thể trả lời chị. Có điều này thì tôi biết: Cách đây đã 3 năm, một người quen - trước cùng làm việc trong đội lao động với Phương ở Tiệp - nói rằng gặp Phương ở Hội chợ Hannover - Exsport 2000. Nhưng thất lạc nhau đã lâu, tôi cũng không quan tâm mà tìm hiểu về Phương? Xin hứa với chị sẽ nhờ bạn bè tiếp tục tìm rồi thông tin cho chị ngay.

- Ðó là ước nguyện duy nhất, cuối cùng của tôi. Tha thiết mong anh giúp!

Ðã qúa khuya, hai người đành chia tay nhau. Tiễn ông Can ra cửa, bà Xoan nắm tay ông ân cần: Hơn 30 năm rồi, kể từ ngày tôi hăm hở ra đi, vào chiến trường. Hôm nay tôi lại có cảm giac như năm ấy... Tôi tin rằng cuối cùng thì sẽ gặp lại Phương.

Ông Can đáp lại với thái độ thông cảm đồng tình, qủa quyết: Ngay ngày mai sẽ bắt đầu cuộc tìm kiếm. Trước hết xin hỏi chị: Có nên cho Mít biết để thằng bé cùng vào cuộc không?

- Ðừng! Không nên. Nếu qủa thật tìm ra, Mít biết người bố kia... nó sẽ có phản ứng gì? Chúng ta hãy cứ lặng lẽ tìm, khi thấy Phương sẽ tính...

Sáng hôm sau ông Can gọi điện hỏi thăm người bạn, hi vọng ông này sẽ cho biêt địa chỉ của người đã nhìn thấy Phương ở Exsport 2000. Người kia cho biết cũng nghe ông B nói lại, rồi cho sô điện thoại. Ông Can tức tôc gọi điện hỏi. Ông B lại bảo do ông C ở Frankfurt/Oder - gặp Phương... và cho số điện thoại của ông ta. Khi gọi, sô này đã thay. Ông Can đành mầy mò, dò hỏi hết đầu mối này đến đầu mới khác... cuối cùng cũng gặp được Z, ông kia cho biết: Cách đây 3 năm, Phương là chủ một nhà hàng Châu Á ở làng G... nằm sát gần biên giới Thụy sĩ. Bây giờ không rõ! Với sự thông cảm sâu xa với hai người bạn, cũng không còn cách nào hơn, ông Can đành đáp tầu đến tận ngôi làng kia với hi vọng tìm được người bạn đã gần 30 năm mất liên lạc.

Làng G - nằm hơi hẻo lánh. Từ ga xe lửa vào đó phải đi xe Bus hoặc Taxi. Ông Can đến trạm cảnh sát khu vực trình bầy li do tìm ngưòi thân, thất lạc. Người cảnh sát sau khi xem xong giấy tờ tùy thân của khách, mở máy Ðiện toán, vài phút sau viết vào mảnh giấy đưa cho ông Can, bảo: Ông Nguyen (họ của Phương) ở địa chỉ này... mừng vui tột độ, ông Phương di Taxi vào ngay. Nửa giờ sau xe đỗ trươc cửa một Asia Restaurant. Ông xuống xe, thận trọng tiến vào. Cô phục vụ tiếp khách ân cần, hỏi bằng tiếng Ðưc: Ngài muốn đặt chỗ phải không? có mấy người?

- Tôi cần gặp ông Phương, cô làm ơn báo cho ông ấy biết có bạn tới thăm . Cô phục vụ tươi cười tiếp lời: Thế mà chắu tưởng chú là người Tàu hay người Thái. Chú Phương có chút việc ra ngoài, ít phút nữa mới quay về. Xin chú ngồi chờ. Chú cần ăn uống gì cháu phục vụ.

- Cám ơn cô! Cho tôi ấm trà. Cô phục vụ bưng ra, ông nhấp từng ngụm... từng ngụm nhỏ... Chợt cô kia reo lên: Ông chủ chắu đã về.

Ông Can ngẩng lên: Một ông gìa còng lưng, gầy gò, râu tóc bạc phơ - từ ngoài, bước những bươc chậm chạp - tiến vào. Cô phục vụ tiến tới nói với chủ: Thưa chú! Chú kia đến tìm, nói là bạn cũ của chú.

Phương theo hướng tay chỉ của cô nhân viên nhanh bước đi tới.

Can đứng lên.

Hai người nhìn nhau, im lặng.

Trước mắt ông Can: Một người lạ hoăc. Ông nhìn lướt nhanh người đàn ông - từ chân lên mặt - nhận ra: Thân hình người này không có chút gì giống Phương của hơn 30 năm trước ngoài bộ râu quai nón và cặp lông mày chổi xể. Ðể người đàn ông kia đỡ lúng túng, ông Can chủ động hỏi: Xin lỗi. Có phải ông là Nguyễn Bình Phương không? Phương ''lãng tử''?

- Chính tôi! Ông là ai?

- Phương! Không nhận ra tôi sao? Can đây. Can ''Rượu'' ấy!

- Trời ơi! Cậu đấy à? Chỉ thốt lên được như vậy, Phương lao vào ôm lấy Can rồi hai giòng nước mắt trào ra. Can cũng xúc động không kém. Cô phục vụ tròn mắt tiến lại. Khẽ nhắc: Mời hai chú vào phòng bên. Cháu sẽ mang các thư vào ngay.

Hai người khóac tay nhau đi vào căn phòng nhỏ hẹp, trên bàn - bên cạnh giàn máy vi tính - la liệt giấy tờ. Cô phục vụ bưng vào khay đồ nhắm và chai rượu Remi Martin, dọn bàn. Phương rót ra li, đưa cho bạn. Cả hai cụng, tợp... Sau mấy phút im lặng, tiếp tục tợp hớp nữa rồi ông Can mới chậm rãi, hỏi: Cậu sang đây từ bao giờ. Vợ con ra sao?

- Mình sang từ 1992. Mãi năm 1995 mới được quyền cư trú. Hiện mấy cô vợ trươc cùng lũ con vẩn sống với nhau: Cô An ở Việt Nam với 2 đứa con gái đã có gia đình riêng. Cô Sokolova ở Praha cùng sống với thằng Vladimir Nguyen, 19 tuổi - vừa vào Ðại học. Năm 1995 mình lại sống với người đàn bà Việt thứ 3 này, sinh được 2 cháu trai - 6 và 8 tuổi. Phương trả lời với thái độ tỉnh khô, bình dị, cứ như ông giống mọi người bố trên đời - chỉ có một người vợ... rất thương vợ thương con...

- Ðời sống của cậu ra sao? - Can linh cảm thấy Phương mệt mỏi, không vui.

- Cám ơn cậu quan tâm. Vẫn nhì nhằng nhưng tinh thần thì nặng nề. Có thể mình phải trả gía cho bệnh lãng tử, đa mang nhưng không chịu đèo bòng. Hơn 60 tuổi rồi, lại trở nên không vợ, không con mặc dầu có tới 3 vợ 5 con và không thể đếm xuể tình nhân. Phương dừng lại trầm ngâm... lát sau mới tiếp - Cái chính, tơ buồn đến nẫu ruột, đên chết mòn vì cuộc sống này. Không kịp thở. Cứ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác tất bật, hối hả... mà tiền vẫn chẳng dư dả là bao. Số mệnh buộc chặt tớ vào guồng máy của ''nó''...

Hai người tiếp tục uống. Lâu ngày gặp lại, họ hỏi chuyện nhau, những chuyện bâng quơ, xa vời, chuyện ở Tiệp, ở Ðưc... chuyện làm ăn khó khăn... Khi cả hai đã đi hết gìa nửa chai 3/4 lít, Can mới nhẹ nhàng lái Phương sang hướng mà ông quan tâm: Này, cậu có còn nhớ cái đêm Rằm trung thu năm 1971 ấy không?

- Nhớ chứ... Hê... hê... Trong đời, tớ nhớ nhất đêm đó. Một cô gái trẻ trung, hấp dẫn, mãnh liệt và trinh tiết... Chắc rằng cô ấy xinh đẹp lắm. Tiếc là trong đêm tối, dưới đáy hầm, tớ không nhìn thấy mặt nàng... ôi chao! Chiến tranh! Kỉ niệm của chiến tranh mới khó quên làm sao - Phương buồn rầu lặp lại hai từ chiến tranh như thèm khát li rượu đắt tiền đã lậu không được nhấp giọng, như lời than tiếc, nhớ vật qúy đã đánh mât...

Lát sau trở lại tư lự... nâng li tợp hết - khà!

- Thế sao sau chiến tranh cậu lại không đi tìm nàng?

- Sao lại không đi tìm? Ngay sau khi kí hiệp định đình chiến 2 tuần, tớ trình bầỳ với thủ trưởng xin nghỉ phép. Thủ trưởng thông cảm cho đi. Tớ bổ đên đơn vị của nàng, hỏi... Toàn người mới, chẳng ai biết cô Xoan là ai. Tớ lại đi đơn vị khác tìm... cứ đi và tìm... cuối cùng thì tuyệt vọng trở về. Gặp dịp, đơn vị cho chuyển ngành, mình xin đi học. Chính chúng mình gặp nhau ở trường Ðại học ngoại ngữ ấy - là cuộc gặp mặt cách đây đã gần 30 năm. Tớ đi Tiệp học ngành Ðiện công nghiệp, xong, về Quảng Ninh công tác. Năm 1987 Cục Hợp Tác Quốc Tế tuyển người đi làm đội trường, tớ đầu quân và lên đường. Năm 1990 Ðội quân Hợp Tác Lao Ðộng giải thể, mình đi sang Ðưc - ''vật vờ chó ồm''- mãi đến tháng 6 năm 1995, gặp mẹ lũ trẻ, bọn mình cưới nhau và sống cho đến tháng 6 năm ngoái lại chia tay. Phương nói một lèo không nghỉ. Dường như ông ta gặp bạn muốn dốc bầu tam sự.

Ông Can nghĩ tơi bà Xoan, càng thêm thương những người bạn gìa. Câu trả lời cho Xoan đã có, nhưng rồi lại tư lự, tự hỏi: Liệu có nên nói cho Phương biết chuyện về Xoan và thằng Mít trong lúc này không? Muốn suy nghĩ cho thật cặn kẽ, ông vờ im lặng uống... Chợt có tiếng gõ cửa, Phương ngẩng lên nói - Cứ vào. Cô gái phục vụ vào thông báo: Ông chủ mua nhà hàng đã tới trao đổi việc bàn giao.

- Chắu tiếp ông ấy thay chú, nói với ông ấy 15 phút nữa chú sẽ ra. Cô gai đóng cửa. Ông Phương trở lại phong thái bình thường bảo bạn: Bây giờ mình phải giải quyết việc, mơi cậu lên phòng tôi trên gác nghỉ tạm, 6 giờ chiều tôi về, anh em mình còn nhiều chuyện để nói.

Ông Can đã có quyết định trong đầu. Thấy bạn nói vậy, bảo: Cậu hãy giải quyết công việc đi. Tôi có chuyện rất quan trọng muốn nói cho cậu biết nhưng không thể nói ở đây, xong việc có thể đến Leipzig với tôi được không? 

- Chuyện gì? Sao không nói ngay tại đây mà phải đến tận Leipzig?

- Ðây là câu chuyện dài, cậu đang bận việc. Không thể nói qua loa được Nếu cậu muốn biết tỉ mỉ thì phải đến chỗ tôi, nhân tiện thăm mình một thể. Gần 30 năm chúng ta xa nhau rồi còn gì.

- Thôi được! Rất may vào đúng dịp tôi vừa bán nhà hàng này. Cũng muốn nghỉ xả hơi. Có thể rong ruổi đây đó cho khuây khỏa sau gần chục năm bị bó cẳng - cũng tốt.

- Bao giờ có thể lên đường?

- Tuần sau, xong việc tôi sẽ tơi. Phải bàn giao chi tiết, thanh toán, nhận tiền rồi mới đi được. Ông Can gật đầu tán thành, đứng dậy, bảo: Thôi, gặp nhau rồi là thỏa mãn. Bây giờ cậu phải đi tiếp khách, tôi về chờ ở nhà. Xong việc câu đến tôi ngay.

Phương đồng ý. Hai người trao cho nhau danh thiếp, bắt tay từ biệt. Ngay ngoài cửa là bến Taxi, Ông Can hối hả lên xe để ra kịp chuyến ICE từ Thụy sĩ sang Ðức, ghé đón khách ở Ga.

...

Về đến nhà ông tức tốc gọi điện cho bà Xoan bảo sang ngay có việc cần. Tớp điện thoại, ông tư lự giây lát rồi bắt tay vạch kế hoạch cho cuộc gặp mặt của 2 bạn... Bà Xoan tới, ông Can thận trọng nói: Vẫn chưa tìm được tung tích của Phương, nhưng gặp được một người biết rõ về anh ấy. Tuần tới anh bạn kia tới đây, hỏi chuyện chắc sẽ tìm ra Phương.

Bà Xoan rất vui trong tâm trạng chờ đợi. Hơn tuần sau, đúng hẹn, Phương tới. Ði một thôi đường dài, ông Phương tỏ ra mệt mỏi. Tắm táp xong, thấy tỉnh táo, hai người ngồi vào bàn uống chén trà nóng. Ðúng lúc bà Xoan đi vào. Bà xuất hiện ở khung cửa, đang đi, nhìn thây Phương, đột ngột dừng lại. Hai mắt như phóng ra hai luồng sáng, nhìn ông Phương như thôi miên... rồi đột ngột thét lên: Anh Phương!

Ông Phương tợp ngụm chè nóng chưa kịp nuốt, nghe tiêng thét của bà Xoan, như bị điện giật nuốt vôi, xửng sốt nhìn người đàn bà đang đứng xững trước mặt. Ông chuyển từ ngạc nhiên sang lúng túng... buột miệng: Bà... bà là ai? Chẳng lẽ là... là... Xoan chăng?

- Em đây! Anh Phương! Xoan đây!

Cả hai cùng lao tới, ôm chầm lấy nhau...

Ông Phương áp hai bàn tay vào khuôn mặt của người đàn bà, khẽ cất tiếng hỏi: Em có thật đúng là Xoan không?

Bà Xoan thất sắc nhìn vào mắt ông Phương đọan nhăm mắt, vươn hai bàn tay áp vào mang tai, từ từ vuốt hàm râu... khi xuống tới cằm, buông ra, lại áp hai bàn tay vào cặp lông mày, rồi bật ra câu hỏi, giọng như trong mơ: Còn anh, có phải thật đây là Phương của em không?

Ông Phương nức nở: Ôi em! Anh Phương đây! Anh đã tìm em suốt gần cả cuộc đời. Ðúng Xoan đây rồi. Xoan của anh... Xoan... em ơi - Tiếng gọi của Phương như từ trong lồng ngực bị nén lại...

Bà Xoan lảo đảo rũ người...

Ông Phương cúi xuống nâng, dìu lên, hôn tơi tấp vào mặt rồi áp bộ mặt đầm đìa nước mắt của bà lên khuôn mặt râu ria xồm xoàm của mình - lặp đi lặp lại - Em Xoan... Em Xoan... Ðúng rồi - em yêu của tôi đây rồi!

Ông Can cùng vợ lặng đi trươc sự trùng phùng của hai bạn gìa...

LXQ

Tác giả gửi cho NTT blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét