Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Việt Nam chỉ giả vờ thông qua những biện pháp bảo vệ Nhân quyền của LHQ

Bản tiếng Việt:


Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn, việc này được ca ngợi bởi Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền tại Bangkok là "một bước đi quan trọng nhằm bảo đảm việc phòng ngừa và ngăn cấm việc tra tấn."

Nhưng bất chấp bao nhiêu điều ước quốc tế chế độ này đã ký kết, điều kiện nhân quyền trong nước vẫn không thay đổi và trong thực tế, việc phê chuẩn này chỉ được sử dụng như nước cờ tuyên truyền. Việt Nam đã ký kết gần như tất cả các công ước bảo vệ nhân quyền mà thế giới đã từng ban hành. Trong thực tế, việc hăng hái phê chuẩn các công ước của Liên Hợp Quốc không phải là điều gì mới. Khoảng năm 1982, Việt Nam trở thành thành viên của Công ước LHQ về các quyền Dân sự và Chính trị.

Điều đó đã không thể dừng việc chà đạp nhân quyền của chính quyền này. Theo Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế, Việt Nam có số lượng tù nhân chính trị cao nhất - 212 - ở khu vực Đông Nam Á. Báo cáo Nhân quyền gần đây nhất của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu ra thực trạng đáng quan ngại, rằng "những vi phạm nhân quyền cụ thể bao gồm sự ngược đãi liên tục của công an đối với nghi phạm trong thời gian bắt giữ bao gồm cả việc sử dụng vũ lực gây chết người cũng như điều kiện nhà tù khắc khổ; bắt bớ và giam giữ tùy tiện vì các hoạt động chính trị; và từ chối quyền được xét xử công bằng và nhanh chóng. Bản chất chính trị, nạn tham nhũng trầm kha, và sự quản lý kém hiệu quả tiếp tục bóp méo đáng kể hệ thống tư pháp.

"Chính quyền này giới hạn tự do ngôn luận và báo chí và đàn áp các nhà bất đồng chính kiến; ngày càng hạn chế tự do internet; tiếp tục dính líu vào các cuộc tấn công các website chỉ trích theo như các báo cáo; duy trì giám sát các nhà bất đồng chính kiến; và tiếp tục hạn chế các quyền riêng tư và các quyền tự do hội họp, lập hội và đi lại".

Từ năm 1982 đến nay, không có con số chính thức những người tìm cách chạy trốn khỏi đất nước nhưng bị bắt, bị đánh đập, bỏ tù và thậm chí bị giết. Không có con số chính thức và chính xác của các nạn nhân đã bị bức hại vì đã bày tỏ sự bất mãn với chính quyền. Chúng tôi càng mù tịt về những vụ việc chính quyền và công an tra tấn người dân thường. Chỉ biết rằng một bầu không khí vô cùng ngột ngạt đối với đa số người dân Việt Nam vẫn còn tồn tại ngay cả sau khi Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị đã có hiệu lực.

Không phải hoàn cảnh khốn cùng đẩy hàng trăm ngàn người dân vượt biển mà chính là chế độ áp bức và chà đạp Nhân quyền trắng trợn của những kẻ say men chiến thắng sau mùa xuân năm 1975.

Không ngạc nhiên khi tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp Việt Nam là kẻ thù của Internet. Gần đây, Freedom House, một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ, công bố bản Báo cáo "Tự do trên thế giới 2015", trong đó Việt Nam vẫn được xếp hạng là một đất nước không có tự do, điều này hiển nhiên đặt ra sự nghi ngờ là Việt Nam ký các công ước bảo vệ nhân quyền để làm gì.

Mặc dù chính quyền tiếp tục vi phạm các công ước mà họ đã ký kết, Liên Hợp Quốc và các định chế nhân quyền của nó không có biện pháp thích hợp để đối phó, cho phép Việt Nam tiếp tục ký kết và vi phạm chúng. Không ai có lợi, ngoại trừ chế độ độc tài.

Bằng chứng là, từ cuối năm 2013, khi Việt Nam đã trở thành một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cho đến nay những người lên tiếng phản đối đã bị bắt và bị kết án, Facebook bị chặn, các trang web truyền thông tự do bị đặt tường lửa, các địa chỉ email bị hack và các blogger nổi tiếng từng người một bị bắt giữ.

Rõ ràng, Cao ủy Nhân quyền LHQ đóng một vai trò rất khiêm tốn trong việc bảo vệ nhân quyền trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam. Ngày 23 tháng 10 năm 2014 khi ông Trương Tấn Sang gửi Công ước chống Tra tấn để Quốc hội phê chuẩn, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang nhấn mạnh rằng: "Chúng tôi không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước chống tra tấn tại Việt Nam."

Và Quốc hội bù nhìn đã không có việc gì để làm ngoài việc ủng hộ chính phủ, đó là truyền thống lâu đời của cái định chế lập pháp này. Như vậy, sau lưng của Liên Hợp Quốc, chính quyền Việt Nam đã tìm cách để vô hiệu hóa Công ước. Việc thực hiện Công ước một cách đầy đủ đòi hỏi sự hiện diện và sự kết hợp hoạt động của nhiều định chế: Công an, viên kiểm sát, tòa án, truyền thông tự do và xã hội dân sự. Dưới hệ thống độc đảng hiện nay, các định chế này được quản lý bởi Đảng Cộng sản. Công an phạm tội mà không bị trừng phạt.

Đối với những người bất đồng chính kiến, công an luôn được lệnh phải theo dõi, bắt giữ, đánh đập và khủng bố tinh thần. Viện kiểm sát và tòa án chỉ là hai bông hoa giả để trang trí cho chế độ. Nếu không có một nền pháp trị và các cơ chế để ngăn chặn và trừng phạt những kẻ tra tấn không tồn tại, thử hỏi, lấy nền tảng nào để thực hiện Công ước chống Tra tấn.

Đất nước này có tất cả các định chế mà một xã hội dân chủ có thể có, đặc biệt là xã hội dân sự. Nhưng tất cả đều là giả tạo, điều này gây khó khăn cho người dân để nhận thấy được sự cần thiết phải xây dựng những định chế thực sự. Nhà cầm quyền sử dụng những định chế giả để chuyển hướng sự chú ý quốc tế và tước đoạt của người dân sự tài trợ từ quốc tế.

Theo nguyên tắc, khi tham gia vào sân chơi quốc tế, chấp nhận sự ràng buộc của các Công ước quốc tế, nước kí kết phải có những biện pháp minh bạch, công khai và có thể kiểm chứng được để tạo ra các định chế mới nhằm nâng đỡ cho việc thực hiện bản Công ước, đồng thời sửa đổi các văn bản luật pháp quốc gia sao cho phù hợp với nguyên tắc và quy chuẩn luật pháp quốc tế. 

Quyết định của chính phủ “không áp dụng trực tiếp quy định của Công ước chống tra tấn tại Việt Nam” không là gì khác ngoài một luận điệu mập mờ, nước đôi nhằm mở ra con đường khác tạo điều kiện cho họ tiếp tục sử dụng tra tấn như một công cụ đàn áp đối lập và ngăn chặn phong trào đòi dân chủ tự do tại Việt Nam.

Ở Việt Nam, Hiến pháp không bằng các bộ luật, các bộ luật không bằng các sắc lệnh dưới luật…

Một luật gia Việt Nam từng tuyên bố rằng: “Ở Việt Nam có cả một rừng luật nhưng chỉ sử dụng luật rừng” xuất phát từ bối cảnh đó. Ấy vậy thì một Công ước như Công ước chống Tra tấn liệu có nghĩa lý gì?! Không lẽ Liên hiệp quốc đổ tiền của, nhân lực và thời gian ra để soạn thảo một văn bản luật quốc tế công phu như vậy chỉ để làm vật trang trí cho các chế độ độc tài như Việt Nam ?!

Việt Nam là quê hương của hơn 90 triệu con người. Chúng tôi, những người hoạt động nhân quyền vẫn sẽ tiếp tục dấn thân tranh đấu cho Nhân quyền , Nhân phẩm và Tự do cho người dân chúng tôi bất chấp có các công ước bảo vệ nhân quyền hay không, bất chấp có nhân được sự quan tâm của Liên hiệp quốc và các định chế nhân quyền của nó hay không.

Thế nhưng, tại sao Liên Hiệp Quốc lại chỉ đóng một vai trò mờ nhạt như thế trong lịch sử nhân loại? Phải chăng, nó không là gì hơn ngoài việc là một định chế bảo tồn cái nguyên trạng thế giới hậu đệ nhị thế chiến?


Huỳnh Thục Vy

Buôn Hô, tháng 2 năm 2015
Vietnam Passes Sham UN Rights Protection


Bản tiếng Anh:


Vietnam’s National Assembly has ratified the United Nations Convention Against Torture, which was hailed by the Office of the UN High Commissioner for Human Rights in Bangkok as “an important step towards ensuring the prevention and prohibition of torture.”

But no matter how many international treaties the regime has signed, human rights conditions in the country remain unchanged and in fact, the ratification is only being used as propaganda. Vietnam seems to have signed almost all the conventions on human rights that the world has ever promulgated. In fact, enthusiastic ratifications of UN conventions are not something new. As long ago as 1982, Vietnam became a state party to the UN Covenant on Civil and Political Rights.

That didn’t stop the government from trampling on human rights. According to the International Federation for Human Rights, Vietnam has the highest number of political prisoners – 212 – in Southeast Asia. The most recent US State Department Report on Human Rights was scathing, pointing out that “Specific human rights abuses included continued police mistreatment of suspects during arrest and detention including the use of lethal force as well as austere prison conditions; arbitrary arrest and detention for political activities; and denial of the right to a fair and expeditious trial. Political influence, endemic corruption, and inefficiency continued to distort the judicial system significantly.

“The government limited freedoms of speech and press and suppressed dissent; increasingly restricted internet freedom; reportedly continued to be involved in attacks against websites containing criticism; maintained surveillance of dissidents; and continued to limit privacy rights and freedoms of assembly, association, and movement.”

From 1982 until now, there are no official numbers of people seeking to flee the country but being arrested, beaten, imprisoned and even killed. There are no accurate official numbers of victims who have been persecuted for expressing their discontent. We are even more in the dark about the incidents of policemen torturing and killing civilians. We just know that an extremely stifling atmosphere for the majority of Vietnamese people still persists even after the Convention on Civil and Political Rights came into force.

It is not miserable economic conditions that pushed hundreds of thousands of people across the sea but the blatant, repressive trampling on human rights of ruling communists intoxicated with their victory in the spring of 1975.

Not surprisingly, Reporters Without Borders ranks Vietnam as an enemy of the Internet. Recently, Freedom House, a US-based human rights organization, published “Freedom in the world 2015” in which Vietnam is still ranked as a country not having freedom, making it questionable what signing the human rights conventions does.

Although authorities continue to violate the conventions they signed, the UN and its human rights institutions take no appropriate measures to deal with this, allowing Vietnam to continue to sign and violate them. No one benefits except the dictatorship.

The evidence is that, since late 2013, when Vietnam became a member of the UN Human Rights Council, thus far those who voiced opposition have been arrested and convicted, access to Facebook is hindered, the websites of free media channels are firewalled, email addresses have been hacked and prominent bloggers have been arrested one after the other.

Obviously, the High Commissioner plays a very modest role in protecting human rights in the world and particularly in Vietnam. On Oct. 23, 2014 when Truong Tan Sang submitted the Convention against Torture to the National Assembly for ratification, the Minister of Public Security Tran Dai Quang stressed that: “We do not apply directly the regulations of the Convention against Torture in Vietnam.”

The Congress does nothing but support the government, following a long tradition. Thus, behind the back of the UN, Vietnamese authorities have found find a way to disable the Convention. Full implementation requires the presence and combined operations of many institutions: police, prosecutors, courts, a free media and civil society. Under the current one-party system, these institutions are managed by the Communist Party. police have impunity.

As for dissidents, the police have been ordered to follow up, arrest, beat and traumatize them. The prosecutors and the court are wallflowers. Without rule of law, mechanisms to prevent and punish torturers do not exist, making it questionable on what basis the Convention Against Torture operates in Vietnam.

This country has all the institutions that a democratic society can have, especially civil society. But all are a sham, making it hard for people to see the need to build real ones. The authorities employ these sham institutions to divert international attention and deprive civilians of international assistance.

When engaging on the global playing field, signatories must have transparent, public and verifiable measures to help create new institutions and improve old ones in order to support the implementation of the Convention. The signatories need to amend national laws to conform to the principles and norms of international ones.

The decision of the authorities to “not directly apply some regulations of the Convention against Torture in Vietnam” is designed to assist the government in finding other avenues to continue using torture as a tool to suppress opposition and prevent movements for democratic freedom.

In Vietnam, the Constitution is not as vital as statutes, statutes are not as vital as under-law decrees.

“In Vietnam there is a forest of laws, but people only use the law of the jungle,” a human rights lawyer said. Thus, what sense does the Convention Against Torture make here? Could the UN pour money, manpower and time to create such an international legal instrument to serve only as a decoration for dictatorial regimes?

Vietnam is home to more than 90 million people. We human rights activists will continue to engage in the struggle for human rights, dignity and freedom for our people whether we have the real legal protection from human rights conventions or not, whether we get the concerns of the United Nations and its human rights institutions or not.

Yet, why should the United Nations play only a faint role in the history of humanity? Is it nothing more than a post-World War II institution to preserve the status quo?

Huynh Thuc Vy is a prominent dissident blogger and human rights defender who long has raised concerns about human rights abuses. At present she is the coordinator of Vietnamese Women for Human Rights.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét