Ngày hôm nay 14 tháng 9 năm 2015, một số tờ báo lớn ở Việt Nam như tờ Thanh Niên có đưa bài báo với tiêu đề.
Có thể bỏ tù nếu xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
Bài báo tường thuật uỷ ban thường vụ của quốc hội nước CHXHCN Việt Nam họp bàn về cải cách tư pháp.
Điều 88 là điều luật quy định về tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước CHXCN Việt Nam. Rất nhiều bloger, nhà báo tự do đã bị nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay dùng điều luật này để truy tố và bỏ tù họ. Điển hình là CLB nhà báo tự do với 3 thành viên là Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải đã bị khép vào điều 88.
Điều 88 trong bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam là điều luật bị quốc tế lên án và đòi hỏi gỡ bỏ. Trước sức ép của quốc tế trong việc đòi hỏi cải cách nhân quyền, pháp luật để hội nhập các khối thương mại chung rộng lớn. Quốc hội Việt Nam cân nhắc gỡ bỏ điều 88 này. Nhưng đó không phải là sự tiến bộ, nhân nhượng. Trái lại điều 117 còn vô nhân đạo hơn điều 88 cũ.
Điều 117 này còn tàn bạo hơn cả điều 88 vì bổ sung thêm cái mà điều 88 không có. Đó là nội dung ở điều 117 ghi rằng kể cả người chuẩn bị phạm tội làm ra, tàng trữ, tán phán tài liệu phỉ báng chính quyền, làm hoang mang trong nhân dân nhằm chống nhà nước ....cũng bị kết án tù từ 1 đến 5 năm. Đây là chi tiết mà điều 88 trước đó vốn bị lên án nặng nề không quy định.
Có nghĩa cộng sản Việt Nam thay một điều 88 mà thế giới cho là bất nhân, bằng một điều luật khác có tên 117 còn bất nhân hơn vì diện xét đối tượng vào điều luật này còn rộng hơn, mơ hồ hơn và khắc nghiệt hơn đến mức độ chỉ có ý '' chuẩn bị '' cũng phải vào tù.
Nếu điều 88 quy định hình phạt lớn nhất là 20 năm thì điều 117 cũng chẳng kém gì, vẫn y nguyên 20 năm cho tội gọi là đặc biệt nghiêm trong.
Sự ác ôn trong việc sửa luật là có thật, thế còn sự tử tế có không ?
Trong chương về quyền con người quốc hội Việt Nam bàn bạc lần này có một điều luật mới, đó là điều luật mang số 166. Điều luật này quy định.
Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân
Mặc dù nhiều tờ áo lớn của Việt Nam đưa điều luật này làm nội dung tiêu đề với chữ '' có thể ''. Nhưng toàn bộ các bài báo không hề nói đến chi tiết thảo luận, bàn bạc nào của các thành viên quốc hội Việt Nam đến điều luật này.
Chúng ta thử phân tích xem đây có phải là một điều luật tử tế, bảo vệ quyền tự do ngôn luân, tự do báo chí ở Việt Nam hay không.?
Báo chí Việt Nam là cánh tay của ĐCSVN, thuộc sự lãnh đạo của ĐCSVN và báo chí Việt Nam luôn luôn có quyền tự do lớn. Đó là tự do ca ngợi chế độ Việt Nam, ca ngợi lãnh đạo Việt Nam, ca ngợi Đảng CSVN theo chỉ đạo tuyên truyền của Ban tuyên giáo trung ương Đảng.
Có nghĩa rằng nếu ngôn luận, báo chí Việt Nam cứ ca tụng đảng ĐCSVN, chế độ VN sẽ được hoàn toàn tự do. Kẻ nào ngăn cản sự tự do ca ngợi chế độ ấy của báo chí, ngôn luận sẽ bị khép vào tội 166 và có thể bị bỏ tù.
Còn ngược lại báo chí, ngôn luận mà nói xấu Đảng đã có điều 117 chờ sẵn để khép tội.
Điều 166 này là sự tử tế dành cho các nhà báo phục vụ ĐCSVN. Nó chỉ có giá trị thực sự khi Việt Nam không có ban tuyên giáo trung ương và Việt Nam có báo chí tư nhân. Với hiện trạng như ngày nay chỉ có báo chí của ĐCSVN quản lý thì điều luật này chỉ là trò mập mờ, lừa đảo đánh lận con đen.
Sự giả tạo trong điều 166 này còn có điểm trơ tráo trắng trợn, là quy định việc xâm phạm quyền biểu tình của công dân.
Công dân Việt Nam có được phép biểu tình đâu mà bị xâm phạm, mọi hoạt động biểu tình của công dân như đình công, phản đối TQ xâm lược, phản đối chặt hạ cây xanh...đều bị quy là gây rối trật tự công cộng. Mặc dù hiến pháp Việt Nam quy định công dân có quyền biểu tình, nhưng đến nay quốc hội Việt Nam nhiều lần trì hoãn không thông qua luật biểu tình. Biểu tình không được công nhận thì lấy ai xâm phạm mà kết tội.?
Thực tế những công dân có hành động biểu tình đều bị bắt tù, điển hình như Bùi Thị Minh Hằng hai lần liên tiếp bị kết tội là gây rối trật tự công cộng, lần đầu 5 tháng tù giam, lần thứ hai là 36 tháng tù giam.
Quốc hội Việt Nam hôm nay bàn về bảo vệ tư do ngôn luận, báo chí trong khi nhà báo tự do Tạ Phong Tần vẫn còn đang trong nhà tù. Quốc hội Việt Nam bàn về bảo vệ quyền biểu tình trong khi người biểu tình Bùi Thị Minh Hằng đang ở trong nhà tù. Quốc hội Việt Nam bàn về quyền con người, phụ nữ, trẻ em này nọ trong khi có bao nhiêu phụ nữ đang bị cầm tù vì đòi hỏi quyền con người, quyền tự do báo chí, ngôn luân.
Trong phiên họp của uỷ ban thường vụ quốc hội ngày hôm nay 14 tháng 9 năm 2015, các báo chí giật tiêu đề nghe như tràn trề hy vọng chờ đón sự tử tế thật của chế độ cộng sản VN. Nhưng phân tích kỹ ra, chả có sự tử tế mới nào trong phiên họp này cả.
Chỉ có sự ác ôn và thủ đoạn là vẫn có thật mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét