Phiên xử sơ thẩm dân oan khiếu kiện đất đai Vũ Thị Hải, người Ninh Bình tại tòa án quận Ba Đình, Hà Nội diễn ra hôm nay thu hút sự chú ý của nhiều người đồng cảnh ngộ đang khiếu kiện tại thủ đô Hà Nội.
Tuy nhiên những người quan tâm không được vào dự phiên xử mà tòa thông báo là công khai; ngoài ra nhiều người còn bị bắt đưa về trụ sở công an làm việc như một số lần trước đây khi người dân tham gia các phiên xử người bất đồng chính kiến hay biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam.
Kêu đến quốc hội và bị bắt
Bà Vũ Thị Hải là một nông dân ở tại thôn Bãi Lóng, xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Hơn chục năm qua bà phải lên Hà Nội khiếu kiện về trường hợp đất đai của gia đình mà theo bà bị chính quyền địa phương thu hồi một cách phi pháp.
Trong tình trạng mà các cấp thẩm quyền lâu nay đùn đẩy không giải quyết thỏa đáng đơn khiếu nại của bản thân, bà Vũ Thị Hải muốn tiếng nói của người dân như bà được các vị đại biểu quốc hội nghe thấy. Vì theo những nông dân như bà thì hy vọng chỉ còn những người nói là đại diện cho dân sẽ giúp trường hợp oan sai của họ được giải quyết.
Vào ngày 9 tháng 6, khi quốc hội khóa 13 họp phiên thứ 9 thì bà cùng một số dân oan khác đã đến khu vực tòa nhà Quốc hội để cầu cứu. Lần đó bà bị bắt mà theo nhiều người chứng kiến giống cảnh bắt cóc. Bà bị đưa về giam tại Trại giam Số 1, Công an Thành phố Hà Nội.
Khi chị ấy đi đến các cơ quan có thẩm quyền nhưng không giải quyết cho chị ta, thì chị đến cơ quan quốc hội để yêu cầu cơ quan lập pháp xem xét những quyết định ban hành làm sao mà để cho các cơ quan cấp dưới cướp mất quyền lợi của chị. Khi đi đến đó chị bị bắt giữbà Cấn Thị Thêu
Cáo trạng của Viện Kiểm sát Quận Ba Đình ra ngày 14 tháng 7 cho rằng từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2015, bà Vũ Thị Hải lợi dụng khiếu kiện và nhiều lần mang băng rôn đển khu vực các cơ quan trung ương trên địa bàn quận Ba Đình mà theo cáo trạng gây mất an ninh, trật tự công cộng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các cơ quan nhà nước. Bà bị truy tố về tội ‘gây rối trật tự công cộng’ theo khoản 1, điều 245 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Đồng cảnh ngộ
Tuy nhiên theo bà Cấn Thị Thêu, một cựu tù nhân lương tâm bị giam giữ cũng vì đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng khi đất đai bị thu hồi mà theo những người trong cuộc là phi pháp, mang tính ‘cướp đất’ của dân, thì bà Vũ Thị Hải là người có đồng cảnh ngộ:
“ Chị Hải cũng là một dân oan, chị bị cướp đất hằng bao nhiêu năm nay. Những người dân oan chúng tôi biết từng hoàn cảnh của nhau. Khi chị ấy đi đến các cơ quan có thẩm quyền nhưng không giải quyết cho chị ta, thì chị đến cơ quan quốc hội để yêu cầu cơ quan lập pháp xem xét những quyết định ban hành làm sao mà để cho các cơ quan cấp dưới cướp mất quyền lợi của chị. Khi đi đến đó chị bị bắt giữ; chúng tôi biết được điều đó chúng tôi rất bất bình. Bất bình vì người dân đi đòi quyền lợi chính đáng mà bị bắt, bị xử tù như vậy. Không phải riêng chị Hải mà nhiều người dân khác nữa; chúng tôi chỉ đi đòi hỏi quyền lợi chính đáng của chúng tôi thôi; thế nhưng nhà nước Việt Nam đã bắt giữ rất nhiều người dân chúng tôi.”
Dân khiếu kiện đi dự tòa bị bắt
Bà Cấn Thị Thêu là một trong những người dân oan vào sáng ngày 28 tháng 9 đến tại tòa án quận Ba Đình để tham dự phiên xét xử đối với người đồng cảnh ngộ là bà Vũ Thị Hải. Thế nhưng bà Cấn Thị Thêu cùng nhiều người khác bị bắt về trụ sở công an làm việc.
Vào lúc 11 giờ trưa ngày 28 tháng 9, khi công an sắp sửa có cuộc làm việc với bà, cựu tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu, cho biết:
“ Bà con chúng tôi đi dự phiên tòa xét xử công khai nhưng hiện tại bây giờ tôi và con trai tôi Trịnh Bá Phương và 30 người dân đang bị công an đưa về chỗ số 6 đường Quang Trung. Hiện tại đang có 1 người công an lập biên bản và làm việc với tôi. Ba-4 người đang chỉa máy quay phim vào tôi. Họ hỏi lý do vì sao hôm nay tôi có mặt tại phiên tòa. (Tôi nói) chúng tôi là người dân và xét xử công khai thì chúng tôi đi thôi; nhưng công an lại dùng dùi cui bắt ép chúng tôi lên xe.”
Bản án bất công
Con trai của bà Vũ Thị Hải, anh Dương Văn Tuyến, hôm nay không được vào dự phiên xử người mẹ và cũng bị bắt lên xe buýt với những người khiếu kiện khác.
Anh cũng cho biết lại :
Kết quả phiên xử là bà Vũ thị Hải bị tuyên án 18 tháng tù. Còn chuyện đáng chú ý thì nói cả ngày không hết. Nói chung theo quan điểm của luật sư vụ án này sai toàn bộluật sư Trần Thu Nam
“ Về phiên xử của mẹ tôi là do luật sư Trần Thu Nam thông báo chứ không có bất cứ giấy tờ gì của tòa án. Phiên tòa xét xử công khai nên một số bà con, thân quên với mẹ tôi và tôi đến tòa để dự. Thế nhưng khi đến thì công an, an ninh không cho vào. Chúng tôi ở bên ngoài phản đối phiên tòa bất công, trái pháp luật thì họ dùng vũ lực dồn lên xe đưa về công an tại thành phố mà không hề có lệnh bắt.
Tôi thấy phiên tòa này quá bất công. Tôi sẽ thay mẹ để tiếp tục đấu tranh và mong mọi người quan tâm giúp đỡ cộng đồng dân oan ở trên đất nước Việt Nam đang chịu cảnh oan sai giống như gia đình tôi. Đất đai ( gia đình) chính quyền địa phương cắt xén kiểu cướp trắng. Gia đình còn cây cối, tài sản trên đất đó họ cũng cho người đến lấy trắng. Nên mẹ tôi đi kiện từ năm 2003; lên trung ương ăn nằm để nộp đơn mà không ai giải quyết.
Mẹ tôi bị tạm giam tại Trại giam số 1 Công an thành phố Hà Nội 3 tháng 30 ngày và hôm nay bị đưa ra xét xử; và nay bị xử 18 tháng tù. Anh em tôi ở nhà phải lao động để kiếm tiền sinh sống.”
Phiên xử bà Vũ thị Hải vào ngày 28 tháng 9 có hai luật sự nhận bào chữa miễn phí cho bà này là luật sư Trần Thu Nam và luật sư Nguyễn Hà Luân.
Sau khi phiên xử kết thúc, luật sư Trần Thu Nam cho biết kết quả và một số diễn biến đáng chú ý của phiên xử:
“ Kết quả phiên xử là bà Vũ thị Hải bị tuyên án 18 tháng tù. Còn chuyện đáng chú ý thì nói cả ngày không hết. Nói chung theo quan điểm của luật sư vụ án này sai toàn bộ.´
Ngày càng có nhiều người dân kiên quyết chống lại việc cưỡng chế lấy đất một cách bất công, không bồi thường thỏa đáng và phải khiếu kiện lên đến tận các cơ quan trung ương tại Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, cuộc đấu tranh vì quyền lợi mà người trong cuộc cho là hợp pháp, đúng với qui định của pháp luật, rất chính đáng lâu nay lại đi đến kết cục là bị cơ quan an ninh, công an và chính quyền địa phương bắt giam với qui kết ‘gây rối trật tự công cộng’ hay ‘chống người thi hành công vụ’.
Nhiều vụ việc cụ thể được nói đến lâu nay như trường hợp gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, vợ chồng bà Cấn thị Thêu- Trịnh Bá Khiêm ở Dương Nội, Hà Đông… Tất cả mọi tỉnh thành trên cả nước Việt Nam đều có những vụ việc tương tự.
RFA
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét