Lê Anh Hùng (VNTB) Chiến dịch của Trung Quốc nhằm củng cố yêu sách chủ quyền ở Biển Đông thông qua hoạt động bồi đắp và quân sự hoá các hòn đảo chưa bao giờ được Hoa Kỳ chấp nhận.
Tuy nhiên, trong vài năm qua, hải quân Mỹ vẫn tránh rủi ro đối đầu trực diện với Trung Quốc để chấm dứt hoạt động xây dựng đó.
Trong một cuộc điều trần hôm thứ Năm vừa qua, McCain đã quở trách giới chức hải quân, bởi 3 năm qua họ đã không điều tàu bè vào bên trong ranh giới 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa. Theo luật pháp quốc tế, phạm vi vùng biển chủ quyền tối đa của một hòn đảo là 12 hải lý tính từ hòn đảo đó.
“Nếu quý vị tôn trọng ranh giới 12 hải lý ấy thì đó chính là chủ quyền trên thực tế mà quý vị đã ngấm ngầm đồng ý”, McCain nói với Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng David Shear, người cố lập luận rằng Hoa Kỳ đã điều tàu bè đến các đảo này ở cự ly đủ gần. “Đối với tôi thì đó dường như là điều mà chúng ta phải làm.”
TNS John McCain muốn phản đối việc Trung Quốc chiếm đóng các đảo nhân tạo ở Biển Đông (Ảnh: AP/Brett Carlsen)
McCain đang cổ suý cho một chiến dịch về “tự do hàng hải” – về cơ bản là động thái nhằm đưa tàu thuyền vào trong ranh giới 12 hải lý của các đảo, hiện thực hoá giả định của Hoa Kỳ rằng trên thực tế đó là vùng biển quốc tế.
“Dấu hiệu tốt nhất thể hiện thái độ tôn trọng quyền tự do hàng hải là không thừa nhận trên thực tế ranh giới 12 hải lý, và cách tốt nhất để đảm bảo điều đó không được thừa nhận là đưa tàu của quý vị vào vùng biển quốc tế – rõ ràng là vậy, đây là những hòn đảo nhân tạo, và cứ việc đi qua thôi”, McCain nói.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị hiện nay, một động thái như thế lại có thể biến thành trò đối đầu trực diện trên biển, vốn đầy rủi ro.
Bình luận của McCain diễn ra trong giai đoạn bước ngoặt của quan hệ Mỹ-Trung, với việc Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ đến Washington ngày 25.9 tới đây trong chuyến thăm cấp nhà nước. Hoa Kỳ từ lâu đã ý thức được tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông. Washington từng trừng phạt Trung Quốc vì những chiến thuật gây hấn khác – chẳng hạn như những bước dò dẫm đầu tiên trong hoạt động tấn công mạng. Tuy nhiên, họ vẫn tránh bất kỳ động thái nào liên quan đến các hòn đảo mà, nếu leo thang, có thể biến thành một cuộc xung đột quân sự.
Dù vậy, những báo cáo gần đây lại cho thấy Trung Quốc đang xây dựng đường băng thứ ba ở Trường Sa, nghĩa là họ đã nuốt lời hứa ngừng những hoạt động xây dựng như thế. Những lời kêu gọi thách thức trực diện với hoạt động bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc lại càng được thể vang lên.
Cho tàu thuyền đi qua ranh giới 12 hải lý và gần các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc hơn là một chiến lược mà giới chức quốc phòng Hoa Kỳ đã cân nhắc từ lâu. Mùa Hè vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã khẳng định Hoa Kỳ sẽ “cho phi cơ bay qua, cho tàu thuyền dong qua, cũng như cho tiến hành hoạt động ở bất cứ đâu mà luật pháp quốc tế cho phép”. Đó là đường lối mà McCain đã nhắc lại trong cuộc điều trần hôm thứ Năm.
Cả Shear lẫn Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương, người cũng tham gia chứng thực trong cuộc điều trần về an ninh hàng hải ở Châu Á – Thái Bình Dương hôm thứ Năm, đều cùng nhất trí rằng vùng biển bao quanh các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc là lãnh hải quốc tế. Và họ không tranh luận khi McCain bình luận rằng Hoa Kỳ dường như cảm thấy thoái mái khi chứng kiến đoàn tàu Trung Quốc xâm nhập ranh giới 12 hải lý của quần đảo Aleut vào cuối chuyến công cán của Tổng thống Obama ở đây hồi đầu tháng.
“Chúng ta đã không khẳng định quyền của mình một cách mạnh mẽ như họ”, McCain phàn nàn.
Trung Quốc đang tìm cách khẳng định sự kiểm soát hoàn toàn đối với Biển Đông, và các hòn đảo là một cách để họ vừa đưa ra yêu sách chủ quyền đối với nhiều vùng biển quốc tế hơn, vừa hình thành một mối đe doạ quân sự đáng sợ đối với những quốc gia nào tranh chấp. Gần đây, một phó đô đốc Trung Quốc thậm chí còn đưa ra lập luận rằng cái tên thuần tuý của vùng biển là bằng chứng cho thấy nó thuộc lãnh hải Trung Quốc.
Ngoài Trung Quốc ra thì ít nước chấp nhận luận cứ đó. Philippines đã khởi kiện Trung Quốc theo Công ước LHQ về Luật Biển, vốn quy định rõ ràng rằng “các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của các đảo” và “không có lãnh hải riêng”. Trung Quốc đã phê chuẩn công ước, còn Hoa Kỳ thì chưa.
Những điều McCain phàn nàn không phải là lạ lẫm gì. Ông từng lên tiếng trước kia, và đã giành được sự ủng hộ nhất định từ giới quân sự, trong đó có Harris.
“Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông – ND] không phải là của Trung Quốc cũng giống như Vịnh Mexico không phải là của Mexico vậy”, Harris phát biểu hôm thứ Năm. “Chúng ta phải thực hành quyền tự do hàng hải trên khắp khu vực.”
Dĩ nhiên, Hoa Kỳ không thể thể hiện thái độ quá thù địch đối với người khổng lồ Châu Á, nếu xét đến mối quan hệ phức tạp với cường quốc kinh tế này. Và Trung Quốc thì vẫn tỏ ra hữu ích với Hoa Kỳ ở những khía cạnh then chốt.
Trung Quốc từng góp sức vào sứ mạng loại trừ vũ khí hoá học khỏi Syria, vào hoạt động chống cướp biển ở Vùng Sừng Châu Phi, và là một đồng minh chủ chốt trong việc tìm cách ngăn chặn chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên – cho dù ảnh hưởng của họ đối với Bắc Hàn đang suy giảm.
“Chúng ta cần khai triển các lựa chọn và hành động theo đó để đẩy lùi các mối đe doạ phi quy ước này, nếu không chúng sẽ tiếp diễn và lớn mạnh”, McCain nói.
Ông bổ sung thêm, kể từ khi Hoa Kỳ cho một chiếc tàu đi vào ranh giới 12 hải lý của một hòn đảo nhân tạo cách đây ba năm, Trung Quốc đã gia tăng yêu sách chủ quyền của họ – một cách đáng kể.
Nguồn Karoun Demirjian | Washington Post
Sẽ chẳng bao giờ có chiến tranh hay đụng độ quân sự giữa Mỹ và Trung cộng vì giữa 2 nước có sự ràng buộc về lợi ích kinh tế việc làm lợi nhuận kinh doanh buôn bán ở mức độ to lớn. Lý do khác là người ta chỉ thấy Mỹ chỉ lên án bằng mồm thông qua phản ứng ngoại giao đối với Tàu cộng. 1 lý do khác là Mỹ cũng chỉ phản ứng bằng mồm với sự lộng hành về hạt nhân của bé lợn Kim Jung Ủn của Bắc Hàn cũng vì đứng sau lưng bé lợn Ủn là Bắc Kinh. Mỹ càng phản ứng bằng mồm Biển Đông thì Tàu cộng đáp lại bằng cách xây thêm đảo nhân tạo ở Trường Sa !
Trả lờiXóaQuan hệ kinh tế kinh doanh giữa VN và Mỹ không to lớn như giữa Tàu cộng và Mỹ, thế nhưng mối quan hệ tiền bạc lợi nhuận giữa VN và Mỹ cũng khiến cho Mỹ chỉ phản ứng bằng mồm chiếu lệ cho có về các vụ việc đảng CSVN vi phạm nhân quyền. Đâu lại vào đó chìm xuồng. Mỹ càng phản ứng CSVN vi phạm nhân quyền thì CSVN phản ứng lại bằng cách vi phạm thêm nhân quyền !
Tóm lại những tin tức về Biển Đông như thế này đọc cho vui với sự giựt gân của giới truyền thông Mỹ vì họ đói khát thông tin và mục đích lợi nhuận quảng cáo câu đọc giả hay khán thính giả mà thôi.