Đào Đức Thông
(VNTB) - Có nhiều cơ sở tin rằng Bộ TNMT đang tìm cách thanh minh cho việc cá chết, giải nguy cho Formosa.
Trước hiện trạng cá chết phơi xác trắng bờ biển, giới chức Việt Nam dành một sự im lặng bất thường suốt gần 1 tháng. 20h ngày 27.4, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường (TNMT) Võ Tuấn Nhân công bố nguyên nhân gây ra thảm hoạ cá biển chết ở các tỉnh miền Trung gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế là do thuỷ triều đỏ trong một buổi họp báo kỳ lạ nhất từ xưa tới nay. Đồng thời Bộ TNMT còn khẳng định chưa tìm thấy mối liên quan nào chứng minh chất xả thải của nhà máy gang thép Formosa với tình trạng hải sản chết.
Sự việc trên tuy không nằm ngoài dự đoán của chúng ta nhưng chúng ta phải khá ngạc nhiên, sửng sốt, có cảm tưởng cho đó là sự sỉ nhục các nhà khoa học chân chính, sự coi thường nhân dân và công luận của Bộ TNMT nói riêng và Chính quyền VN nói chung.
Trong khi đó, chỉ trong 2 ngày kể từ khi lấy mẫu nước biển ở Vũng Áng (24-4), một nhà nghiên cứu ở châu Âu đã cho ra kết quả xác thực (26-4) và thông tin chi tiết về một số loại hóa chất độc hại được phát hiện trong mẫu nước biển Vũng Áng cụ thể như sau:
(1) Lead, Chì: Ngộ độc có thể gây suy giảm tinh thần và thể chất nặng.
(2) Cadmium Toxicity: Nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và khí phế thũng, độc hại cho thận theo đường hô hấp mãn tính nếu nuốt phải.
(3) Mercury, Thủy Ngân: Tiếp xúc với thủy ngân ở mức độ cao có thể gây tổn hại cho não, tim, thận, phổi và hệ thống miễn dịch. Mức độ cao của thủy ngân trong máu của thai nhi và trẻ nhỏ có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh phát triển, làm cho trẻ ít có khả năng suy nghĩ và tìm hiểu.
(4) Metalloid arsenic,Polychlorinated biphenyls (PCBs): (PCB) là một tổng hợp, hợp chất clo hữu cơ có nguồn gốc từ biphenyl, mà là một phân tử bao gồm hai vòng benzen. PCBs chia sẻ chế độ độc hại giống như chất độc da cam dioxin. Tác động độc hại như nội tiết gián đoạn (đặc biệt là ngăn chặn các hệ thống tuyến giáp hoạt động) và nhiễm độc thần kinh được biết đến.. Giới phân tích cũng nhận định rằng thực ra có rất nhiều cách để xác định chính xác loại hóa chất gây nên hiện tượng cá chết. Một trong những cách đó là dùng phương pháp Atomic Absorption Spectroscopy (AAS) có thể tìm ra những kim loại nặng hấp thụ trong cá chết hoặc Gas Chromatography Mass Spectroscopy (GC-MS) xác định hàm lượng vết các chất hữu cơ. Thí nghiệm này chỉ cần một người có trình độ cử nhân hóa học cũng thực hiện được.
Kết luận của lãnh đạo Bộ TNMT không có luận điểm nào cho thấy hải sản ở vùng biển Bắc Trung Bộ nước ta đang bị đầu độc. Điều này hoàn toàn trái ngược với kết quả nghiên cứu của giới nghiên cứu ở châu Âu.
Người dân Việt Nam không ngạc nhiên vì các nhà quản lý kết luận nguyên nhân cá biển ở miền Trung chết hàng loạt không phải do Formosa xả thải có độc tố ra biển mà sửng sốt vì họ kết luận do thuỷ triều đỏ. Thuỷ triều đỏ thực chất là “tảo nở hoa”. Đó là lượng tảo phát triển nhiều gây biến đổi màu nước biển hay cá tầng mặt chết hàng loạt và xác tảo trôi vào bờ thành từng mảng lớn. Nếu là thuỷ triều đỏ thì không thể xảy ra chuyện cá chết nhiều như thế ở 4 tỉnh miền Trung.
Những người quản lý Nhà nước nghĩ ra chuyện cá chết vì thuỷ triều đỏ đồng nghĩa họ quá khinh thường dân trí của người dân Việt Nam. Họ không tính đến những quy luật tự nhiên, đặc biệt họ coi thường tất cả các phóng viên, tất cả những người đang chú ý việc này. Họ không hiểu về quy luật của biển là vì nếu thuỷ triều đỏ thì ngư dân ở miền biển đã gặp nhiều lần và người ta đã biết cá chết vì thuỷ triều đỏ là như thế nào.
Còn trường hợp này từ ngày 6.4 đến giờ không có một ngư dân nào nói rằng đây là do thuỷ triều đỏ. Chỉ cần là người ngư dân có chuyên môn nhìn qua cũng biết thuỷ triều đỏ, vậy tại sao đoàn công tác của Bộ NNPTNT do ông Võ Văn Tám đi thị sát lại không phát hiện ra???
Có nhiều cơ sở tin rằng Bộ TNMT đang tìm cách thanh minh cho việc cá chết, giải nguy cho Formosa. Họ đang sỉ nhục những người biết về quy luật tự nhiên, sỉ nhục các nhà khoa học. Chúng tôi còn cho đây là sự sỉ nhục với những người giảng dạy, đặc biệt đi giảng dạy về các quy luật tự nhiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét