Bắt đầu xuất hiện vài dấu hiệu cho thấy chính quyền Việt Nam, sau một thời gian cố tình trì hoãn, đang phải thúc đẩy việc “thí điểm” định chế Công đoàn độc lập – một điều kiện tiên quyết để Việt Nam được vào TPP.
Ngày 23/8/2016, tại buổi làm việc với Liên đoàn Lao Động TPHCM, Bí thư Thành Ủy TP. HCM Đinh La Thăng đặt câu hỏi: “Công đoàn đã tổ chức cuộc đình công nào thành công chưa?”.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM Trần Kim Yến trả lời: “Chưa bao giờ!”.
Thậm chí ông Thăng còn tỏ vẻ quan tâm: “Sao công đoàn không tổ chức đình công theo luật cho công nhân?”, vì các chủ doanh nghiệp đều chấp nhận yêu cầu khi công nhân đình công, và không đồng ý khi công đoàn thương lượng, do đó việc đình công theo luật là cần thiết.
Bí thư Thăng còn cho rằng “chưa thành công là do tổ chức công đoàn chưa mạnh dạn làm việc đó”, và yêu cầu Liên đoàn Lao động TP.HCM nếu chưa tổ chức thành công thì cứ mạnh dạn tổ chức cho thành công.
Động thái trên từ Đinh La Thăng cho thấy nhiều khả năng luật lập hội sắp được quốc hội thông qua, và giờ đây chính quyền đang phải tính đến phương án “chấp nhận trong danh dự” và làm sao “cài” được người của mình vào các tổ chức công đoàn dộc lập.
Cùng lúc, giới dư luận viên bắt đầu chuyển giọng. Nếu trước đây giới này kịch liệt lên án công đoàn độc lập, ghép công đoàn dộc lập với “diễn biến hòa bình” cùng “các thế lực thù địch”, thì giờ đây bắt đầu lái sang quan điểm đánh giá về công đoàn nhà nước và Công đoàn độc lập:
“Công đoàn (nhà nước) mặc dù là một tổ chức đại diện cho công nhân, người lao động nhưng họ lại được chủ doanh nghiệp trả lương để hoạt động. Việc bị ràng buộc về mặt quyền lợi cũng như tâm lý "ăn cây nào rào cây ấy" đã khiến họ vô tình lãng quên mất chức năng của mình, thậm chí thay vì bảo vệ quyền lợi của công nhân, người lao động thì họ lại quay sang gỡ rối, đứng về phía giới chủ doanh nghiệp mỗi khi có đình công.
Căn cứ vào lý giải này thì đã đến lúc tổ chức công đoàn hiện tại cần được thay thế bởi một hình thức mới, với những cơ chế không quá phụ thuộc vào doanh nghiệp và giới chủ. Họ cần được hưởng lương và chịu giám sát của công nhân, người lao động, thực thi nhiệm vụ trên cơ sở quy định của pháp luật! Điều chỉnh sự biến tướng của tổ chức công đoàn vì thế là một yêu cầu đặt ra trong bối cảnh đất nước đang tiến lên Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
“Việc thực thi những cam kết trong chương lao động của TPP sẽ đem lại lợi ích lâu dài đối với người lao động. Sự xuất hiện của CĐĐL (công đoàn độc lập) sẽ giúp đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, tuy nhiên không ai có thể khẳng định tất cả các CĐĐL đều hoạt động vì mục đích tốt đẹp như vậy”.
Trong thực tế, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (VGCL) và các cấp công đoàn cơ sở của hệ thống nhà nước cũng được biết như những tổ chức hữu danh vô thực, một khâu trung gian hưởng thụ ít nhất 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp, mà chưa hề đồng thuận với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân, trong gần 1,000 cuộc đình công tự phát hàng năm.
Nhiều nguồn tin còn khẳng định rằng nhiều lãnh đạo công đoàn nhà nước đã được trả lương cao để phục vụ cho giới chủ đầu tư, và bảo vệ lợi ích của đảng cầm quyền, thay vì bảo vệ người lao động. Ngay cả một số nhà nghiên cứu thuộc chính quyền cũng không che giấu rằng, không phải là điều bất thường khi các nhà quản lý trở thành lãnh đạo công đoàn, và sử dụng công cụ này để thao túng các cuộc bầu cử công đoàn.
Lê Dung / SBTN
Bản chất của mọi chế độ CS là muốn kiểm soát mọi hoạt động của người dân, vì thế mọi hình thức tổ chức từ hội phụ nữ, hội nông dân, hội nhà văn, .... đến các tổ chức công nhân (công đoàn), tôn giáo (quốc doanh), thậm chí ngay cả việc người dân làm từ thiện họ cũng muốn phải qua tay họ (Mặt Trận Tổ Quốc hay nhà cầm quyền địa phương).
Trả lờiXóaDo đó dù mang tên gì thì cũng chỉ là công cụ của Đảng, và mục đích cũng chỉ là bảo vệ Đảng, chứ không phải bảo vệ công nhân, nông dân, nhà văn, ... (tóm lại là mọi người nằm trong sự cai trị của Đảng).
Hơn nữa người CS có khuynh hướng lạm dụng những từ "nhân dân", "hòa bình", "tổ quốc", "yêu nước", "tự phát".
Tóm lại, CS rất ít khi tôn trọng những gì họ cam kết, ký kết. Trên giấy trắng mực đen thì những gì tốt đẹp đều có hết, nhưng trên thực tế, bằng cách này hay cách khác, người dân hầu như chẳng thể làm gì nếu họ cảm thấy "bất an".
Ai cho là những tổ chức nào đó "phí phạm" tiền thuế của Dân mà chẳng "làm được gì" là lầm đó, những tổ chức đó đã, đang và sẽ bảo vệ quyền lợi và sự tồn tại của Đảng.