Kiều Phong
(VNTB) - Fulbright nhất quyết không dạy chủ nghĩa
Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là tin buồn đối với một ít người, nhưng
cũng là tin vui đối với nhiều người.
Đại học Fulbright, một đại học Mỹ tại Việt Nam,100%
vốn Mỹ, sẽ không dạy các môn chính trị. Các môn truyền thống như Chủ nghĩa
Marx-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ không có tên trong danh sách đăng ký ở
Fulbright.
Các nhà giáo - nhà báo của Hội nhà báo độc lập Việt
Nam đã chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề trên trong cuộc họp định kỳ tháng
9.
Tại phòng họp tại quán cà phê Lọ Lem 345 Nguyễn Trọng
Tuyển, Sài Gòn, có mặt hội viên - nhà giáo Phạm Minh Hoàng. Ông là cựu giảng
viên toán học lâu năm tại đại học Bách Khoa TP.HCM, cũng là một trong những nhà
giáo sáng lập Hội giáo chức Chu Văn An- một tổ chức xã hội dân sự độc lập về
giáo dục. Thầy Phạm Minh Hoàng rất quan tâm về quyết định của đại học
Fulbright.
Nhà giáo Phạm Minh Hoàng phát biểu: Đại học
Fulbright là đại học nước ngoài, 100% vốn đầu tư nước ngoài. Quyết định của họ
là độc lập, cho nên họ không dạy chủ nghĩa Marx và các môn chính trị là diều dễ
hiểu. Hiện tại, trên đất Việt Nam, có nhiều
trường trung học Pháp, Úc không dạy các môn chính trị là bình thường.
Chuyện tranh cãi dạy hay không dạy chủ nghĩa Marx xảy ra sau khi ông Bob Kerrey
được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị. Người chỉ trích mạnh nhất là bà Tôn Nữ
Thị Ninh. Theo nhà giáo Phạm Minh Hoàng, lý lẽ của bà Ninh khó mà được chấp nhận.
Điểm đáng để các nhà báo suy nghĩ nhất, theo ông, là việc tân bí thư Đinh La Thăng đầy uy quyền, có vẻ đứng về
phía ông Bob Kerrey của Fulbright. Thầy Phạm Minh Hoàng cho rằng điều đó là
bình thường. Đại học Mỹ Fulbright không dạy các môn chính trị, đây có phải là
chia rẽ trong nội bộ hay không? Dường như họ (nội bộ đảng Cộng sản) không có
cái nhìn thống nhất.
Trong Hội nhà báo độc lập Việt Nam, có nhiều người
đã từng là những giảng viên tại các trường đại học. Nhà giáo Phùng Hoài Ngọc là
một giảng viên văn khoa có tiếng. Về vấn đề Fulbright, thầy Hoài Ngọc ủng hộ
quyết định của trường này.
Ông nói: “So với bà Tôn Nữ Thị Ninh thì quan điểm của
Đinh La Thăng là ủy viên bộ chính trị là đáng chú ý hơn ( bà Tôn Nữ Thị Ninh giờ
không còn nắm giữ các chức vị.) Tôn Nữ Thị Ninh trước kia là một đại sứ, nghỉ
hưu rồi, do đó không thể coi ý kiến của
bà Tôn Nữ Thị Ninh là ý của Đảng. Tôi thấy
rằng, Nhà nước chưa hề ra văn bản chính thức thể hiện ý kiến về việc này.”
Nhà báo Phạm Chí Dũng chia sẻ nhận định như sau: Nói
về vấn đề Fulbright, chúng ta có thể không dùng từ “chia rẽ nội bộ” mà nên dùng
từ “phân hóa nội bộ”. Bằng chứng là bài
phát biểu của Đinh La Thăng trên báo Tuổi Trẻ về ông Bob Kerrey đã bị chính báo
Tuổi Trẻ gỡ theo chỉ thị của “một cấp rất cao”. Hiện nay trong nội bộ có thể có
hai luồng quan điểm, chưa biết luồng nào thắng thế. Luồng thứ nhất, gần với ý
kiến của Đinh La Thăng là tạo điều kiện cho Fulbrigh hoạt động để nhận được viện
trợ, đầu tư Mỹ, kể cả viện trợ quân sự của Mỹ. Luồng thứ hai là thông qua bộ
giáo dục ép Fulbright bắt buộc giảng dạy Marxist-Leninist, kể cả Tư tưởng Hồ
Chí Minh để làm điều kiện cho Fullbright hoạt động chính thức, do đó có liên
quan đến bầu cử tổng thống Mỹ. Từ nay cho đến tháng 11, việc triển khai đại học
Fulbright còn dang dở và còn giằng co. Do đó ta thấy nội bộ (đảng Cộng Sản) có
sự phân hóa.
Fulbright nhất quyết không dạy chủ nghĩa Marx-Lenin
và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là tin buồn đối với một ít người, nhưng cũng là
tin vui đối với nhiều người. Ijavn.org (Việt Nam Thời Báo) sẽ liên tục đưa tin
về trường đại học đặc biệt này đến quý bạn đọc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét