Hà
Nội, ngày 15-9-2016
Chúng
tôi, các tổ chức, cá nhân đứng tên dưới đây, tuyên bố cực lực phản đối dự án
thép khuất tất, cực kỳ phiêu lưu, nguy hiểm đối với đời sống kinh tế xã hội đất
nước của Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group – HSG, còn gọi là Tôn Hoa Sen) đang
toan tính triển khai ở khu vực Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận, bởi những lẽ sau:
1.
Đại thảm họa môi trường khủng khiếp do nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh đã cho thấy
rất rõ ràng, vì lợi ích nhóm bất chính, chủ dự án và giới chức quản lý hữu
trách Việt Nam bất chấp tính mạng, sức khỏe và lợi ích chính đáng của
nhân dân. Hậu quả Formosa gây ra là cực kỳ tệ hại, khó lường hết mức
độ và thời gian di hại. Khả năng chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật và trách
nhiệm của các cơ quan, cán bộ quản lý, bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện
nay quá yếu kém.
2.
Trong bối cảnh các quốc gia tiên tiến và minh bạch siết chặt quản lý môi
trường, thận trọng với những dự án công nghiệp tiềm ẩn cao ô nhiễm, các chủ đầu
tư luôn tìm mọi cách đưa dự án này vào các quốc gia chưa phát triển, hệ
thống pháp luật môi trường yếu kém, giới chức tham nhũng, trong đó có Việt Nam.
3.
Dự án thép 16 triệu tấn thép/năm của HSG ở Ninh Thuận tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn,
khuất tất, hiểm họa rất lớn về kinh tế – xã hội:
–
Ninh Thuận vốn vô cùng khan hiếm nguồn nước cho nông nghiệp, thậm chí cho sinh
hoạt. Nhà máy thép ngốn một lượng nước khổng lồ. HSG tuyên bố sẽ không thải một
giọt nước ra biển, nhưng lãnh đạo Ninh Thuận lại cam kết cung ứng đủ cho nhà
máy thép 250.000 – 300.000 m3/1 ngày đêm (?). Vậy nước thải đi đâu?
–
Ngoài nước thải độc hại, nhà máy thép còn thải một lượng khổng lồ chất thải
rắn, tro xỉ, khói bụi độc hại đối với sức khỏe con người và nông nghiệp.
–
Trong khi sản lượng thép trên thế giới nhiều năm qua và dự báo sẽ còn cung vượt
xa cầu, thép giá rẻ (có phần nhờ yếu tố dễ dãi trong quản lý chất thải) Trung
Quốc đang lũng đoạn thị trường, liệu thép HSG, nếu bị buộc xử lý chất thải đạt
chuẩn, có khả năng cạnh tranh? Hay đây chỉ là điểm trung chuyển cho thép Trung
Quốc, núp bóng xuất xứ Việt Nam, tuồn ra thế giới, tránh hàng rào thương
mại?
–
HSG huênh hoang tuyên bố, nếu gây ô nhiễm môi trường, sẽ giao tài sản cho nhà
nước. Nguồn vốn chủ sở hữu của HSG hiện chỉ có khoảng 2.500 tỷ đồng. Tổng vốn
đầu tư lên tới 230.000 tỷ đồng (10,6 tỷ USD), còn lại phải vay, không lẽ HSG
trao khoản nợ khổng lồ cho ngân sách nhà nước? Tiền nào đổi được tính mạng, sức
khỏe của nhân dân, thiệt hại to lớn của các ngành kinh tế khác?
–
Ai cũng biết công nghệ sản xuất thép của Trung Quốc lạc hậu, tiềm ẩn lớn rủi ro
môi trường. HSG công khai tuyên bố nếu mua công nghệ sản xuất thép Âu, Mỹ thì
không có lời, chủ tâm mua công nghệ Trung Quốc. HSG cũng đã có văn bản xin phép
Ninh Thuận cho 5 chuyên gia Trung Quốc vào khảo sát.
–
Tại đại hội cổ đông bất thường HSG ngày 6-9-2016, Chủ tịch Lê Phước Vũ trắng
trợn tuyên bố: “Một quý làm thép lời tới 2.000 tỷ đồng, ngu gì không làm?”. Rõ
ràng, HSG chỉ chăm chăm lợi nhuận của doanh nghiệp, bất chấp nguy cơ khủng
khiếp đối với tính mạng, sức khỏe, lợi ích nhân dân cũng như trật tự trị an xã
hội.
4.
Tại sao Bộ Công Thương lại sốt sắng đến bất thường (bổ sung vào quy hoạch trong
4 ngày) ưu ái dự án thép HSG ngay thời điểm di họa Formosa đang nóng
bỏng? Tại sao Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh liên tục xuất hiện tại các sự
kiện, dù nhỏ nhoi, của HSG? Quan hệ gia tộc anh em cọc chèo giữa ông Trần Tuấn
Anh với ông Lê Phước Vũ có là nguyên nhân?
5.
Động cơ và căn cứ pháp luật nào để Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Phạm
Văn Linh trắng trợn, lố bịch toan tính bịt miệng báo chí nhà nước (13-9-2016)
“dừng phản biện, đưa tin về dự án thép của Tôn Hoa Sen”?
6.
Rất nhiều chuyên gia, nhà quản lý có uy tín và dư luận cả nước đã và đang lên
tiếng phản biện, quan ngại, phản đối dự án hết sức nguy hiểm này của HSG.
7.
Lãnh đạo Ninh Thuận nhắm mắt ủng hộ dự án, nhưng nếu thảm họa môi trường xảy
ra, họ có đảm bảo tính mạng, sức khỏe của người dân Ninh Thuận? Có ngăn được
thảm họa không tác động cả nước?
Bằng
tuyên bố này, chúng tôi mạnh mẽ và quyết liệt yêu cầu Chính phủ, các bộ ngành
trung ương hữu quan, Ban Bí thư, Bộ Chính trị ĐCSVN, Quốc hội thực thi nghiêm
túc bổn phận, trách nhiệm của mình với nhân dân và đất nước trước nguy cơ một
Formosa 2 tại Ninh Thuận, dứt khoát không được phép để xảy ra sự đã rồi như Formosa
Hà Tĩnh. Chúng tôi cũng kêu gọi nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài,
bằng mọi phương cách, dấy nên làn sóng phản đối quyết liệt dự án thép hết sức
nguy hiểm này.
DANH
SÁCH TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KÝ TUYÊN BỐ
I. Tổ chức:
1. Diễn đàn Xã hội dân
sự, TS Nguyễn Quang A đại diện
2. Văn đoàn độc lập, Nhà
văn Nguyên Ngọc đại diện
3. Hội Nhà báo độc lập
Việt Nam, Nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội, đại diện
II. Cá nhân:
1. Nhà văn Nguyên Ngọc,
Quảng Nam
2. GS Lê Xuân Khoa, Hoa
Kỳ
3. TS Hà Sĩ Phu, Đà Lạt
4. TS Nguyễn Quang A, Hà
Nội
5. GS Nguyễn Đăng Hưng,
GS Danh dự Đại học Liège (Bỉ), TP HCM
6. Nhà báo Võ Văn Tạo,
Nha Trang
7. Linh mục Tổng Giáo
phận Sài Gòn G.B. Huỳnh Công Minh, Sài Gòn
8. Nhà thơ Nguyễn Duy, TP
HCM
9. Nhà nghiên cứu Nguyễn
Khắc Mai, Hà Nội
10.
Đạo diễn, nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, Hà Nội
11.
Vũ Linh, cựu giảng viên ĐH Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội
12.
Chu Hảo, Đà Nẵng
13.
Nhà thơ Bùi Minh Quốc, Đà Lạt
14.
Nhà báo Phạm Chí Dũng, TP HCM
15.
Nhà văn tự do Tiêu Dao Bảo Cự, Đà Lạt
16.
Nhà thơ Hoàng Hưng, Sài Gòn
17.
Nhà báo Trần Tiến Đức, Hà Nội
18.
Đại tá Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
19.
TS Phạm Gia Minh, TP HCM
20.
TS Hán – Nôm Nguyễn Xuân Diện, Hà Nội
21.
Dịch giả Phạm Nguyên Trường (Phạm Duy Hiển), Vũng Tàu
22.
Nhà thơ Bùi Hiền, Canada
23.
Kỹ sư, nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh, Hà Nội
24.
Kỹ sư Mai Đậu, hưu trí, Hà Nội
25.
Nhà báo tự do Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Sài Gòn
26.
Nghệ sĩ Lại Thị Ánh Hồng, Sài Gòn
27.
Nhà thơ Phan Đắc Lữ, TP HCM
28.
Nhà văn Vũ Ngọc Tiến, Hà Nội
29.
Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
30.
Hồ Phú Bông, hưu trí, Hoa Kỳ
Các tổ chức, cá nhân
tán thành tuyên bố này, xin email về hộp thư vvtao.nb@gmail.com. Trân
trọng cảm ơn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét