Tôi vẫn thích Nhà thơ Đỗ Hoàng dịch các bài thơ vô lối, tắc tị, đánh đố ra Thơ Việt. Ai lười làm thơ, hoặc mới tập làm thơ thì viết theo kiểu đánh đố dễ nổi tiếng nhất.
Một cô bạn thơ bảo mình: thơ đọc mà ai cũng hiểu thì không phải thơ hay.
(NTT blog)
=============
Lts: Quy luật phát triển của khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội tiến lên theo hình sin. Cái sau lặp lại cái trước ở một trạng thái cao hơn. Ví như thơ không vần, loài người làm từ thuở sơ khai, thuở tiếng nói chữ viết còn rất khiêm tốn; bây giờ tiếng nói chữ viết phát triển ở một bậc cao, thơ không vần lại xuất hiện. Không chỉ những tộc người có ngôn ngữ đa âm tiết lược bỏ vần điệu mà các tộc người tiếng nói đơn âm như phương Đông người ta cũng làm thơ không vần. Những bài thơ không vần thành công là một sự sáng tạo không ngừng nghỉ của loài người.
Một cô bạn thơ bảo mình: thơ đọc mà ai cũng hiểu thì không phải thơ hay.
(NTT blog)
=============
Lts: Quy luật phát triển của khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội tiến lên theo hình sin. Cái sau lặp lại cái trước ở một trạng thái cao hơn. Ví như thơ không vần, loài người làm từ thuở sơ khai, thuở tiếng nói chữ viết còn rất khiêm tốn; bây giờ tiếng nói chữ viết phát triển ở một bậc cao, thơ không vần lại xuất hiện. Không chỉ những tộc người có ngôn ngữ đa âm tiết lược bỏ vần điệu mà các tộc người tiếng nói đơn âm như phương Đông người ta cũng làm thơ không vần. Những bài thơ không vần thành công là một sự sáng tạo không ngừng nghỉ của loài người.
Tuy vây, cũng có người nhân danh cách tân đổi mới làm thơ không vần một cách lạm phát phá vỡ truyền thống thi ca của dân tộc, tạo ra một loại sản phẩm quái thai, vô giá trị như loại Vô lối xuất hiện tràn làn ở cõi Việt. Nhằm nhận dạng Vô lối và Thi ca, chúng tôi xin gới thiệu tiếp ba bài thơ dịch Thơ Việt ra Thơ Việt của nhà thơ Đỗ Hoàng để bạn đọc tham khảo.
vannghecuocsong.com
Dịch Thơ Vô lối ra Thơ Việt
Nguyễn Khoa Điềm
Nguyên bản:
HỒN NHIÊN
Có thể ngày mai bom đạn nổ
Sao nắng không biết điều ấy?
Nắng ngủ ngon trên mặt cỏ
Có thể một ngày nào mày phải vào nồi
Hỡi chó con,sao mày không biết điều ấy
Cứ cắn tai nhau, lăn tròn trên sân...
Có thể anh hay em sẽ khuất
Sau lưng thành phố, giữa ngọn đồi xanh
Sao em nặng lời với mặt bàn chưa sạch?...
Rồi tất cả đi qua
Như chim và như rác
Chỉ sự hồn nhiên ở lại
Trong nhớ thương, trên bóng ngày...
(*) In trong tạp chí Thơ - Hội Nhà văn Việt Nam số 1&2- 2016
BÌNH GIẢNG
Bài Vô lối Hồn nhiên gồm 13 dòng. Dòng nhiều nhất là 9 từ, dòng ít nhất 5 từ. Đây là kiểu viết bỏ hết vần điệu của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và nhiều khác sau hậu chiến 1975. Bài này có ba khổ đầu đặt ra ba câu hỏi nghi vấn. Một là nghi vấn nắng, hai là nghi vấn chó, ba là người (người thân). Ba nghi vấn đều không đúng với đối tượng được hỏi, mà lại sai cơ bản khi cái ác đang ngự trị trong vũ trụ. Và các câu nghi vấn thành ra dớ dẩn!
“Có thể ngày mai bom đạn nổ
Sao nắng không biết điều ấy?”...
Bom đạn nổ là cái ác do con người gây ra. Mà cái ác thì đến Phật cũng không biết nó xuất hiện lúc nào? Chỉ khi nó xuất hiện, Phật mới nói : “Ác lai, ác báo”. Làm sao nắng biết được tâm linh cái ác?
“Sông sâu còn có kẻ dò
Lòng người nham hiểm ai đo được nào”
(Ca dao)
Mặt trời cũng bất lực trướ c cái ác bóng đêm:
Sun of the Sleepless! melancholy star!
Whose tearful beam glows tremulously far,
That show’st the darkness thou canst not dispel,
(Byron - Thi hào Anh)
Mặt trời của những người thức khuya,
Ngôi sao buồn có nghìn tia sáng mảnh
Đêm ngàyluôn tuôn dòng lấp lánh
Lung linh huyền không cản được ác dữ màn đêm
(ĐỗHoàngdịch)
Thì làm sao con chó con, cún con biết được khi nào cái ác xảy ra mà hỏi nó:
“Có thể một ngày nào mày phải vào nồi
Hỡi chó con, sao mày không biết điều ấy
Cứ cắn tai nhau, lăn tròn trên sân...”
Hồn nhiên là bài Vô lối hỏng cả lập ý, lập tứ và nhiều câu chữ thừa và dung tục:
“Sao em lại nặng lời với mặt bàn chưa sạch”
Nghe như người ta mắng nhau trong quán bán thịt chó ở các chợ nhà quê!
Hồn nhiên là một quái thai thơ Việt!
Đỗ Hoàng dịch
HỒN NHIÊN
Có thể ngày mai bom lại nổ
Nắng hồng, nắng biết làm sao?
Hồn nhiên ngủ ngon lành trên mặt cỏ
Giữa trời đất giông gió gầm gào!
Có thể một ngày cầy con bị thịt.
Hỡi cún yêu làm sao biết điều này(!)
Vẫn nô đùa cạnh bên cái chết
Mắt mở nhìn muôn vật thơ ngây!
Có thể anh hay em sẽ khuất
Giữa thị thành hay giữa đồi xanh
Đừng nặng lời với mặt bàn chưa sạch?
Và nhiều điều chưa được tân thanh.
Rồi tất cả sẽ đi qua
Như mãng xà tinh và cái ác
Chỉ sự hồn nhiên không đổi khác
Ở lại trong nhớ thương, trên bóng ngày...
Hà Nội ngày 29 - 2 - 2016
Đ - H
Nguyễn Bình Phương
Nguyên bản:
VƯỜN KHUYA
Cánh rất mỏng những bông quỳnh nở chậm
Trong nhụy hoa vàng mơ có tiếng nói thầm
- Anh đã hẹn em chiều thứ Năm
Cúc đang sáng chập chờn bên tay áo
Không ai vượt qua ngày thứ Tư
Nở như người ác ngồi tư lự
Nở như nỗi buồn đi mang làn môi xanh
Nở như ngọn đèn trôi êm ru từ bãi tha ma về
Sau tình yêu con đường lạnh
Hôn anh em làm anh mòn mỏi
Ta sẽ chết trong nhụy hoa những cánh hoa khép lại
Lời thì thầm đêm đêm nhắc nhở
- Kiêu hãnh không thắng nỗi thờ ơ.
(*) Bài in trên tạp chí Thơ - Hội Nhà văn Việt Nam số 1&2 - 2016
BÌNH GIẢNG
VƯỜN KHUYA - MỘT KIỂU VIẾT VÔ LỐI NGU TỐI
Cha ông ta nói: “Dốt hay nói chữ”, đầu bò sát mà làm ra vẻ đầu Niuton, điều nay rất đúng với Nguyễn Bình Phương khi đẻ ra hàng loạt bài Vô lối đánh đố, tắc tỵ, quái thai:
- Anh đã hẹn em chiều thứ Năm
Cúc đang sáng chập chờn bên tay áo
Cúc nào đây? Cúc áo hay hoa cúc, hay một cô Cúc mắt bị thẹo nào? Một sự đánh đố quá vô lối, quá ngu tối!
Việc gì không viết cúc áo đang sáng chập chờn? Bây giờ có kiều viết bắt người ta đoán mò thế mới cho là thơ khó, thơ thế mới hay, mới siêu. Toán khó rồi thơ khó mới là sang!
Thật ra thơ khó, người xưa làm lâu rồi:
“Lồn tròn thì cặc cũng tròn
Đâm vô thì cặc càng mòn, càng hao”!
(Ca dao)
Rồi tác giả lại khẳng định cũng vô lối nốt :
“Không ai vượt qua ngày thứ Tư”
Có chắc không? Tôi vượt qua ngày thứ tư thì sao? Cô ca ve vượt qua ba ngày thứ tư thì sao?
Rồi ví von, so sánh rất ác độc. Ai đem hoa quỳnh nở so với cái ác, so với ma quỷ:
“Nở như người ác ngồi tư lự
Nở như nỗi buồn đi mang làn môi xanh
Nở như ngọn đèn trôi êm ru từ bãi tha ma về”
Những câu viết về tình yêu cũ hơn trái đất:
“Hôn anh em làm anh mòn mỏi
Ta sẽ chết trong nhụy hoa những cánh hoa khép lại”
Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã viết nhiều rồi:
“Yêu là chết ở trong lòng một ít”
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết...”
Xuân Diệu học nhà thơ Edmond Harucourt ( 1856 - 1941 )
Partir, c’est mourir un peu,
C’est mourir à ce qu’on aime :
On laisse un peu de soi-même
En toute heure et dans tout lieu.
(Rondel De L?adieu)
Đi là chết ở trong lòng một ít.
Nỗi chết riêng mang cho người đắm yêu thương:
Còn để lại chút gì như thể vấn vương.
Trong mỗi giờ, mỗi nơi, mỗi bước.
(Khúc ca ly biệt)
Nguyễn Bình Phương hay dùng quy nạp không hoàn toàn, quy nạp như thế thì bao giờ cho đủ, cho hết ý:
“Sau tình yêu con đường lạnh”
Người ta có thể viêt:
“Sau tình yêu con gái sinh ra...”
Viết như thế này mới đúng và đủ nghĩa:
“Sau tình yêu con đường lạnh và N sự việc hiện tượng xảy ra!”
Có lẽ không nên mất thì giờ với kiểu viết ngu tối như thế này!
Đỗ Hoàng dịch:
VƯỜN KHUYA
Cánh mỏng mảnh bông quỳnh nở chậm
Nhụy vàng mơ có tiếng thĩ thầm
Chiều thứ Năm như lời anh hẹn
Mới thứ Tư anh đã lỡ, lầm!
Hoa quỳnh nở như người thiền tư lự
Như nỗi buồn mang làn môi xanh
Như ngọn đèn trôi qua mồ lạnh
Sau tình yêu con đường vắng tanh!
Nụ hôn em làm anh mòn mỏi
Rồi sẽ tan trong nhụy hoa vàng
Lời thầm thì đêm đêm nhắc mãi
Nỗi thờ ơ thắng sự kiêu hùng!
Hà nội ngày 29 - 2- 2016
Đ - H
LÊ VĂN NGĂN
NHỮNG NGƯỜI TRỒNG HOA
Những người trồng hoa nơi thị xã ấy
bây giờ còn sống chăng
Bao nhiêu năm cách xa, tôi vẫn còn nhìn thấy những khu vườn
trắng xóa màu sương muối
những cơn mưa đá thỉnh thoảng dạt về
đốt cháy mầm non bằng hạt giá rét.
Trên khuôn mặt các em, những người thiếu nữ trồng hoa
tôi đọc ra nhiều sự thật
Để hoa tăng phần nhan sắc
người trồng hoa phải chịu giảm bớt nhan sắc mình.
Vì thế, có lúc hoa nở một mình trong phòng vắng
vẫn không vì thế mà cô đơn
Chung quanh hoa
thấp thoáng bóng con người.
Trên bóng dáng các em đẩy xe hoa về thị xã mỗi đêm khuya tôi đọc thấy đường đi của vẻ đẹp
Con đường ấy, trước khi đến với bình minh rực rỡ những cửa hàng hoa đã làm bằng những cuộc đời lặng lẽ
làm bằng mồ hôi, những vòng xe quay nặng nhọc.
Những người trồng hoa nơi thị xã ấy
bây giờ còn sống chăng
xa xôi, tôi vẫn tựa vào quá khứ
để sống cho ra con người
để biết những người chưa bao giờ viết một dòng thơ
vẫn tham dự vào những gì tôi viết
(*) Bài in trên tạp chí Thơ - Hội Nhà văn Việt Nam số 1&2 - 2016
Lê Văn Ngăn mất rồi nên không bàn!
Đỗ Hoàng dịch:
NHỮNG NGƯỜI TRỒNG HOA
Những người trồng hoa nơi phố ấy
Đến bây giờ họ còn sống hay không?
Bao năm xa tôi vẫn còn nhìn thấy
Giá rét về thiêu cháy mầm non.
Những người đẹp trồng hoa gương mặt ngọc
Tôi ngộ ra nhiều sự thật thần tình
Để cho hoa thêm phần rạng rỡ
Bao người xinh nhường sắc đẹp của mình!
Khi hoa nở âm thầm trong phòng vắng
Vẫn không hề cảm thấy cô đơn
Bởi xung quanh đời thường sống động
Người yêu hoa ngày một nhiều hơn!
Khi người xinh đưa hoa về phố thị
Tôi thấy thêm vẻ đẹp của bình minh
Và vẻ đẹp của người cần lao tần tảo
Giữ cho sắc hoa rực rỡ xuân tình!
Những người xinh trồng hoa thuở ấy
Đến bây giờ phiêu lãng nơi nao?
Trong xa cách muôn trùng tôi vẫn nhớ
Họ cho tôi baothi tứ dạt dào!
Hà Nội ngày 29 - 2- 2016
Đ - H
Rất cảm ơn sự đồng cảm sẻ chia của anh Nguyễn Tường Thuỵ!
Trả lờiXóaĐĩ chữ! Rỗng óc! Tình nhạt thếch!
Trả lờiXóa