Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Những người lính sống sót trong trận Gạc Ma

(RFA đăng ngày 1/11/2011)


Sau khi trở về từ nhà tù Trung Quốc, chín người lính sống sót trong trận Gạc Ma sống cuộc đời như thế nào? Mời quý vị theo dõi.

Anh Dương Văn Dũng trước căn nhà cũ dở dang, phải che bạt lại ở tạm để có chỗ đặt bàn thờ con trai. Source damlambao


Mời bạn đọc nghe phần âm thanh TẠI ĐÂY

“Số phận”

Sau khi được trả về từ nhà tù Trung Quốc vào cuối năm 1991, những người lính trẻ sống sót sau trận hải chiến tại Gạc Ma trở về cùng gia đình, hy vọng sẽ bắt đầu một cuộc sống mới. Chỉ có một điều, trong số họ, nhiều người vẫn không dám ước mơ về một gia đình riêng. Anh Dương Văn Dũng chia sẻ:

-“Sau khi được trả về từ nhà tù Trung Quốc, tôi cũng không có ý lấy vợ. Nhưng không ngờ số phận lại cột tôi và vợ lại với nhau nên đến đầu năm 1992 là tôi có vợ, sang năm 1993 tôi sinh đứa con trai đầu lòng.”

“Số phận” – là hai từ mà cho đến bây giờ họ vẫn thường dùng để nói về chính mình, về những điều mình phải trải qua cách đây hơn 20 năm và về những gì còn đeo đẳng trong cuộc sống của họ. Sau khi trở lại Việt Nam, số phận rồi cũng gắn kết họ với những người đàn bà và những đứa con. Những người lính trẻ năm xưa giờ đây đều đã gần 50 tuổi nhưng số phận lại mang họ đi qua 23 năm một cách khó nhọc, để họ cứ mãi loay hoay trong cơ cực. Hiện tại, chỉ 8 anh còn sống, anh Nguyễn Tiến Hùng đã mất vì bệnh ung thư cách đây vài năm. Trong số họ, có lẽ anh Mai Văn Hải là người nghèo khổ nhất và vẫn bám trụ với nghề nông, còn anh Lê Văn Đông có lẽ là người có cuộc sống ổn định nhất.

Anh Dương Văn Dũng. Source biengioihaidao.com Source biengioihaidao.com 

-“Sau khi được trả về từ nhà tù Trung Quốc, tôi cũng không có ý lấy vợ. Nhưng không ngờ số phận lại cột tôi và vợ lại với nhau nên đến đầu năm 1992 là tôi có vợ, sang năm 1993 tôi sinh đứa con trai đầu lòng.”
Anh Dương Văn Dũng
 Anh Nguyễn Văn Thống cho biết:

-“Trong bọn tôi chỉ có anh Đông là khá hơn cả vì gia đình cha mẹ anh có rẫy trồng cao su. Còn bọn tôi thì cũng chẳng làm được gì cả, chỉ sống nhờ trợ cấp”.

-“Nói chung, sau trận chiến tôi bị thương nặng, không làm được gì cả, chỉ ở nhà giúp vợ con mà thôi. Bây giờ gia đình sống nhờ vào trợ cấp thương binh của nhà nước thôi. Cuộc sống cũng tạm đủ chứ không khá giả như người ta.”

Anh Thống là người bị thương nặng nhất và được hưởng chế độ thương binh hạng ¼ với số tiền khoảng 3 triệu đồng một tháng. Anh Đông và anh Phụng cũng hưởng trợ cấp thương binh hạng 4/4. Anh Trần Thiên Phụng nói:

-“Vì vấn đề sức khỏe, tôi cũng chẳng làm gì được cả. Bây giờ chỉ ở nhà giúp vợ bán bún. Mỗi tháng, tôi được nhà nước trợ cấp khoảng hơn 500 ngàn vì là thương binh hạng 4/4. ”

Và đó là sợi dây duy nhất kết nối họ với đơn vị cũ. Không còn chiến đấu chung, không còn sống cùng trong nhà giam Trung Quốc, mỗi người có một cuộc sống riêng và không gặp nhau từ đó. Mỗi người bươn chải cho cuộc sống của mình và không hẹn mà họ lại chọn cùng một nghề: nghề phụ hồ. Trừ anh Hải làm nghề nông, tất cả đều chọn cho mình cái nghề lao động khổ cực ấy để sống. Anh Thống tâm sự:

-“Vì vấn đề sức khỏe, tôi cũng chẳng làm gì được cả. Bây giờ chỉ ở nhà giúp vợ bán bún. Mỗi tháng, tôi được nhà nước trợ cấp khoảng hơn 500 ngàn vì là thương binh hạng 4/4.”
Anh Thống

-“Tại Việt Nam, nếu không có trình độ học vấn hay nghiệp vụ chuyên môn thì ngoài chọn nghề phụ hồ để kiếm vài chục hay một trăm nghìn một ngày thì cũng chẳng biết phải làm gì”.

Anh Nguyễn Văn Thống, anh là một trong những người bị thương nặng nhất trong trận chiến ngày 14/3/1988. Ảnh: Hằng Nhom.

Anh Dũng cho biết, cái nghề phụ hồ đã đeo bám anh từ khi ra tù. Đã 20 năm, anh chưa một ngày thoát khỏi vất vả. Có lẽ chính vì thế mà anh già hơn so với cái tuổi ngoài 40 của mình. 

-“Sau khi có vợ thì tôi đi phụ hồ. Làm phụ hồ cực quá mà hay bị sai vặt nữa. Cho nên tôi về nhà sắm 

dụng cụ đi làm thợ. Lúc đầu thì tôi cũng làm từ từ thôi, nhưng chỉ có cái là tôi sai được người phụ hồ mà thôi chứ cũng chỉ là một nghề làm việc tay chân”.

Anh Dũng kể câu chuyện của mình khi đứa con trai duy nhất vừ qua đời cách đây mấy tháng. Vì nhà đang bị giải tỏa, anh lập bàn thờ cho con trong ngôi nhà như một đống gạch vụn, khiến ai thấy cũng mũi lòng.

-“Lúc giải tỏa thì tôi cũng nhận được tiền đền bù để xây nhà mới nhưng do vừa rồi thằng con trai tôi phải vào viện nên tất cả số tiền có được đều dùng để chữa cho nó. Vậy mà vẫn không cứu được con tôi mà tiền cũng hết”.

Khiêm nhường và cuộc sống giản dị

Mỗi người họ có một hoàn cảnh, một câu chuyện riêng, để khi phải kể câu chuyện về mình, họ cũng không biết bắt đầu từ đâu. Ra tù, anh Thoa là người duy nhất trở lại quân ngũ phục vụ đến năm 1996, tuy nhiên, câu chuyện của anh cũng chẳng phải là một câu chuyện vui. Anh nói:

-“Ra ngũ, tôi chạy xa ôm ở Sài Gòn và lấy vợ ở Nha Trang. Bà xã tôi không chịu được khổ cực và không làm việc gì cả. Một mình tôi phải bươn chải và trở lại Sài Gòn đi làm phụ hồ. Lúc đó, vợ tôi đã sinh được 2 đứa con mà gia đình lại túng thiếu nên cô ấy bỏ về Qui Nhơn ở với mẹ tôi. Khi sinh đứa bé thứ ba được 4 tháng thì vợ tôi cũng bỏ tôi ra đi. Từ đó, tôi trở về Qui Nhơn sống và nuôi con”.

Lúc đó, vợ tôi đã sinh được 2 đứa con mà gia đình lại túng thiếu nên cô ấy bỏ về Qui Nhơn ở với mẹ tôi. Khi sinh đứa bé thứ ba được 4 tháng thì vợ tôi cũng bỏ tôi ra đi. Từ đó, tôi trở về Qui Nhơn sống và nuôi con”.
Anh Thoa

Không có nổi một ngôi nhà cho riêng mình, hiện tại anh Thoa sống cùng ba đứa con tại ngôi nhà nhỏ của cha mẹ. Bắt đầu hơn một năm nay, anh mở tiệm phở nhỏ bán đồ ăn sáng. Cơ duyên đưa anh đến với nghề nấu bếp cũng chẳng thể gọi là bình thường:

-“Về Qui Nhơn, tôi mua một cái máy bơm hành nghề vá xe đạp. Khi thấy cuộc sống khổ quá, tôi xin đi học nấu ăn. Tại Bình Định không có một trường nào dạy nấu ăn cả, tôi chỉ tham gia một lớp dạy nấu ăn của Hội phụ nữ dành cho các bà mẹ. Trong lớp không có ai là nam, trừ tôi. Sau khi hoàn thành khóa học, tôi làm phụ bếp ở CLB Hoàng Anh Gia Lai. Trong thời gian phụ bếp tôi học được nghề nấu phở.”

Ngôi nhà của ba mẹ anh Thoa nhỏ đến nỗi chỉ có thể để được 3 cái bàn cho khách. Vậy mà anh phải san sẻ mặt bằng cho người em gái của mình, là đứa em gái duy nhất mà anh luôn lo lắng khi ở nhà tù Trung Quốc.

Vợ chồng anh Lê Văn Đông và Nguyễn Thị Thương, Ảnh: Hằng Nhom 

-“Cái mặt bằng ngôi nhà này tôi phải chia sẻ với em tôi. Tôi bán phở vào buổi sáng thôi, còn buổi chiều thì để cho em tôi bán ốc.”

-“Từ khi ra tù, tôi chưa bao giờ trở lại Gạc Ma. Tôi có phục vụ lại trong quân đội sau khi ra tù và cũng nghe bạn bè nói rằng Gạc Ma đã thuộc về Trung Quốc. Nghe như thế tôi rất buồn vì mình vừa bị đau thương mất mát mà vừa mất lãnh hải”.Anh Thoa
Trận hải chiến tại Trường Sa năm 1988 có lẽ còn xa lạ với nhiều người. Thậm chí, nhiều người còn không tin nó đã từng xảy ra. Những người còn sống sót cũng chưa một lần trở lại Gạc Ma từ năm 1988. Anh Thoa nói:

-“Từ khi ra tù, tôi chưa bao giờ trở lại Gạc Ma. Tôi có phục vụ lại trong quân đội sau khi ra tù và cũng nghe bạn bè nói rằng Gạc Ma đã thuộc về Trung Quốc. Nghe như thế tôi rất buồn vì mình vừa bị đau thương mất mát mà vừa mất lãnh hải”.

Trừ những bài báo trên tờ Nhân dân, cũng như tuyên bố của bộ Ngoại giao Việt Nam trong năm 1988 về trận chiến, bắt đầu từ năm 1991, tin tức về sự kiện này gần như không còn được nói đến trên các phương tiện truyền thông trong nước. Để rồi số phận những người ngã xuống và hy sinh chìm trong lặng lẽ và để những thế hệ lớn lên không biết về một phần lịch sử quan trọng của dân tộc. Những người sống sót sau trận chiến Gạc Ma đã bị lãng quên và dường như đành bằng lòng với sự đối xử của số phận. Anh Dũng tâm sự:

-“Đó là những gì của quá khứ, tôi cũng muốn để cho qua đi và cũng không kể lại cho vợ con”.

-“Riêng tôi thì cuộc sống khó khăn, nhưng tôi cũng cố gắng sống với vợ con, gia đình mà không suy nghĩ gì hết”.

Chính vì cuộc sống khổ cực, trừ anh Đông và anh Thống ở cùng huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình nên có cơ hội gặp mặt; tất cả mất liên lạc với nhau từ cái ngày chia tay nhau tại khu nghỉ dưỡng hải quân vào năm 1991. Cho đến tháng 9 vừa qua, tại cuộc hội ngộ mang tên “Vòng tròn bất tử”, họ gặp nhau sau 20 năm mà vừa mừng vừa tủi. Anh Thống nói:

-“Sau 23 năm, chúng tôi gặp nhau ở cuộc gặp mang tên “Vòng tròn bất tử”. Mọi người rất mừng, bắt tay, ôm nhau ôn lại kỷ niệm. Tiếc là hôm đó chúng tôi chưa có cơ hội nói chuyện nhiều và cũng chưa có cơ hội uống với nhau ly rượu.”

-“Thỉnh thoảng, lúc buồn tôi vẫn nhớ lại những kỷ niệm cũ về Trường Sa và buồn cho các anh đã ngã xuống. Tôi nghĩ rằng mình còn sống là may mắn hơn các đồng đội khác. Cho nên, (cuộc sống dù khổ cực), thì tôi vẫn cứ vậy mà sống thôi.”
Anh Thoa
Sau ngần ấy năm, họ gặp lại và huyên thuyên với nhau như thể muốn nói hết những gì đã đi qua họ trong hơn hai thập niên. Bởi hơn ai hết, họ hiểu rằng những gì xảy ra tại Gạc Ma chỉ có thể trở thành một góc của quá khứ mà họ có thể cất đi giữa những bộn bề nhưng không thể làm nó biến đi như thể nó chưa từng tồn tại. Anh Thoa nói:

-“Thỉnh thoảng, lúc buồn tôi vẫn nhớ lại những kỷ niệm cũ về Trường Sa và buồn cho các anh đã ngã xuống. Tôi nghĩ rằng mình còn sống là may mắn hơn các đồng đội khác. Cho nên, (cuộc sống dù khổ cực), thì tôi vẫn cứ vậy mà sống thôi.”

Quý thính giả vừa nghe chia sẻ của những người lính hải quân Việt Nam về trận hải chiến tại Gạc Ma mà chính họ là người trong cuộc. Anh Dũng từng tâm sự, đã một thời gian dài con cái anh cho rằng chuyện anh từng bị bắt làm tù binh Trung Quốc là chuyện hoàn toàn không có thật. Có lẽ con của anh Dũng không phải là người đầu tiên và duy nhất hoài nghi về trận hải chiến ấy. Lịch sử như một thước lụa dài mà các sự kiện là những sợi tơ. Hy vọng chia sẻ của những người lính năm xưa trong ba kỳ phát thanh vừa qua sẽ là những sợi tơ không thể thiếu trong việc dệt nên tấm sử dân tộc.

Chương trình “Câu chuyện hàng tuần” xin tạm dừng tại đây. Mời quý thính giả đóng góp ý kiến với Quỳnh Chi tại email: QUYNHCHI@RFA.ORG. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị vào kỳ tới.


Theo dòng thời sự:

1 nhận xét:

  1. Thương Đất Mẹ đang lại nằm hoàn toàn trong tầm ngắm ngắn hạn của Đại Hán
    ****************************************


    https://punditfromanotherplanet.files.wordpress.com/2014/10/xi-propaganda-mashup.jpg?w=590&h=306



    Chưa có Đại hải chiến trên Biển Đông
    Chắc đụng độ giới hạn trên biển bộ lẫn không
    Chẳng có Đồng minh Chiến lược đến cứu
    Dù có hàng chục đối tác chiến thuật lung tung !
    Biên giới Việt-Trung dường như không yên tĩnh
    Chuẩn bị sẵn sàng cuộc đọ súng chờ trông
    Dấu hiệu động thái chuyển trục chiến lược
    Hà Nội đang tính quay sang Washington

    *

    Tàu cần loại Việt ra khỏi vòng hải chiến
    Yết hầu Trường Sa là Vận mệnh Biển Đông
    Tài nguyên + chìa khóa ngoại giao - chính trị
    Kiểm soát Trường Sa giành thế thượng phong
    Trường Sa con thú đau thương nửa thương tật
    Từ ngày bội phản bán Gạc Ma bởi Giặc trong
    Năm tới năm bầu cử Tổng thống cùng Quốc hội Mỹ
    Bạn mới Mỹ trói tay trói chân vì ngân sách số không
    Vua Đỏ Tập Cận Bình vừa ''sủa'' báo hiệu :
    ''Nam Hải từ cổ đại thuộc Tàu.. ..(1) '' nghe thấy trông ? ?

    http://blogimg.goo.ne.jp/user_image/65/dd/5ecd5e904d939b183a765eb52ab09060.jpg

    Trước hiểm họa Trường Sa như Hoàng Sa ấy !
    Người Việt trong ngoài Tổ Quốc phải làm gì không ? ? ?
    Nghĩ gì nói gì với Cộng đồng Thế giới tiến bộ ?
    Làm gì với Kẻ thù truyền kiếp khủng long ? ? ?
    Thưa gì với Tiền nhân lưu gì hậu thế ? ?
    Tổ tiên chắc cùng bên ta cùng quyết chiến hết lòng ! ! !




    TRIỆU LƯƠNG DÂN



    (1) Đúng 75 năm trước, Hitler xua quân tấn công Ba Lan vào tháng 9 năm 1939 thì 75 năm sau, Tập Cận Bình tuyên bố ngông cuồng
    ''Từ thời xưa Nam Sa đã thuộc địa phận Trung Quốc; theo các bằng chứng lịch sử và luật pháp ..''
    Đó là gián tiếp sắp xua quân tấn công Nửa Trường Sa còn lại

    HÃY CẨN TRỌNG COI CHỪNG !

    ''Từ thời xưa Nam Sa đã thuộc địa phận Trung Quốc; theo các bằng chứng lịch sử và luật pháp ..

    Việc xây dựng và tu bổ những tiện nghi trên một số đảo
    và đá san hô có đóng quân trong quần đảo Nam Sa
    không nhằm gây ảnh hưởng hoặc nhắm vào một
    quốc gia nào cả,... Các cơ sở này dựng lên để cải thiện
    điều kiện sống và làm việc của các nhân viên hàng hải
    người Trung Hoa, cung cấp các dịch vụ và tiện ích công
    cộng cho cộng đồng quốc tế, và bảo vệ an ninh cùng
    quyền tự do hải hành trong biển Nam Trung Hoa tốt
    đẹp hơn.''

    http://chinadigitaltimes.net/wp-content/uploads/2015/05/daijianyong.jpeg



    Tập Cận Bình trả lời nhật báo Wall Street Journal




    Trả lờiXóa