Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 20 từ ngày 13 đến 19/5/2019: Ân xá Quốc tế nói Việt Nam đang giam giữ 128 tù nhân lương tâm








Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 19/5/2019


Ân xá Quốc tế nói rằng tính đến cuối tháng Tư, chế độ cộng sản ở Việt Nam hiện đang giam giữ 128 tù nhân lương tâm trong tù hoặc trong nhà giam trước xét xử. Con số này chỉ là những trường hợp mà tổ chức nhân quyền này có thể kiểm chứng và con số thực tế có thể cao hơn nhiều.

Ngày 13/5, nhà cầm quyền tỉnh Bắc Ninh đã bắt giữ ông Trịnh Viết Bảng vì những đơn tố cáo của ông đối với nhiều quan chức của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Dường như ông sẽ bị điều tra về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự và đối mặt với án tù cao nhất là 7 năm, nếu bị kết tội.

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá, người đang thụ án tù 7 năm ở Trại giam An Điềm (tỉnh Quảng Nam), dường như bị quản giáo đánh đập rồi bị biệt giam vì lý do không rõ ràng.

Nhà cầm quyền tỉnh Đồng Nai đã bắt giữ bất hợp pháp công dân Nguyễn Đình Khuê, người có trang Facebook Ngài Nam Tước, theo luật sư Nguyễn Văn Miếng. Ông Khuê bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” nhưng phía công an không đưa được ra bằng chứng trong quá trình bắt giữ và khám nhà.

Trong khi đó, 4 công dân của Thanh Hoá bị phạt tổng cộng 30 triệu đồng vì những bài viết và chia sẻ trên mạng Facebook. Những bài viết này mang tính bôi xấu lãnh đạo và công an huyện Tĩnh Gia, truyền thông lề đảng cho biết.

Trước và trong thời gian có Đối thoại Nhân quyền Việt Nam- Hoa Kỳ, nhà cầm quyền ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Thái Bình và nhiều nơi khác đã áp dụng hình thức quản chế đối với nhiều nhà hoạt động và gia đình tù nhân lương tâm với mục tiêu ngăn họ không được gặp phái đoàn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đến tham dự đối thoại.

Ngày 17/5, Phái đoàn Liên minh Châu Âu ở Việt Nam đã ra thông cáo báo chí bày tỏ sự lo ngại và quan tâm đến việc Việt Nam bỏ tù hai phụ nữ ở Đồng Nai vì họ viết và phát tán truyền đơn kêu gọi biểu tình phản đối nhiều chính sách của đảng cộng sản cầm quyền. EU kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho hai bà Vũ Thị Dung và Nguyễn Thị Ngọc Sương, hai phụ nữ đã bị kết án 6 năm tù và 5 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”

Và nhiều tin quan trọng khác

===== 13/5 =====

Bắc Ninh bắt giữ nhà hoạt động chống tham nhũng Trịnh Viết Bằng

Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Bắc Ninh đã bắt giữ nhà hoạt động chống tham nhũng Trịnh Viết Bằng trong nỗ lực bịt miệng ông, không cho ông tố cáo hàng loạt sai phạm của nhiều quan chức Ngân hàng Chính sách Xã hội ở địa phương.

Theo luật sư Hà Huy Sơn từ Hà Nội thì có vẻ như ông Bằng, 60 tuổi, bị bắt vì cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015. Ông sẽ bị giam giữ để điều tra trong 4 tháng tiếp theo, và có thể đối mặt với mức án cao nhất là 7 năm nếu bị chứng minh là có tội.

Cơ quan an ninh điều tra thuộc công an tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành khám xét nhà của ông tại thành phố Bắc Ninh, thu giữ máy tính cá nhân và một số tài liệu.

Ông Bằng là phó giám đốc chi nhánh huyện Tiên Du của Ngân hàng Chính sách Xã hội, một ngân hàng quốc doanh. Trong nhiều năm qua, ông tố cáo giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Bắc Ninh và phó giám đốc Nguyễn Bá Bình của chi nhánh huyện Tiên Du cùng một số quan chức ngân hàng khác về tham nhũng và trù dập nhân viên.

Ông đăng nhiều thư tố cáo lên trang Facebook cá nhân Trịnh Viết Bằng. Ông viết rằng ban lãnh đạo Ngân hàng Chính sách Xã hội và nhà cầm quyền tỉnh Bắc Ninh thường im lặng trước tố cáo của ông.

Chế độ cộng sản Việt Nam nói miệng rằng khuyến khích mọi người dân tố cáo tham nhũng, thậm chí treo thưởng cao cho người phát hiện tiêu cực. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người đã bị đàn áp, bỏ tù, sách nhiễu sau khi tố cáo quan chức tiêu cực.

Trong năm 2018, nhà cầm quyền tỉnh Bắc Ninh đã bắt giữ nhà hoạt động chống tham nhũng Đỗ Công Đương, kết án ông tổng cộng 8 năm tù giam cho hai tội danh nguỵ tạo là “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “gây rối trật tự công cộng” nhằm trả tù cho những tố cáo của ông chống lại nhiều quan chức của thị xã Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh.

Ngành ngân hàng là một trong những ngành có phát hiện nhiều tham nhũng ở Việt Nam, nơi tham nhũng phổ biến. Theo Minh bạch Quốc tế (Transparency International), Việt Nam được 33 điểm trên số điểm tối đa 100 của Chỉ số chấp nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index) năm 2018. 

——————–

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá bị đánh trong Trại giam An Điềm

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá đã bị quản giáo đánh trong phòng giam khi đang thụ án tù 7 năm ở Trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.

Tin blogger Hoá bị đánh được tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình nói với gia đình của anh khi anh gọi điện về hôm nay. Nhà hoạt động về công đoàn và môi trường Bình cũng đang thụ án tù 14 năm tại trại giam này.

Theo anh Hoàng Nguyên, người tiếp nhận cuộc gọi của anh trai mình từ trại giam thì Hoá bị quản giáo kẹp cổ đánh rất đau và sự việc xảy ra cách đây 3-4 ngày. Bình khuyên gia đình Hoá phải vào trại giam ngay để biết được tình hình cụ thể.

Chị Huệ, chị gái của Hoá, nói sẽ lên đường đi thăm em trai trong ngày 14/5.

Blogger Hoá là một phóng viên video cho Đài Á Châu Tự do và một số hãng tin khác. Anh là người đầu tiên sử dụng flycam để quay về cảnh biểu tình của dân Hà Tĩnh phản đối Formosa xả thải ra môi trường và gây thảm hoạ môi trường ở ven biển miền Trung từ năm 2016.

Anh bị nhà cầm quyền Hà Tĩnh bắt giữ vào ngày 11/1/2017 nhằm bịt miệng anh với cáo buộc nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.

Trong thời gian giam giữ trước và sau khi xét xử, Hoá bị tra tấn và bị ép nhận tội trên truyền hình, như một số tù nhân lương tâm khác.

Trong phiên xử nhà hoạt động dân chủ Lê Đình Lượng, Hoá bị đánh sau khi tố cáo công an Nghệ An ép buộc Hoá khai bất lợi cho ông Lượng.

Blogger Hoá, 24 tuổi, bị nhiều bệnh tật, trong đó có khối u ở mông, nhưng mãi anh mới được phẫu thuật.

Hoá là một trong 123 tù nhân lương tâm mà Ân xá Quốc tế đã liệt kê trong năm 2019. NOW! Campaign, một liên minh của 15 tổ chức xã hội dân sự quốc nội và quốc tế cũng đưa anh vào danh sách 250 tù nhân lương tâm.

Nhiều tổ chức như Ký giả Không Biên giới (RSF), Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), Quan sát Nhân quyền (HRW) và Freedom Now nhiều lần kêu gọi Việt Nam phóng thích blogger Hoá ngay lập tức và vô điều kiện.

——————–

Nhiều nhà hoạt động bị quản thúc trong dịp Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ

Nhiều nhà hoạt động ở Việt Nam đã bị đưa vào chế độ quản thúc trong dịp Đối thoại Nhân quyền Việt Nam- Hoa Kỳ.

Ở Sài Gòn, cựu tù nhân lương tâm, luật sư Lê Công Định cho biết ông bị đưa vào diện bị quản chế từ hôm nay 13/5 khi phát hiện thấy nhiều mật vụ lảng vảng quanh nhà. Một sỹ quan an ninh đến nói chuyện với ông và cho biết ông sẽ không được đi ra ngoài để gặp phái đoàn Hoa Kỳ.

Viên an ninh nói với luật sư Định rằng ông không được gặp người Mỹ vì phía Hoa Kỳ không đưa ông vào danh sách đại diện xã hội dân sự ở Việt Nam mà phái đoàn của Vụ Dân chủ, Lao động và Nhân quyền thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ tham vấn ý trước khi bước vào cuộc đối thoại với chính phủ Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Định cho biết viên sỹ quan này nói dối, vì ông là một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng mà người Mỹ thường tham vấn về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

Ông Định cho biết việc công an chặn ông không ảnh hưởng đến việc trao đổi tình hình về nhân quyền với người Mỹ vì họ biết chuyện và đã liên lạc với ông qua điện thoại.

Ở cao nguyên Trung phần, mật vụ cũng vây quanh nhà riêng của Chính trị sự Hứa Phi thuộc đạo Cao Đài độc lập từ nhiều ngày qua nhằm không cho ông đi Sài Gòn gặp với phía Hoa Kỳ. Trong nhiều lần trước đây, ông thường rời nhà sớm hơn vài ngày nhưng sau cuộc gặp thường ông và gia đình bị sách nhiễu, như bị đánh hay bị đốt nhà.

Ngoài hai trường hợp tiêu biểu trên, nhiều nhà hoạt động ở Hà Nội và Sài Gòn cũng bị an ninh bám sát trong một số ngày qua.

Video mật vụ Lâm Đồng chặn ông Hứa Phi: https://www.facebook.com/100008089876624/videos/2411518959127743/

===== 14/5 =====

Nhiều nhà hoạt động XHDS gặp gỡ Phái đoàn Hoa Kỳ trước Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ

Phái đoàn Hoa Kỳ tham dự Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ đã gặp đại diện xã hội dân sự độc lập tại Sài Gòn trước khi đối thoại diễn ra tại Hà Nội.

Theo blogger Nguyễn Thiện Nhân, thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và cũng là thành viên tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền thì phía Hoa Kỳ có ông Scott Busby, cố vấn phụ trách dân chủ, nhân quyền và lao động, ông trưởng phòng chính trị thuộc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gònvà một số viên chức ngoại giao khác.

Về phía Việt Nam có 9 chức sắc đại diện cho 5 tôn giáo thuộc Hộiđồng Liên tôn, cựu tù nhân lương tâm ông Trương Văn Kim, đại diện tổ chức Lao động Việt Tự do và ông Nhân.

Trong cuộc họp, phía Việt Nam thông báo về tình hình đàn áptôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí và công đoàn. Một số tù nhân lương tâm được nhắc đến như Hoàng Đức Bìnhvà Phan Trung (Thích Nhật Huệ).

Ông Nhân có nhắc đến trường hợp thầy giáo Đặng Nguyên Triết bị phạt 7,5triệuđồngvì viết trên Facebook thể hiện sự không tin tưởng vào các quỹ từ thiện của nhà nước

Hai bên thống nhất tiếp tục ủng hộ côngcuộcđấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ – nhân quyền, công đoàn độc lập và tự do báo chí tại Việt Nam.

Phái đoàn đã không thể gặp được nhiều nhà hoạt động khác như cựu tù nhân lương tâm luật sư Lê Công Định và Chính trị sự Hứa Phi của đạo Cao Đài độc lập do họ bị lực lượng an ninh địa phương quản thúc.

Phái đoàn Hoa Kỳ sẽ tổ chức một buổi gặp gỡ với đại diện xã hội dân sự độc lập phía Bắc để nắm rõ hơn tình hình nhân quyền ở Việt Nam trước khi thực hiện đối thoại với nhà cầm quyền cộng sản.

——————–

Ân xá Quốc tế nói Việt Nam đang giam giữ 128 tù nhân lương tâm

Theo tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) thì chế độ độc tài cộng sản Việt Nam hà khắc nhất Đông Nam Á bằng việc đang giam giữ ít nhất 128 tù nhân.

Đây là con số cao nhất trong nhiều năm gần đây theo thống kê của Ân xá Quốc tế. Theo tổ chức này thì Việt Nam có 75 tù nhân lương tâm năm 2013, và con số này tăng lên thành 86 trong năm 2016 và 97 trong năm 2018.

Đa số trong số 128 tù nhân lương tâm hiện nay bị cáo buộc tội danh thuộc phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự như “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” tuyên truyền chống nhà nước,” “phá hoại chính sách đoàn kết,” và “phá rối an ninh.”

Nhiều nhà hoạt động khác còn bị khép các tội danh như “gây rối trật tự công cộng” hay “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”

Theo Ân xá Quốc tế thì có 107 người hoạt động đã bị khép tội và 21 người khác đang bị giam giữ trước xử án. Một người, ông Phan Thu bị án chung thân, còn 127 người còn lại bị tổng cộng 935 năm tù giam và rất ít người trong số họ được ân xá.

Ân xá Quốc tế kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho 128 tù nhân lương tâm nói trên, không được tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo với họ trong thời gian còn bị giam giữ, không tiếp tục đàn áp người hoạt động ôn hoà, và tôn trọng quyền con người, quyền dân sự và chính trị quy định trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

So với số liệu của Ân xá Quốc tế, số tù nhân lương tâm ở Việt Nam mà NOW! Campaign thống kê cao hơn nhiều. Theo liên minh của 15 tổ chức xã hội dân sự quốc nội và quốc tế thì Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 240 tù nhân lương tâm.

——————–

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá bị biệt giam 10 ngày

Theo chị gái của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá thì anh đang bị biệt giam 10 ngày không rõ lý do tại Trại giam An Điềm (tỉnh Quảng Nam).

Chị Huệ cho biết chị đến trại giam sáng ngày 14/3 để thăm gặp em sau khi nghe tin em mình bị đánh, nhưng phía trại giam nói chị không được gặp vì Hoá đang bị biệt giam.

Phía trại giam không giải thích lý do tại sao em trai chị lại bị kỷ luật bằng hình thức tàn khốc như vậy. Theo nhiều cựu tù nhân lương tâm, trong quá trình biệt giam, người tù bị giam trong phòng kín chật hẹp và bị cùm, phải vệ sinh ngay tại chỗ vào bô và người tù khác thay bô ngày 1 lần.

Chị Huệ lên đường đến trại giam An Điềm ngay sau khi được gia đình của tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình nói Hoá đã bị quản giáo kẹp đầu đánh rất đau. Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình bị giam cùng ở trại giam đó chỉ nói được với gia đình anh đến đấy thì bị cảnh sát trại giam ngắt đường dây điện thoại.

Blogger Hoá là một phóng viên video cho Đài Á Châu Tự do và một số hãng tin khác. Anh là người đầu tiên sử dụng flycam để quay về cảnh biểu tình của dân Hà Tĩnh phản đối Formosa xả thải ra môi trường và gây thảm hoạ môi trường ở ven biển miền Trung từ năm 2016.

Anh bị nhà cầm quyền Hà Tĩnh bắt giữ vào ngày 11/1/2017 nhằm bịt miệng anh với cáo buộc nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.

Trong thời gian giam giữ trước và sau khi xét xử, Hoá bị tra tấn và bị ép nhận tội trên truyền hình, như một số tù nhân lương tâm khác.

Trong phiên xử nhà hoạt động dân chủ Lê Đình Lượng, Hoá bị đánh sau khi tố cáo công an Nghệ An ép buộc Hoá khai bất lợi cho ông Lượng.

Anh được đưa vào danh sách tù nhân lương tâm của Ân xá Quốc tế và NOW! Campaign, một liên minh của 15 tổ chức nhân quyền quốc nội và quốc tế đấu tranh đòi trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam.

===== 15/5 =====

Hoà thượng Thích Không Tánh và mục sư Nguyễn Hồng Quang đoạt giải Tự do Tôn giáo 2019

Hòa thượng Thích Không Tánh và Mục sư Nguyễn Hồng Quanglà những người được Phongtrào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại traotặng giải thưởngTự do Tôn giáo Nguyễn Kim Điền năm 2019.

Phongtrào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại, một hiệp hội do các tín hữu hải ngoại thành lập cótrụ sở ở Đức, đã đưa ra quyết định của mình sau khi xem xét, tìm hiểu và so sánh các hồ sơ đề cử.

Giải thưởng sẽ được trao trong một buổi lễ vào ngày 16/6 tại thành phố Seattle, bang Washington. Tuy nhiên, rất khó để hai ông Tánh và Quang có thể tham dự buổi lễ và nhận được giải thưởng vì có thể hai ông bị cấm xuất cảnh.

Cho dù gặp nhiều sách nhiễu, đàn áp của nhà cầm quyền cộng sản, cả hai ông đều rất nỗ lực đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo. Hòa thượng Thích Không Tánh hiện là Phó Viện trưởng Hội đồng Điều hành Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ông là một trong những thành viên sáng lập Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, và từng trụ trì chùa Liên Trì, Thủ Thiêm, Sài Gòn.Ngày 8/9/2016, nhàcầm quyềnquận 2, SàiGònđã huy động công an và lực lượng cơ giới đến xua đuổi các tăng sĩ và san bằng chùa Liên Trì.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang, hiện là Chủ tịch Ban Điều hành Lâm thời Hội Thánh Mennonite Việt NamkiêmChủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Hiệp hội Thông công Tin Lành Việt Nam.Vào năm 2010, Cơ sở của Giáo Hội Mennonite tại Thủ Thiêm do Mục sư Nguyễn Hồng Quang quản nhiệm đã bị cưỡng chế, và bị chính quyền chiếm dụng. Cơ sở Mennonite của ông tại Bình Dương cũng bị công an quấy phá làm hư hại nhiều lần, theo thông cáo của Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại.

Giải Tự do Tôn giáo Nguyễn Kim Điền được tổ chức hàng năm nhằm vinh danh những cá nhân hoặc tập thể ở trongnướchay hải ngoại đã có những đóng góp quan trọng nhằm bảo vệ và cổsuýtự do tôn giáo tại Việt Nam.

——————–

Công dân Nguyễn Đình Khuê bị bắt giam trái pháp luật: Luật sư Nguyễn Văn Miếng

Theo luật sư Nguyễn Văn Miếng, nhà cầm quyền tỉnh Đồng Nai đã bắt giữ trái pháp luật công dân Nguyễn Đình Khuê và gán cho anh cáo buộc nghiêm trọng “phá rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự 2015.

Anh Khuê, sinh năm 1978, có Facebook là Ngài Nam Tước, bị công an cộng sản Đồng Nai bắt ngày 25/4 về hành vi “Tham gia liên lạc, bàn bạc với Đoàn Viết Hoan và các đối tượng khác về kế hoạch tiến hành biểu tình, gây cháy nổ chống chính quyền nhân dân theo chỉ đạo của “Lisa Nguyen” ở nước ngoài.”

Côngan Đồng Nai đã đưa ra “Thông báo về việc tạm giam bị can”ngày 06/5. Anh có thể bị biệt giam trong 4 tháng đề điều tra, và đối mặt với án tù từ 6 tháng đến 15 năm, theo luật hiện hành.

Theoluật sư Miếng, an ninh ĐồngNai khám nhà anh Khuê và thu được một điện thoại di động và một laptop, không có vật chứng về việc chuẩn bị biểu tình và chất nổ.

Anh Khuê là công nhân của Công ty Teakwang tại Khu Công nghiệp Biên Hòa 2, Đồng Nai, có vợ và hai con nhỏ 4 và 7 tuổi.

Luật sư Miếng nói rằng việc bắt anh Nguyễn Đình Khuê về hành vi chuẩn bị biểu tình là trái pháp luật, vàviệcxác định luôn tội danh trong thông báo tạm giam là không đúng quy định pháp luật.

Nhà cầm quyền ở tỉnh Đồng Nai đang áp dụng bàn tay sắt để ngăn cản quyền biểu tình của công dân. Hàng chục người đã bị bắt và bị kết án với tội danh “Gây rối trật tự công cộng” với mức án từ 8 đến 18 tháng tùchỉ vì thực hiện quyền biểu tình có ghi trong Hiến pháp 2013 để phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Dự luật thứ nhất có nhiều điều khoản ưu đãi cho nhà đầu tư đến từ Trung cộng, còn luật An ninh mạng, được quốc hội bù nhìn thông qua ngày 12/6/2018 và được áp dụng từ ngày 01/01/2019, là công cụ hữu hiệu để đàn áp trực tuyến.

===== 17/5 ======

EU kêu gọi Việt Nam trả tự do cho hai phụ nữ ở Đồng Nai

Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam ra thông cáo báo chí kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho hai phụ nữ bị kết án tù vì viết và rải truyền đơn kêu gọi biểu tình phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế và luật An ninh mạng.

Một tuần sau khi toà án cộng sản ở tỉnh Đồng Nai kết án hai bà Vũ Thị Dung và Nguyễn Thị Ngọc Sươngvề tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật hình sự 2015, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nambày tỏ sự lo ngại về việc kết án hai bà và mong đợi Hà Nội sẽ trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện.

Trong thông cáo, phía EU nói rằng “Những vụ xét xử này là một phần của việc thực thi trên phạm vi rộng các điều khoản về an ninh quốc gia trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đồng thời tiếp nối xu hướng tiêu cực trong việc truy tố và kết án các công dân Việt Nam vì các lý do trong đó có việc biểu đạt một cách ôn hòa các quan điểm của mình trên mạng.”

Thông cáo nêu rõ “Quyền tự do quan điểm và biểu đạt – trực tuyến và ngoại tuyến – cũng như các quyền tự do liên kết và hội họp một cách ôn hòa là những quyền căn bản của mỗi cá nhân. Những cá nhân này đã ủng hộ một cách ôn hòa cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền như đã được đảm bảo trong Hiến pháp Việt Nam, Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Các bản án đối với họ là sự vi phạm trực tiếp các nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia và Liên minh châu Âu kỳ vọng vào sự tôn trọng đầy đủ các nghĩa vụ này.

Bảnthông cáo nhấn mạnh rằng EU cam kết mạnh mẽ trong việc bảo vệ các nhà hoạt động nhân quyền trên khắp thế giới. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình nhân quyền ở Việt Nam đồng thời hợp tác với các cơ quan chức năng hướng tới việc cải thiện tình hình nhân quyền tại quốcgia này.

===== 18/5 =====

4 Facebooker ở Thanh Hoá bị xử phạt 30 triệu đồng vì “xúc phạm lãnh đạo”

Nhà cầm quyền tỉnh Thanh Hoá đã xử phạt hành chính 4 công dân địa phương với tổng số tiền 30 triệu đồng (1.280 USD) vì bị cho là có hành vi “bình luận, nói xấu, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm ảnh hưởng uy tín đến các lãnh đạo đảng, Nhà nước và lực lượng côngantrên mạng xã hội Facebook”.

Theo truyền thông lề đảng, anh Lê Quang Cường (40 tuổi), ở xã Hải Yến; chị Nguyễn Thị Loan (28 tuổi), ở xã Trúc Lâm; anh Lê Khắc Linh (37 tuổi), ở xã Phú Lâm và anh Đặng Nguyên Tùng (25 tuổi), ở xã Nguyên Bìnhbị công an cộng sản huyện Tĩnh Gia cho rằng đã sử dụng trang Facebook cá nhân của mình để “đăng tải, chia sẻ, bình luận với những lời lẽ lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các đồng chí lãnh đạo đảng, Nhà nước và lực lượng Công an huyện Tĩnh Gia khi tham gia công tác cưỡng chế, giải phóng mặt bằng”.

Tuynhiên, báo chí không nói rõ những người này đã “xúc phạm” lãnh đạo nào và nói những gì khi có vụ cưỡng chế xảy ra.

Chế độ cộng sản toàn trị ở Việt Nam đang tiến hành đàn áp có hệ thống người dùng mạng xã hội để bình luận về chính sách của đảng cầm quyền và những hành vi vi phạm nhân quyền, tham nhũng, yếu kém trong quản lý kinh tế và môi trường…. Đặc biệt, kể từ khi luật An ninh mạng mới của Việt Nam áp dụng từ đầu năm 2019 đến nay, hàngchục người bị cơ quan chức năng xử phạt hay bắt giam chỉ vì các bài đăng trên Facebook.

Nhiều chính phủ dân chủ, tổ chức nhân quyền quốc tế và người dân Việt Nam phản đối luật này, một luật bị coi là sao chép của Trung cộng.

Gầnđây, Ân xá Quốc tế nóiViệt Nam đang giam giữ 128 tù nhân lương tâm, trong đó có 10% những người bị bỏ tù là do đăng bình luận trên các mạng xã hội như Facebook.

——————–

Vì bất đồng chính kiến, Linh mục Nguyễn Duy Tân bị chuyển đến nơi ít giáo dân

Linh mục Nguyễn Duy Tân, người thường xuyên phản đối Formosa và nhiều chính sách của đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam, bị điều chuyển đến phụ việc ở Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi, một nơi có rất ít giáo dân ở tỉnh Đồng Nai.

Trong thời gian làm chánh xứ giáo xứ Thọ Hòa, ông công khai lên tiếng bất đồng với chế độ. Trang cá nhân của ông bày tỏ ủng hộ lời tuyên bố xuống đường của linh mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân Song Ngọc ở tỉnh Nghệ An về việc nhà cầm quyền CSVN có ý định để Trung Cộng làm nhà thầu dự án đường cao tốc Bắc-Nam.

Ông còn lên tiếng phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế và nhiều vụ dân oan bị cướp đất cũng như đòi nhà cầm quyền Hà Nội phải ban hành luật Biểu tình.

Chính vì những hoạt động trên của ông, ông thường bị sách nhiễu bởi nhà cầm quyền tỉnh Đồng Nai và trung ương. Ông bị cấm xuất cảnh, và nhiều lần bị mưu sát bởi mật vụ cùng côn đồ dưới sự bảo kê của công an cộng sản.

Việc ông bị điều chuyển đến nơi không giáo dân nhằm mục đích tách ông khỏi con chiên, và là một trong những thoả hiệp của nhà thờ Công giáo với chế độ cộng sản.

Ngoài việc điều chuyển linh mục Nguyễn Duy Tân, nhà thờ Công giáo cũng điều chuyển linh mục Lê Ngọc Thanh, người điều hành Ban Truyền thông Dòng Chúa Cứu thế Sài Gòn, về nhà thờ Sáu Bọng ở Cần Thơ, thuộc Giáo Phận Long Xuyên và là thành viên tu viện Dòng Chúa Cứu thế Vĩnh Long, và Dòng Chúa Cứu tế đổi tên Phòng Công lý & Hoà bình thành Phòng Phát triển con người toàn diện.

Chế độ cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc lũng đoạn Phật giáo, và đang từng bước lũng đoạn Thiên Chúa giáo.

================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét