Nguyễn Tường Thụy
Ở đây tôi không
nói thơ chung chung mà là nói thơ tình, cũng không nói thơ đi vào đời sống
chung chung mà chỉ nói đi vào đời sống quan chức.
Tưởng như hai
câu thơ “Tháng ba đột ngột mưa rào/Để cho
em trộm bước vào hồn anh” của Đoàn Thị Lam Luyến chẳng liên quan gì đến việc
tăng giá điện. Ấy thế mà Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vận dụng ngay được để bao
biện cho việc tăng giá điện. Thế mới tài.
Cũng là bao che
cho việc tăng giá điện nhưng Vương Đình Huệ dùng cách khác với Bộ trưởng công
thương Trần Tuấn Anh và Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam Dương Quang Thành.
Trần Tuấn Anh
đòi xử lý những cá nhân phê phán việc giá điện mà anh ta cho là xuyên tạc, còn
Dương Quang Thành thì nói cả nước chỉ có 19 người phản đối tăng giá điện trên
báo chí và trên mạng thôi, cho nên số này không đáng kể.
Hai ông này, ông
thì tỏ giọng quyền chức hống hách, ông thì cho rằng dân chẳng biết gì nên phát
ngôn rất ẩu, tạo nên làn sóng phẫn nộ của công luận.
Cư dân mạng còn
tìm ra trang facebook của Dương Quang Thành, thậm chí tìm ra cả trang của thân
mẫu và 2 con trai anh ta rồi vào bày tỏ sự phẫn nộ, để anh ta đếm comment xem
có phải cả nước, số phản đối tăng giá điện chỉ có 19 người không. Phát ngôn của
Thành tuy không hách dịch như Tuấn Anh nhưng bị chỉ trích rất nặng nề, có lẽ còn
vì người ta cho rằng Thành tăng giá điện là để... nuôi hai đứa con đang học ở tư
bản Hoa Kỳ.
Vương Dình Huệ
thì nhẹ nhàng hơn, không mang tính thách thức đối đầu. Có thể dù đi theo cộng sản,
làm đến phó thủ tướng nhưng cách nói của Huệ vẫn còn chất của “con nhà nghèo học
giỏi” như báo chí đã ca ngợi. Tuy nhiên, chuyện ví von bằng thơ cũng gây nên nhiều
giễu cợt của dân chúng.
Không chê việc
Huệ đọc thơ trước quốc hội. Văn nghệ, ví von tí chút trong cuộc họp cũng vui.
Nhưng cách lý giải của Huệ để bao biện cho việc tăng giá điện là không những
không thuyết phục mà còn lảng tránh.
Vấn đề đặt ra
gay gắt lúc này là đợt tăng giá điện vừa qua đúng sai thế
nào thì Vương Đình Huệ lại lảng sang chuyện tăng giá vào lúc nào. Tăng giá và
tăng vào lúc nào là hai khái niệm khác nhau. Người tiêu dùng không đồng ý với
việc tăng giá, chứ không phải là việc tăng vào ngày 20/3.
Dù tăng vào lúc
nào thì người tiêu dùng vẫn cứ phải chịu theo giá EVN độc quyền áp đặt. Còn
chuyện chọn thời điểm thích hợp để tăng chẳng qua là để người tiêu dùng bớt cảm
giác bị móc túi mà thôi.
Xin nhắc lại, nó
chỉ là cảm giác. Đây là mẹo vặt lông vịt, làm thế nào bị vặt lông mà vịt không
kêu, đến khi trần trụi cũng không biết. Việc này chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh
cũng từng bày cách: “thu thuế như vặt một
con vịt, vặt làm sao được càng nhiều lông càng tốt... làm sao để nó kêu ít nhất,
đừng để nó kêu toáng lên”
Theo hướng đó, Vương
Đình Huệ lý giải, đổ tại thời tiết năm nay trái mùa, ai biết đâu tháng 4 lại
nóng thế và khẳng định tăng vào 20/3 là đúng, có nóng là tại ông trời mà thôi.
Ai biết được hoa sữa sẽ nở vào tháng 5 cho nên cái này Chính phủ không dự báo
được.
Huệ khẳng định
tăng vào thời điểm đó là đúng, vậy thì mức giá điện tăng có đúng không? Phát biểu
trước quốc hội không thấy anh ta khẳng định điều này.
Có một ý mà Huệ
nói rất khó hiểu, “nếu không tăng giá điện
vào tháng 3 mà lùi lại thời điểm khác trong năm thì mức tăng sẽ gấp đôi”.
Có nghĩa là, tăng vào tháng 3 nên mức tăng mới chỉ có thế, còn nếu tăng sau đó,
ví dụ tháng 6 thì mức tăng còn gấp đôi. Trong khi, nhu cầu tháng 6 vẫn cứ là
nhu cầu của tháng 6. Chẳng tăng giá vào tháng 3 thì nhu cầu ở mọi thời điểm sau
nó vẫn thế. Vậy Huệ có đảm bảo được đã tăng tháng 3 rồi thì giá điện không tăng
nữa không?
Cần rạch ròi các
khái niệm, giá điện, tiền điện phải trả và nhu cầu dùng điện. Lý giải không rõ
ràng của Vương Đình Huệ, lảng sang thời điểm tăng giá nhằm bảo vệ cho quan chức,
chứ không đứng về người tiêu dùng, mặc dù anh ta xuất thân từ con nhà nghèo.
Vương Đình Huệ
còn bênh vực cho giá điện bậc thang, cho rằng biểu giá lũy tiến giúp người
nghèo có lợi. Đây là sự nhập nhằng vì EVN chẳng cho người nghèo một đồng nào hết,
nếu có cảm giác ấy thì là móc túi nggười dùng điện ở các mức thang cao bỏ sang
mà thôi.
Nhưng thôi, những
gì Vương Đình Huệ giải thích xung quanh giá điện còn nhiều điều phải nói lại.
Trở lại chuyện Huệ đọc thơ để bênh vực cho EVN, tức là đưa thơ vào đời sống
quan chức, người viết bài cũng xin có mấy câu vè:
Tháng ba đột ngột mưa rào
Để Vương Đình Huệ đi vào đi ra
Điện tăng dân chúng kêu la
Trong phòng lạnh, Huệ đi ra đi vào:
- “Năm nay thời tiết thế nào
Biết đâu hoa sữa nở vào tháng năm”
Cho nên cái sự điện tăng
Chẳng qua là tại cái thằng không mưa.
23/5/2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét