NGUYỄN
TƯỜNG THỤY
Kết quả lấy ý kiến đối với Phương án 1 về quy định liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông. Nguồn: vietbao
Vừa
rồi, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia chút nữa
gây xung đột về Luật.
Trong
mấy nội dung cấm xung quanh chuyện rượu bia được đưa ra, Quốc hội chỉ thông qua
được mỗi nội dung “không được quảng cáo
rượu, bia trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 19h đến 20h hàng ngày; ngay
trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em”.
Các
nội dung khác như cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc khí
thở có nồng độ cồn hoặc có nồng độ cồn vượt mức quy định; không qui định hay
qui định cấm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong khoảng thời gian nhất định,
đều không được thông qua.
Ở
đây chỉ bàn đến qui định cấm lái xe uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao
thông. Cả 2 phương án về vấn đề này không thông qua được gây ra nhiều bàn tán,
bày tỏ thất vọng về các đại biểu quốc hội, cho rằng quốc hội coi thường tính mạng
người dân, thậm chí cho rằng quá nửa quốc hội... nghiện ngập.
Có
một điều ai cũng biết rằng, uống rượu bia khi lái xe là thủ phạm chính gây ra nhiều
vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Mỗi năm trung bình có 10 nghìn người chết vì
tai nạn giao thông, trong đó trên 37% do rượu bia gây nên. Đại biểu quốc hội,
dù đảng cử hay chạy chọt, dù dốt nát lắm
cũng không thể không nhận ra điều này. Mặt khác, nó cũng không phải là điều “nhạy
cảm” như nhân quyền, dân chủ mà lo ngại không dám biểu quyết. Thế mới khó hiểu.
Câu
hỏi đặt ra là tại sao, một nội dung quá hiển nhiên, cứ ngỡ phải trăm phần trăm
nhất trí mà lại không được thông qua? Theo tôi hiểu thì mọi dự thảo luật đều phải
được thảo luận. Sau mỗi lần thảo luận lại phải sửa căn cứ vào các ý kiến thảo
luận, có khi sửa đi sửa lại nhiều lần. Nhưng đến khi biểu quyết vẫn không thông qua
được? Vì không hiểu được suy nghĩ của các đại biểu nên tôi không lạm bàn ở đây.
Tuy
nhiên, nếu tôi là đại biểu quốc hội thì tôi sẽ không biểu quyết nội dung cấm uống
rượu bia khi lái xe, lý do gì tôi sẽ nói sau đây:
Luật
Giao thông đường bộ, Điều 8 nói về các hành vi bị nghiêm cấm. Hành vi bị nghiêm
cấm ở khoản 8 điều này là hành vi: Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên
dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50
miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở...
Giả
sử trong dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia, phương án 2 “cấm điều khiển phương tiện giao thông mà
trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an
toàn giao thông” được thông qua thì sẽ trùng với Luật Giao thông đường bộ”.
Cùng
một nội dung mà đưa vào ở cả hai Luật là không cần thiết nếu không nói là ngớ
ngẩn.
Còn
giả sử phương án “cấm điều khiển phương
tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn” (tức là cứ có nồng
độ cồn dù thấp hay cao đều không được phép, chứ không cần phải đến ngưỡng nào
đó) được thông qua. Khi đó, Luật Phòng chống tác hại của bia rượu sẽ mẫu thuẫn
với khoản 8, điều 8 của Luật Giao thông đường bộ. Cảnh sát giao thông sẽ xử lý
kiểu gì đây, theo Luật Giao thông đường bộ hay Luật Phòng chống tác hại của rượu
bia?
Như
vậy, việc không thông qua được qui định cấm lái xe uống rượu bia khi điều khiển
phương tiện giao thông lại hóa hay. Nó tránh cho Quốc hội rơi vào tình trạng chồng
chéo giữa các luật, hoặc các luật xung đột nhau.
Cũng
vì vậy nên tôi không hiểu tại sao Quốc hội lại đưa qui định cấm lái xe uống rượu
bia khi điều khiển phương tiện giao thông vào Dự thảo Luật Phòng chống tác hại
của rượu bia?
Còn
các đại biểu suy nghĩ như thế nào khi không biểu quyết, như đã nói, điều này tôi không biết được.
6/6/2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét