Báo Sài Gòn Tiếp Thị đã bị bức tử
Như vậy, sau 19 năm tồn tại, sáng nay ngày 28/2/2014, tờ báo này đã chính thức bị bức tử.
Đây là một tờ báo đã có nhiều đóng góp cho đất nước. Nơi đây cũng đã có nhiều góc phản ánh hiện thực nhiễu nhương của xã hiện tại, điều mà giới cầm quyền thường gọi là "nhạy cảm"...
.
Giấy báo tử báo Sài Gòn Tiếp thị:
Một thành viên của tờ báo này đã xót xa thốt lên rằng:
"11h30 ngày 28.2.2014 - Quyền Tổng Biên Tập Nguyễn Xuân Minh đã đọc quyết định chính thức chấm dứt hoạt động của tờ báo... những con người này đã đứng nghe đọc án "tử" cho tờ báo của mình... nước mắt đã rơi... nghĩa tử là nghĩa tận... nhưng... đau lắm người ơi...
Hôm nay, ngày giỗ của chúng ta..."
Quyền Tổng Biên Tập Nguyễn Xuân Minh rơi lệ khi đọc "giấy báo tử"
Như một lời chia tay
Cám ơn các bạn
"Một lần nữa, bằng lời xin lỗi chân thành vì chúng tôi không thể tiếp tục phục vụ các bạn được nữa. Chúng tôi xin cúi đầu cảm tạ những tình cảm mà bạn đọc đã dành cho chúng tôi trong suốt thời gian qua. Xin mượn tựa một cuốn sách với tựa đề “Nếu còn có ngày mai” để thắp lên hy vọng rằng, chúng ta sẽ còn gặp lại nhau ở đâu đó ở một ngày mai tươi sáng hơn.
Kính.
Tất Đạt"
PHÚT LÂM CHUNG CỦA TÒA SOẠN BÁO SGTT
Chùm ảnh giờ phút cuối cùng ở SGTT sau khi tổng Minh tuyên bố... tạch:
Ảnh: Abdul Dang
Trích sổ tang
Nhà báo Nguyễn Thông (Báo Thanh Niên):
Mình vừa đọc xong tờ Sài Gòn Tiếp Thị số trăng trối. Chỉ nhận xét ngắn gọn: đến số cuối cùng trước khi chết mà bài vở của nó vẫn đàng hoàng thì quả thật đáng khâm phục. Nói theo kiểu Bắc: Kinh thật.
Dưới chính thể này, báo chết chả riêng chỉ tờ Sài Gòn Tiếp Thị. Mình đã từng chứng kiến tờ Tổ Quốc (của đảng Xã hội), tờ Độc lập (đảng Dân chủ), tờ Tin Sáng (của Ngô Công Đức, Nguyễn Ngọc Lan và nhóm trí thức Sài Gòn) chết giãy đành đạch chỉ bởi nguyên nhân "đã hoàn thành nhiệm vụ". He he, xong nhiệm vụ thì... phải chết, hệt bên Tàu, "điểu tận cung tàng", bất nhân cả thôi.
KTS. Nhật Thực:
Cuối cùng thì ngày ấy cũng đã đến.
Một tờ báo đã từng quy tụ được nhiều cây bút rất sắc, đã từng có những ấn phẩm Xuân với chuyên mục Hương vị Quê nhà thật đượm phong vị Việt, đã từng đi trên tuyến đầu đấu tranh phản biện xã hội trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, đã từng lên tiếng nhiều lần về những trò mánh lới tiểu nhân của nhà nước Trung Quốc, đã luôn sát cánh với giới tiểu thương và các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - xem như rễ sâu gốc bền của nền kinh tế để giúp họ có thêm kiến thức làm ăn tốt hơn...
Tờ báo ấy đã kết thúc sứ mệnh tốt đẹp của mình ngày hôm nay bởi nhiều nguyên nhân tế nhị, trong đó có cả những barie và những nhát kéo. Những gì tiên phong đã xây trong quá khứ nay trả lại cho kỷ niệm. Một thương hiệu đã mất đi chính ở một tờ báo chuyên giúp dân lành gầy dựng thương hiệu. Cũng xem như sinh nghề tử nghiệp.
Thôi đành chia tay, hẹn ngày trở lại, khi bầu trời đã sáng trong hơn...
Đôi lời phân ưu cùng SGTT - một tờ báo có duyên và có phông văn hoá mà tôi đã từng thấy trước đây...
Nhà phê bình nghiên cứu Lại Nguyên Ân:
Xin nhờ blog Xuân Diện gửi lời chào buồn tới những cố nhân ở SGTT.
Tôi là người đã từng được SGTT giới thiệu, cho nên cảm tình với tờ báo là sâu nặng.
Về chuyện SGTT buộc phải chia tay bạn đọc, tôi cũng buồn, nhưng cũng thấy sau cái buồn chia biệt một ấn phẩm đặc sắc này, ta cũng nên thấy SGTT đã đi vào lịch sử với "chân dung" đẹp đẽ, không một vết nhơ.
Tôi tìm hiểu khá nhiều báo cũ, thấy danh vị một tờ báo không lệ thuộc độ dài thời gian tồn tại của nó. Thời trước 1945, có những tờ chỉ tồn tại dăm ba số, có tờ trụ được trên dưới 1 năm, nhưng những gì nó làm được đều được ghi nhận mãi mãi.
Còn trong thời gian gần dây thôi, có tờ báo đạt tới đỉnh cao danh dự của nghề báo, của lịch sử báo Việt, nhưng đã không kịp "chết", lại tiếp tục đội tên cũ để sống tiếp, rồi làm nhơ những danh dự mà tờ báo ấy từng đạt tới.
Còn đối với người viết báo, từng thời gian làm việc với mỗi tờ báo là một đoạn trải nghiệm, và không trải nghiệm nào là vô ích cả.
Chúc các bạn cũ của SGTT làm được nhiều điều hay, thú vị, xứng đáng, ở những ấn phẩm mới mà các bạn sẽ tham dự.
LẠI NGUYÊN ÂN
Đoàn Xuân Cao:
Vĩnh biệt báo Sài Gòn Tiếp Thị - một tờ báo 19 năm qua luôn cố gắng thở những hơi thở của cuộc sống!
Nhưng
Đóng lại một cánh cửa sẽ mở ra một cánh cửa khác.
Chúc các chú, cô, anh, chị phóng viên, biện tập viên và nhân viên nói chung của báo Sài Gòn Tiếp Thị luôn chắc tay viết và gặt hái thêm nhiều thành công!
Le Quoc Vinh:
Bức ảnh này của Tran Viet Duc rồi sẽ trở thành lịch sử, bởi đó là chứng nhân cho sự kết thúc của một tờ báo từng là sự ngưỡng vọng và kính trọng của nhiều thế hệ nhà báo Việt Nam.
Nhiều tờ báo và tạp chí sinh ra rồi lặng lẽ ra đi, nhưng Sài Gòn Tiếp Thị thì khác. Hôm nay Sài Gòn Tiếp Thị chính thức đình bản, không phải vì nó dở, không bán được, mà bởi những lý do nội tại riêng. Tôi thích tờ báo này, mặc dù không phải là người đọc thường xuyên, ngay từ những ngày đầu. Tôi cũng quý trọng người khai sinh ra nó, chị Kim Hạnh, một nhà báo tâm huyết và thực sự tài năng. Tôi cũng kính nể những giá trị, những hoạt động mà tờ báo này cống hiến cho xã hội. Nhưng hình như con đường đi của nó, từ thời hậu Kim Hạnh, đã không còn theo sát thời cuộc nữa.
Mọi sự kết thúc đều là đáng tiếc, đặc biệt đối với Sài Gòn Tiếp Thị, một tờ báo đúng nghĩa thj trường một cách nghiêm túc nhất. Nhưng cái chết của một ngôi sao là để sản sinh ra những ngôi sao mới. Hy vọng thế!
Anh Chí:
Thân gửi các nhà báo Mạnh Quân, Mùa Thu, Ha Viet Nguyen cùng các anh chị em cựu tòa soạn báo SGTT,
Tôi chỉ xin gửi đến anh chị em rằng: Một cánh cửa đóng lại đồng thời cũng có nhiều cánh cửa khác mở ra.
Xin chúc anh chị em nhiều sức khỏe!
Theo Tễu blog
Trời chưa sụp ! vậy là các anh chị có cơ hội đi bên lề trái , và chúng tôi sẽ có thêm nhiều blogger tự do , dân oan sẽ có thêm nhiều anh chị giúp đở , hàng ngủ biểu tình chống Tàu Khựa sẽ đông hơn v.v...Với tôi , khai tử SGTT là 1 tin vui hihi...
Trả lờiXóavà có cơ hội được liêm sĩ , sáng dậy soi gương các anh chị không thấy hổ thẹn ! các anh chị nhoẻn miệng cười ! Như Nguyễn Tường Thụy đã có lần nói với anh Đắc Kiên khi anh bị sa thải rằng :".....Thôi từ nay cơm cháo....."
XóaTà quyền mở tờ báo này rồi tà quyền dẹp. Chuyện chẳng đáng bận tâm vì ở VN từ khi tà quyền cướp chính quyền ngày 2/9/1945 lập ra cái gọi là nước VNDCCH và CHXHCN VN đều mang cụm từ "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" , thì tà quyền chưa bao giờ cho phép báo chí truyền thông tư nhân hoạt động đâu, bọn nhà báo SGTT này chẳng qua cũng chỉ là công cụ của tà quyền, chứ không phải thuộc tư nhân - nhân dân sở hữu. Thứ 2, bọn nhà báo SGTT cũng như bọn khác ở những tờ báo đài khác có bao giờ đến chổ dân oan hay những cuộc biểu tình, hoặc đi gặp những nhà bất đồng chính kiến để phỏng vấn đưa tin. Đấy là tự do ngôn luận theo kiểu cộng sản độc tài, có chăng chỉ là những chiếc bánh vẽ, kẹo lựa cho dân ăn no đến phát ngán.
Trả lờiXóaChúng nó tự lập lên "chính" quyền tự bầu bán chức vị chủ tịch, thủ tướng, tổng bí thư, chứ nhân dân chưa hề có tự do cầm lá phiếu bầu ra chúng cả.
Chuyện này đáng mừng hơn đáng buồn bởi vì chúng nó câu xé nhau, nhân dân chỉ bận tâm 1 đứa nào chết thì dân nhờ thêm 1 tí, đở tốn tiền thuế dân. Thế thôi.
Đây là một tin vui vì:
Trả lờiXóa- Những người làm việc tại bất kỳ tòa soạn báo nào ở VN cũng là công cụ của tà quyền vì ở VN làm gì có báo chí truyền thông tư nhân hoạt động.
- Cái hèn vì miếng cơm, sổ hưu, việc làm khiến cho không có phóng viên báo chí đài của tà quyền đưa tin dân oan, biểu tình chống Trung cộng, và phỏng vấn những nhà bất đồng chính kiến, đấu tranh cho dân chủ.
- Báo chí như SGTT mà đứng về phía nhân dân thì làm gì có người phải mở trang blog này hay trang blog khác. Do đó họ chẳng hề là bạn của dân thì cái chết của SGTT không đáng bận tâm.