Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Trong cơn hoảng hốt, công an Việt Nam cướp quyền đi lại của bà Phạm Thị Lân

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Công an canh trước và sau nhà tôi ngày 20/5/2016. Ảnh minh họa. (Hình chặn bà Lân hiện lưu trong camera của chung cư)

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Dịch Vũ Hán không khả quan như tuyên truyền!

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Mấy hôm nay, Hà Nội, Sài Gòn đã nhộn nhịp trở lại. Nhiều người đã bỏ thói quen đeo khẩu trang được hình thành kể từ khi có dịch.
Bản tin của các tờ báo cho thấy, số người nhiễm virus corona ở Việt Nam vẫn dừng ở con số 16 và 15 người đã khỏi. Không có ca tử vong.
Trừ con số ở VN, thì con số ở 31 quốc gia và vùng lãnh thổ khác do những địa chỉ ấy đưa ra. Hàn Quốc, Ý và Iran được tô màu báo động.
Ngoài Trung Hoa lục địa, thông tin từ Hàn Quốc đang làm cho nhân loại quan tâm, lo lắng hàng đầu. Không chỉ vì con số nhiễm và tử vong ở quốc gia này cao mà còn do tốc độ lây lan đến chóng mặt của nó.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Đối thoại nhân quyền có đem lại hiệu quả?

NGUYỄN TƯỜNG THỤY 


Một số quốc gia hoặc tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở VN (Việt Nam). Đó là các quốc gia được coi là biểu tượng về nhân quyền. Với các nước này, vấn đề nhân quyền luôn đi kèm với chính sách ngoại giao, thậm chí còn là trọng tâm trong quan hệ với VN. Hàng năm các quốc gia hay tổ chức này đều mở những cuộc đối thoại với Việt Nam về lĩnh vực nhân quyền, Tính đến năm 2019, đối thoại nhân quyền quyền Australia - Việt Nam đã diễn ra 16 lần, Hoa Kỳ - Việt Nam 23 lần, Thụy Sĩ - Việt Nam 14 lần, Na Uy - Việt Nam 13 lần... Với Liên minh Châu Âu, đối thoại nhân quyền EU - Việt Nam lần thứ 9 vừa diễn ra tại Hà Nội ngày 19/2/2020. Những cuộc đối thoại song phương về nhân quyền không diễn ra với nhiều nước mà chỉ ở những nước tình trạng nhân quyền trở nên tồi tệ. Ví dụ Australia chỉ đối thoại nhân quyền với VN, Trung Quốc và Lào.

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

Về lại Đồng Tâm

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Hơn 1 tháng sau vụ nhà cầm quyền gây tội ác ở Đồng Tâm, không khí tang tóc vẫn bao trùm lên cả nhà cụ Lê Đình Kình. Cụ Dư Thị Thành giàn giụa nước mắt, vừa khóc vừa ra đón chúng tôi. Con cháu cụ Kình và họ hàng đang tụ tập dưới mái che trước nhà. Có lẽ những ngày này, Cụ bà không thể chịu đựng được cảnh côi cút một mình. Cũng may, con cháu và những người thân của Cụ đều ở quanh đấy.
Chúng tôi bước vào nhà, không khỏi ngậm ngùi. Nơi cụ Kình thường tiếp chúng tôi bây giờ là nơi thờ Cụ. Bàn thờ cho người mới khuất để thờ cúng trong vòng thất tuần, sau đó mới rước di ảnh lên bàn thờ chính. Bàn thờ đang nghi ngút khói hương, và rất nhiều đồ cúng lễ. Ảnh Cụ đó, một cụ già dừng lại ở tuổi 84, quắc thước, râu tóc bạc đang nhìn ra xung quanh, có lẽ Cụ cũng nhận ra chúng tôi là người quen.

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

Khi ông Nhị Lê cãi

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Tôi có thể sai nhưng “đồng chí” Mác không bao giờ sai?

Ông Nhị Lê, nguyên Phó tổng biên tập tạp chí Cộng sản vừa có bài “cãi” trên VTC về vụ ông viết bài “Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc” đăng trên báo Đầu tư bị dư luận chỉ trích.

Tít bài ‘Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc' gây tranh cãi: TS Nhị Lê lên tiếng

Bài cãi của ông nói lên ông đọc khá nhiều thứ mà người ta xếp vào hàng kinh điển. Có lẽ đọc nhiều quá mà cái mảng thực tiễn để kiểm tra lý luận ông không đến xỉa gì tới như số phận của học thuyết Mác - Lê, số phận của các quốc gia đã áp dụng học thuyết đó bây giờ ra sao và đặc biệt đảng CSVN bây giờ nó đang như thế nào. Với ông, cứ bám chặt vào kinh điển là ăn chắc. Trong suốt bài cãi nổi lên một ý là, các người chỉ trích tôi nói đảng trở thành dân tộc nhưng ý ấy đâu có phải của tôi mà là ông Mác, ông Ăng Ghen đấy chứ. Tôi nói, các người có thể chỉ trích, chứ còn hai ông ấy nói thì các người có dám cãi không. Tương tự như khi tranh luận điều gì đó, người ta hay chẹn họng nhau: “Cãi đài hở? (có câu “đài bảo báo đăng” chứ biết đâu đài báo cũng tào lao lắm). Đúng là học gạo có khác.

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Tiếng pháo ngày xuân.

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Sau khi Trung Quốc cấm pháo thì sau đó năm 1995 Việt Nam cũng cấm pháo. Từ đó, giảm đi hẳn không khí tết và tết đến một cách dửng dưng.
Tết xưa vào khoảng giữa Tháng Chạp, tiếng pháo đã đì đùng đây đó, càng những ngày sau càng dồn dập hơn và đồng loạt nổ vào lúc giao thừa. Rồi tiếng pháo rải rác cho đến tận mùng 10 âm lịch như thể muốn kéo tết lại.
Những năm đó, miền Bắc Việt Nam nghèo đói thê thảm. Ấy là thời kỳ “Dân có ruộng dập dìu hợp tác. Lúa mượt đồng ấm áp làng quê” (Tố Hữu). Tuy vậy người dân vẫn dành tiền đốt pháo trong dịp tết Nguyên Đán vì đó là tết cổ truyền của dân tộc mà pháo là thú chơi không thể thiếu. Gọi xuân về không có gì truyền cảm, thôi thúc bằng tiếng pháo.

Chống đại dịch virus corona: Đóng cửa biên giới là vấn đề sống còn


NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Chỉ đến khi ông Phạm Bình Minh ngoại trưởng giải thích lý do tại sao không thể đóng cửa biên giới Việt Trung, dân chúng mới ngã ngửa ra là VN (Việt Nam) đã buông bỏ chủ quyền. Ông ta giải thích việc đóng cửa biên giới phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương.
Ông nói trong bối cảnh báo chí và dư luận yêu cầu chính phủ đóng cửa biên giới Việt Trung và trong khi một loạt nước đã đóng cửa biên giới với TQ (Trung Quốc) hoặc cấm công dân TQ hay công dân nước nào đã từng ở TQ trong thời gian gần đây nhập cảnh vào nước họ. Đó là các quốc gia  Nepal, Singapore, Mông Cổ, Malaysia, Philippines, Kazakhstan, Nga, Mỹ, New Zealand, Nhật. Triều Tiên là nước có nhiều thâm tình nhất với TQ lại là nước đóng cửa biên giới với TQ sớm nhất, ngay từ hôm 22/1/2020.