Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Vợ tao

Trang cuối tuần

(Chuyện nhặt trên mạng)

Từ hồi đẻ cho tao đứa con, đéo hiểu vì sao như người mất não. Quên quên nhớ nhớ, bán hàng nhầm lẫn, quên đơn là chuyện bình thường. May khách toàn khách hiền khách thương, thấy vợ tao quên thì nhắn, thấy vợ tao tính toán nhầm thì cười bảo tính lại.

Đi ra đến chợ quên mất định mua gì. Mua xong trả tiền đéo thèm cầm đồ về. Người ta lại mang về tận nhà cho. Trất lắm!

Hôm trước, bả tranh việc đi nộp tiền điện. Hồi lâu xong không thấy về, lấy máy gọi thì thấy máy nó vứt lăn lóc ở nhà. Xong cảm giác ko ổn nên gọi cho ông anh chỗ trụ sở thì ông ý mừng như vớ được vàng:

Từ câu chuyện cây xăng Nhật

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Nhiều người nhận xét, những chuyện bình thường ở các nước văn minh nếu xuất hiện ở Việt Nam thì đó lại là chuyện lạ. Nói cách khác, những việc làm tốt được dư luận khen ngợi thì đó là chuyện bình thường ở các nước khác. Nhận xét này đúng, và vì thế làm cho chúng ta đau lòng. Ví dụ nhặt được tiền trả lại người mất, cảnh sát dẫn người già qua đường… đều gây xôn xao trên báo chí. Nhiều người nhất quyết không tin, phân tích hình ảnh rồi kết luận là… diễn.

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

SỐNG CHẾT MẶC BAY

Truyện ngắn của Phạm Duy Tốn 1918

Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên lên to quá, khúc đê làng...thuộc phủ... xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột.Tình cảnh trông thật thảm.

LÁ DIÊU BÔNG

Ngẩn ngơ tìm lá diêu bông 
Tuổi yêu dài dại giữa mông lung chiều. 
Nhởn nhơ với đám thả diều 
Em dưng dửng đố, tôi liêu xiêu đời.


Diêu bông ơi! Diêu bông ơi! 
Dẫu trong ảo mộng mà lơi lả tình 
Tôi ngu ngơ chẳng hiểu mình 
Cũng xôn xao dạ, cũng đinh ninh lòng.

Em lau nhau mớ con bồng 
Tôi bàng bạc tóc vẫn tồng ngộc yêu.

TƯỜNG THỤY

Ngày 25/10/ xử sơ thẩm Phan Kim Khánh.

Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

Con kiến leo cành đa

Nguyễn Tường Thụy

Cứ mỗi khi tình hình kinh tế, xã hội trở nên tồi tệ, các mâu thuẫn nội tại chuyển hóa thành gay gắt thì ĐCSVN (đảng Cộng sản Việt Nam) lại tìm cách đổi mới, cải cách, ra nghị quyết và kêu gọi tinh thần quyết tâm. Những cải cách ấy dù có chút tác dụng tích cực nhưng cũng chỉ là nửa vời.
Năm 1986, trước cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đất nước đến bên bờ vực thẳm, VN (Việt Nam) đã phát động đổi mới (mà thực chất là sửa sai). Cuộc đổi mới này tuy “đã thu được kết quả ban đầu, về sau ngày càng đuối sức, trở về cảnh trì trệ kéo dài, ngày càng nặng nề, để càng đổi mới càng tụt hậu và khủng hoảng nặng nề thêm mà vẫn không sao tìm ra lối thoát” (VOA). Nền kinh tế vẫn yếu kém và bế tắc như chúng ta đều thấy bởi đã kinh tế thị trường lại còn mang theo cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”; bởi kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và đặc biệt là bởi cải cách kinh tế nhưng không cải cách chính trị, chế độ vẫn là chế độ độc tài.