Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Tổng thống Trump, vị thế nước Mỹ và nhân quyền ở Việt Nam

NGUYỄN TƯỜNG THỤY


Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 12/11/2017

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 12/11/2017
 AFP















Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

CHỦ NGHĨA MÁC VÀ SỰ THỬ NGHIỆM

Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, chúng tôi đăng lại bài “Chủ nghĩa Mác và sự thử nghiệm”. Tác giả viết từ năm 2013.
=============
NGUYỄN TƯỜNG THỤY

1. Tôi không phủ nhận toàn bộ học thuyết Mác, nhất là mảng ông thừa hưởng và nâng cao lý thuyết của Hêghen, Phơbách. Tôi cũng không có điều kiện nghiên cứu nhiều về học thuyết Mác để phân tích toàn diện nó hay, dở như thế nào. Chỉ biết rằng, khi những người cộng sản áp dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn thì học thuyết Mác đã bộc lộ ra những sai lầm chết người. Nước nào đã thoát ra khỏi cái bóng của nó thì họ không có gì phải nuối tiếc nếu không nói là vẫn còn kinh hoàng.

Có phải gửi tiền vào ngân hàng là ham lãi, mang giấc mơ làm giàu?

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Tiết kiệm là một chủ trương lớn của nhà nước Việt Nam ít nhất cũng bằng lời nói, chẳng phải bây giờ mà từ rất lâu rồi. Tôi không biết lần đầu nhà nước hô hào tiết kiệm là thời gian nào, chỉ biết là ngay từ khi đang đánh nhau với Pháp. Tôi lớn lên đã nghe nói đến. Lớn tí nữa thì thấy trên các đường phố, nơi công cộng có những khẩu hiệu hô hào tiết kiệm. Hồi năm 197x, có lần đi trên đường phố thị xã Sơn Tây tôi thấy một cái pano viết: “Tiết kiệm nhà nước hô hào /Anh chị đã gửi đồng nào hay chưa?”. Đọc thấy bật cười vì ngồ ngộ về chữ nghĩa nhưng rõ ràng nó phản ánh chủ trương tiết kiệm của nhà nước. Tới thập niên 80 thì thấy nâng tiết kiệm lên thành “quốc sách”, rồi “quốc sách hàng đầu”. Nói thế để biết nhà nước ngày càng coi trọng tiết kiệm, càng nợ nần, càng hô hào mạnh.