VÂN THUYẾT
Từ ngàn xưa con người đã và luôn quan tâm đến cái đẹp , quan tâm đến khám phá tìm hiểu tự nhiên - đó là sự khám phá để khai sáng cho tinh thần con người . Triết học , khoa học , nghệ thuật và cả tôn giáo là những đính cao của lý trí , của trí tuệ con người - đó là đời sống tinh thần đem lại giá trị thiết thực cho cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn - đó cũng là những phẳm chất cao quý chỉ có ở con người như lời triết gia Platon đã nói : - “ Đời sống tinh thần là văn hóa của linh hồn - nó dẫn dắt đời sống nhân loại “.
Các triết gia cổ đại còn khẳng định rằng : “không yêu thích âm nhạc , nghệ thuật , văn chương thi ca tức là khinh bỉ ngay thực tại “. Chính bởi vậy mà nhũng tác phẩm triết học , văn học , thi ca , âm nhạc , hội họa , điêu khắc …đã được nhân loại luôn gìn giữ ,bảo tồn cho đến tận ngày nay .
Suy tư tôi tự hỏi : -Tại sao chỉ có con người lưu tâm đến cái đẹp , cho dù nó là một vật nhỏ xíu xoàng xĩnh nhất của đời sống hàng ngày !? - tại sao chỉ có con người đam mê khám phá tự nhiên !? Thật khó có thể đưa ra một lý lẽ tối thượng nào để minh chứng cho điều kỳ diệu đó . Chúng ta chỉ giản đơn khái niệm rằng : con người có lý trí , có trí tuệ - hay cách khác : con người có lao động , có ngôn ngữ .Vậy điều gì đã xảy ra trong tâm trí và tình cảm của con người để xây dựng các hình thái nghệ thuật . Có một lực lượng hay một giá trị thần bí nào đó tác động đến chúng ta !? , và lực lượng đó đang từng bước , từng bước theo dõi và khảo sát chúng ta chăng !?
Bản tính tự nhiên của con người là hoài nghi là tìm kiếm . Bởi thế - chúng ta có thể xem xét rằng - sự tồn tại của cái đẹp không hòan toàn tùy thuộc vào phạm trù lý trí thông thường , nó còn nảy sinh những bí ẩn nào đó - đây là niềm thu hút trí lực , là niếm khao khát đến đau khổ của nhân loại nhằm đạt được cái tột cùng huyền diệu đó . Có lẽ lời tuyên bố của Aristote là câu trả lời sáng giá nhất cho sự thắc mắc của chúng ta : “Tìm kiếm vẻ đẹp là niềm ham muốn vĩnh hằng “.
Ở mọi thời đại - các giá trị nghệ thuật luôn bị đời sống hiện thực xã hội tác động . Sự hưng thinh hay suy vong của thời đại cũng liên quan mật thiết đến sự hình thành các quan điểm thẩm mỹ .Trong thực tế đó - những cá nhân cũng phải tuân theo quy trình tự nhiên của đời sống - chỉ một số rất ít không chịu năng lượng lực hút của thực tại chi phối - họ là những người có năng lượng đối lực , có ý chí bẩm sinh tách biệt hoàn toàn , không bị điều kiện hóa bởi xã hội - nhưng sự tách biệt này không ảnh hưởng đến phẩm chất của họ - họ là những nhà sáng tạo - là các động lực cho sự thăng hoa của tiến trình nâng cao văn minh , văn hóa của nhân loại . Nguồn cảm hứng của tương lai cũng bắt đầu từ các khởi điểm chân thực : - “ Những thiên tài khai sáng , những nghệ sĩ sành điệu cái đẹp - cô đơn và đau khổ …” !? “. Lich sử đã ghi nhận cho nhân loại biết bao kỳ quan vĩ đại của trí tuệ con người : Homere , Đức phật Thich Ca , Lão tử , Socratet , Platon , Aristote , Chúa Jesu , Dante , Cristoforo Colombo, , Raphael , Leonardo Da Vinci , Michelangelo, Cervantes ,Shakespeare ,Galilei , Newton , Moza , Beethoven, Chopin , Kant , Hegel , Goethe, Mozart , Beethoven, Chopin , Balzac , Nietzsche , Doxtoiepxki , Lep Toxtoi , Vangor , Freud , Einstain…
Người nghệ sĩ đích thực - thực sự đau khổ và luôn tự vật vã , tự tra vấn với chính lòng mình . Phần đông họ thấu hiểu sâu xa - họ tạo dựng các tác phẩm để cùng nhân loại đánh giá , thẩm định cái đẹp - thẩm định chính tâm hồn , trí tuệ và và đạo đức nhân loại .Triết gia người Đức Schopenhauer cho rằng : “ Nghệ sĩ cho chúng ta mượn đôi mắt của anh ta để nhìn thế giới “. Người nghệ sĩ muốn diễn tả chân xác những khát vọng sâu kín - những suy tưởng trực giác - nhưng luôn bị xô đẩy trở lại cái hiện thực nghiệt ngã của những biến cố bi hài của xã hội thăng trầm - của những khó khăn , những cam go khốc liệt của cuộc sống đấu tranh sinh tồn của con người - nó trôi nổi trong vòng sinh tử của cuộc đời - những quy luật cao cả , thánh thiện nhất - những tình cảm sáng láng theo giá trị tích cực nhất cũng có thể bị phá vỡ , bị thương tổn bởi cái phũ phàng : “ của thế đạo suy vi - của tà thuyết bạo hành “.
Là tình cờ của tư duy - hay bổn phận của tư tưởng , dù hiểu theo nghĩa nào thì niềm mơ ước sáng tạo cái đẹp của nghệ sĩ vẫn tiếp tục thăng hoa . Ở mỗi thời đại nó được biến đổi theo những hệ thống thẩm mỹ riêng , đặc thù . Tự nó sẽ được tách khỏi tinh thần bế tắc để rồi lại gặp những khó khăn mới , những ngăn trở mới , những bế tắc mới , rồi tự nó lại vượt qua …chu trình này cứ thế tiếp diễn không ngừng . ..Ý thức sâu sắc điều này , những người sáng tạo - những nghệ sĩ chân chính phải gánh chịu lấy trách nhiệm nặng nề đầy hiểm nguy - luôn là những người tiên phong khám phá …giành giật với thiên nhiên , với tạo hóa - phải chịu đựng những lời chê bai , phê phán của đồng bào mình , biết chấp nhận những nguy kịch có thể đến với số phận . Quá trình sáng tạo của họ là mơ ước diễn đạt trung thực lại điều họ lắng nghe trong sâu thẳm tâm hồn , trong đôi mắt luôn hồn nhiên xen lẫn ưu tư truyền đạt thông điệp của cái huyền thực màu nhiệm lưu tồn nơi bản tinh đối nghịch , câm lặng , thầm kín của xúc cảm trọng tận cùng vô thức - trong nhận thức của trí tuệ vượt trội không gian , thời gian , như một lời cầu nguyện thiêng liêng để gợi lên mỹ cảm - sáng tạo nên những quy luật , những tư tưởng mới cho cái đẹp cho nghệ thuật …Trong nhận thức sáng tạo - quy luật cơ bản của đời sống thánh thiện xâm nhập vào từng tế bào của xúc cảm trong sự ức chế của lòng ham muốn vươn tới giải thoát - là điểm cốt yếu huyền bí .Người làm nghệ thuật , triết gia , hay nhà khoa học luôn phải đối đầu không mệt mỏi giữa cảm xúc sáng tạo với cái thô lậu , tầm thường của thói quen nghi thức đời - và có thể va chạm xung đột với ngay cả những định luật bền vững của chính những thiên tài đi trước đã tạo dựng để tiếp tục phát minh , bổ xung , cải tiến , đổi thay cho phù hợp với tinh thần thời đại . Chúng ta hãy đọc những vần thơ của Tagore :
“ Trong cơn nguy biến , không nên cầu xin được bảo vệ . Hãy cần có đủ nghị lực , đủ quả cảm , để vượt qua mọi trở ngại “
“ Trong đau khổ , không nên khấn vái , trông chờ ai cứu độ . Chỉ cần có đủ tâm trí và can đảm để chế ngự nó “
“ Không nên sống thụ động trong lo âu sợ sệt hay chờ mong một tha lực nào đến cứu vãn . Phải luôn kiên trì , phấn đấu liên tục , cho đến kỳ cùng , để tự giải thoát lấy ta “.
Một câu hỏi về chiều sâu của ngưỡng vọng tối cao không giới hạn của cảm xúc và lý trí được đặt ra : - Ai sẽ là người thẩm định các tác phẩm - các giá trị chân thực nhất mà những thiên tài , những người nghệ sĩ đã sáng tạo nên - chắc chắn là đồng loại , là xã hội . Bởi tiếp xúc trực tiếp với bản ngã sáng tạo - với thực tế cam go không ngưng nghỉ của cuộc đời mưu sinh - họ luôn là kẻ đầu tiên vấp phải hàng rào phòng thủ kiên cố của những định kiến , của những thói quen cố hữu bị quán tính thường nhật dẫn dắt , bị những áp đặt độc đoán , độc tài , những hẹp hòi , những đố kỵ , những ích kỷ ngăn cản . Theo Freud tác phẩm nghệ thuật rất cần : “ Những cặp mắt khác lạ của những tâm lý khác lạ . Bởi những cặp mắt cũ , những tâm lý cũ chỉ cho ta thấy những gì đã quen thấy “. Nhưng không thể chờ đợi sự công nhận - bằng sự can đảm dấn thân , người nghệ sĩ vẫn tiếp tục không ngừng - người bạn tâm tình thủy chung của họ là lịch sử sẽ giải minh cho tấm lòng cuồng si , mê đắm sáng tạo của họ .Thật khó diễn giải - hoài nghi là động lực thúc đẩy sáng tạo , nhưng cũng là niềm kích động cho khả năng đền bù không xứng đáng với hiện thực sinh tồn của những người đam mê sự sáng tạo . Có lẽ đây là nghịch lý chua xót mà tất cả những ai yêu sự sáng tạo đều phải chấp nhận cho dù đời người là ngắn ngủi - nhưng ngược lại chính sự ngắn ngủi đó lại có giá trị âm thầm - nó thôi thúc ta hành động nhanh hơn , khẩn thiết hơn cho lý tưởng mà người đam mê sự sáng tạo theo đuổi . Điều này có giá trị nhân bản trong toàn bộ sự sống còn của nhân loại , ở trong tất cả mọi lĩnh vực , trong mọi thời đại .
Người nghệ sĩ không che dấu nỗi niềm của họ , ước vọng của họ - đôi khi họ cũng có chút yếu đuối , mềm lòng tự khép mình trong cô đơn thầm lặng như những bậc tu hành uyên thâm thông tuệ ưa lối sống ẩn dật - nhưng rồi họ lại bùng nổ tư tưởng truy tìm cái đẹp , và họ lại tiếp tục dấn thân hòa mình vào cuộc sống đời thường để trải nghiệm - để thấu hiểu hơn ý nghĩa thực sự của sinh tồn - từ đó chuyên đổi thành biểu hiện cảm xúc và trí tuệ vào tác phẩm của họ - họ có thể giao lưu , đối thoại với đồng nghiệp để trau dồi , học hỏi , chia sẻ - chứ không phải để so sánh hơn thua - bởi mục đích tối thượng của họ là tìm kiếm những cảm xúc mới , phương thức mới , những biểu đạt mới độc đáo , phong phú hơn , hiện hữu chân thực với cảm xúc và suy tư của thời đại hơn .Là những kẻ sáng tạo nên tác phẩm , tác phẩm và chỉ có tác phẩm - phải chăng như lời của triết gia người Pháp Voltaire : “ Tác phẩm cai trị thế giới “- sau đó người nghệ sĩ lại tìm cách ẩn dật , âm thầm thoát ly khỏi đời sống cộng đồng - thực tế sinh động của lịch sử đã chứng minh điều này .Một trí tuệ siêu việt hồn nhiên nhất , rụt rè nhất , ưu tư , u uẩn nhất - bừng lên trong cảm nhận của thực tế theo ý nguyện sáng suốt dẫn dắt tâm hồn , tư tưởng đạt đến trạng thái thanh cao , siêu thoát nhất - gần gũi với triết lý của Trang tử : “ Bậc chí nhân không thấy có mình - bậc thần nhân không nhớ đến công mính - bậc thánh nhân không thấy tên mình “.
Niềm khao khát đó sẽ dẫn dắt đạt đến giá trị toàn thể , tuyệt đối !? Trong diễn biến này có sự hòa nhập giữa hạnh phúc và khổ đau là con đường đánh thức các thế hệ tương lai . Nhiều nhà thơ , nhà văn ,, nhạc sĩ , họa sĩ , nhà khoa học , triết học …đã hoàn thành hành động - sứ mệnh của mình trong tâm trạng cô liêu . Vì chất men say nào mà tâm trí , tư tưởng của các nhà sáng tạo luôn hướng tới siêu việt và bất tử .Họ cũng đã qua những trải nghiệm sâu sắc để vượt lên như lời của triết gia Nietzsche : “ Văn hóa là khát vọng tái sinh trong con người một thiên tài hay một vị thánh - ở nhũng thời đại suy tàn , nghệ thuật là niềm an ủi mà không có sức mạnh “.
Suy tư tôi tự hỏi - Cái đẹp là gì !? Nghệ thuật là gí !? Nghệ sĩ là gi !? ( Tôi tạm gọi chung các nhà thơ , nhà văn , nhạc sĩ , họa sĩ , điêu khắc …là nghệ sĩ ) .Có những mối liên hệ bí ẩn nào gắn kết giữa một thực thể hữu hình với những thực thể vô hính , nhưng không thể tách rời. Hình như có sự tương đồng lan truyền cảm hứng bí ẩn nào đó bởi tất cả là sự khao khát hướng đến sự toàn mỹ của thế giới tự nhiên , của vũ trụ và của cả con người. Những cung bậc tinh tế thiêng liêng của tâm hồn và trí tuệ dẫn dắt người nghệ sĩ đam mê tìm kiếm cái đẹp , và thiên nhiên cũng ưu ái mách bảo cho người nghệ sĩ tạo nên sự xuất thần trong cảm xúc , trong trí tuệ để bắt đầu cho sự ra đời của những hình mẫu lý tưởng , những kiệt tác nghệ thuật .Trái tim người nghệ sĩ run rảy trước cái đẹp thanh cao , thanh khiết và với tất cả tâm hồn , với tất cả lương tri và trí tuệ thực thi bổn phận của sứ mệnh phiêu lưu cả cuộc đời dấn thân cho cái đẹp thi ca , văn chương , âm nhạc , hội họa ,điêu khắc…cho dù cuộc sống thiếu thốn , nghèo khổ , cho dù có thể ê chề , thất bại .Thi hào Tagore đã viết : “ Nhà nghệ sĩ là người tình của thiên nhiên - tuy vậy anh ta cũng vừa là nô lệ - lại vừa là chủ của thiên nhiên nữa “. Nhà văn Gorky đã nói : “ Nghệ sĩ là linh hồn của quốc gia - là tiếng vọng của thời đại “. Nhà thơ Maria Rilke đã viết : “ Đối với kẻ sáng tạo không có sự nghèo khó và không có nơi nào nghèo khó “.
Trí tưởng tượng của người nghệ sĩ có thể đưa tâm trí , tinh thần bay cao , bay xa vượt không gian thời gian của quá khứ và tương lai , nó có thể có sức mạnh tiên tri thần thánh .Với triết gia Nietzsch - tinh thần nghệ thuật được khởi nguồn kết tinh từ hai vị thần Apollon và Dionysos trong thần thoại Hy lạp : Apollon là vị thần của ánh sáng , là sự trong sáng chuẩn mực , là ý thức thanh lọc tâm hồn, là khiếu thẩm mỹ , là ngôn từ diễn tả - còn Dionysos là vị thần của sức sống mãnh liệt, của niềm say sưa đam mê và hành động tạo nên nhịp sống phong phú mãi mãi trong tâm trí con người - hai vị thần đó chi phối tâm hồn con người và thay phiên nhau xuất hiện để khơi gợi giúp người nghệ sĩ luôn có những cảm hứng xuất thần cho sáng tác âm nhạc , thi ca …
Bị ám ảnh , bị thôi miên bởi niềm đam mê truy tìm cái đẹp , đôi khi những nghệ sĩ lớn có thể có những phút giây “ điên rồ “ phi thường cho sáng tạo , chính bởi vậy mà Aristote cho rằng : “ không có thiên tài nào mà không có chút điên sồ trong con người “ .Có lẽ nghệ thuật là môi trường hoàn hảo nhất , thi vị nhất , là tấm gương phản chiếu khát vọng tự do , khát vọng dâng hiến , khám phá và sáng tạo. Trong cơn say xuất thần thúc đẩy người nghệ sĩ sáng tạo nên những tác phẩm đạt tới đỉnh cao mù tuyệt của giá trị nghệ thuật , của cái đẹp , khi đó cảm xúc và trí tuệ chỉ còn là những ngôn từ ước lệ , cả hai hòa thanh thành một thể diễm ảo thần tiên không còn ranh giới phân ly - như trái đất trong vòng xoay của hệ mặt trời - như hệ mặt trời trong vòng xoáy của thiên hà - thiên hà trong vòng giãn nở của vũ trụ - vũ trụ trong vòng giãn nở của siêu vũ trụ....và chúng ta gọi tác phẩm nghệ thuật là kiệt tác và những kẻ sáng tạo nên những kiệt tác đó là những nghệ sĩ , những bậc thầy , những thiên tài của nghệ thuật !? Phải chăng nghệ thuật là yếu tính căn bản để sáng tạo nên những nền văn hóa …!?
(Còn tiếp)
Tác giả gửi cho NTT blog
"Từ ngàn xưa con người đã và luôn quan tâm đến cái đẹp , quan tâm đến khám phá tìm hiểu tự nhiên - đó là sự khám phá để khai sáng cho tinh thần con người . Triết học , khoa học , nghệ thuật và cả tôn giáo là những đính cao của lý trí , của trí tuệ con người - đó là đời sống tinh thần đem lại giá trị thiết thực cho cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn - đó cũng là những phẳm chất cao quý chỉ có ở con người như lời triết gia Platon đã nói : - “ Đời sống tinh thần là văn hóa của linh hồn - nó dẫn dắt đời sống nhân loại “.
Trả lờiXóaĐó là câu của Văn Thuyết, có đúng không? Tôi chỉ nghĩ rằng cái đẹp thì ai cũng thích chứ không phải ai cũng quan tâm,ai cũng thích khám phá tự nhiên chứ không phải ai cũng quan tâm đến khám phá tự nhiên.
Cái đẹp là gì, nghệ thuật là gì, tôi không nói bị thừa câu nghệ sĩ là gì của bác đâu, có lẽ lúc viết bài bác có tí rượu chăng thì thôi bỏ qua không sao, nhưng bác hỏi là gì thì tôi hơi lạ.
Một cái đẹp nhờ son phấn tô điểm cũng là cái đẹp. Một cái đẹp tiềm ẩn mà không phải ai cũng nhận ra cũng là cái đẹp. Trên đời không ai cho rằng mình xấu cả, tùy theo từng góc nhìn thì không có cái xấu trên đời này, mà tùy theo góc nhìn thì không có cái đẹp trên đời này. Với tôi nói riêng nhưng với nhiều người mà hầu hết mọi người thì cái đẹp hay cái nghệ thuật chỉ là cái HỒN VÀ TÂM HỒN của con người hay cuộc sống mà thôi, tuy nhiên nó cũng đóng một vai trò quan trọng nếu không nói là rất quan trọng nhưng nó khogn6 phải là tất cả như Bác nói đâu.