Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

CHUYỆN VUI 30/4

 Tiểu phẩm

Tù nhân: Thưa cán bộ, hôm nay là ngày gì mà treo nhiều cờ thế ạ?
Quản giáo: Hôm nay 30/4 là ngày giải phóng miền Nam, có thế mà không nhớ hả?
TN: Giải phóng khỏi cái gì ạ?
QG: Giải phóng khỏi sự xâm lược của đế quốc Mỹ chớ sao.
TN: Nhưng đế quốc Mỹ rút hết quân sau hiệp định Pa ri rồi cơ mà, chỉ còn người Việt Nam với nhau.

QG: Thì giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách kìm kẹp của chế độ ngụy.
TN: Nhân dân miền Nam bị kìm kẹp thế nào ạ?
QG: Chế độ ngụy thực hiện chính sách ngu dân, học sinh phải 12 năm mới học xong chương trình phổ thông, còn chế độ ta chỉ cần 10 năm. Không có tem phiếu để mua nhu yếu phẩm, không có đảng soi đường chỉ lối, không có lãnh tụ để tôn thờ.... Nghĩa là sống một cuộc đời rất tăm tối. Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Cuộc đời đau suốt trăm năm
Chim kêu trên tổ, cá nằm dưới ao.
TN: Chim kêu ríu rít trên tổ, cá lội tung tăng dưới nước thì tự do quá chứ còn gì nữa ạ?
QG: Í nhầm, là “chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao”. Nói chung đồng bào miền Nam khi chưa được giải phóng thì rất nghèo khổ.
TN: Nhưng em thấy "giải phóng" xong, ta toàn vào miền Nam khuân của về, nghĩa là ta nghèo so với họ, họ có nhiều thứ ta không có?
QG: Họ giàu có là phồn vinh giả tạo, còn ta tuy nghèo đói nhưng mà là nghèo đói thật. Hiểu chưa?
TN: Phồn vinh giả tạo nhưng đầy đủ, so với cái nghèo đói thật thì cái nào hơn ạ?
QG: Không được hỏi khó cán bộ. Xuống biệt giam.
NTT

5 nhận xét:

  1. Tên thụy này cũng là một thành phần phản động đây, chuyên đi khắp nơi hoạt động chống chính quyền chứ tốt đẹp gì, có tuổi rồi mà không biết giữ một chút đạo đức nào cả

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Danh Vong_ Sự thật làm tai chú khó nghe phải không?Thử nghe lời GS Hồng kể lại xem sao:

      'Cú sốc' của cựu Hiệu trưởng Đại học
      ngày đầu vào Sài Gòn

      PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, là một trong hàng ngàn trí thức được điều động vào giảng dạy, xây dựng miền Nam sau năm 1975.

      Năm 1978, khi vừa tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội, ông Nguyễn Kim Hồng được Bộ GD-ĐT phân công vào trường ĐH Sư phạm TP.HCM công tác.

      “Cảm giác đầu tiên là rất lạ, mà nói thật là cú sốc. Tôi không nghĩ là Sài Gòn lại lớn và đẹp đến như vậy.

      Khi vào làm việc, sự khác biệt đầu tiên mà tôi thấy là cơ sở vật chất. Ở Hà Nội, nơi tôi học, phòng thực hành địa chất nhỏ và ít mẫu vật hơn nhiều so với tại ĐH Sư phạm TP.HCM. Giảng đường với các camera truyền hình ảnh trực tiếp với tôi cũng là điều chưa có ở miền Bắc thời điểm đó”, PGS.TS Hồng nói.

      Theo thầy Hồng, hình ảnh ấn tượng đầu tiên là sinh viên nữ mặc áo dài đi học, điều chỉ được thấy ở các hội diễn văn nghệ của sinh viên miền Bắc.

      "Sinh viên Sài Gòn rất lễ phép. Đa phần sinh viên Sài Gòn thời điểm đó đều xưng con với tôi, mặc dù tôi chỉ hơn họ 3-4 tuổi thôi. Việc khoanh tay để chào khách, chào thầy, cô ở miền Bắc được coi là hiếm nhưng ở Sài Gòn lại như một điều tất nhiên. Tôi cảm giác nhà trường và các gia đình Nam Bộ chú ý nhiều hơn đến việc dạy lễ cho con em mình”, PGS.TS Hồng nói.
      Theo vị nguyên hiệu trưởng, nguyên nhân, có thể do miền Bắc tuy có thời gian dài chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến nhưng sau năm 1954, sự thay đổi lại quá nhanh chóng khiến những lễ giáo lẽ ra cần được duy trì lại bị mai một, trong khi ở miền Nam vẫn giữ được.

      Nói về đồng nghiệp, thầy Hồng cho hay, phần lớn trí thức ở Sài Gòn trước năm 1975 mà ông gặp đều được đào tạo hoặc tu nghiệp ở Anh, Mỹ, Pháp... nói chung là ở các nước phát triển.

      “Trong lĩnh vực khoa học xã hội, theo tôi những giảng viên trước 1975 ở miền Nam được đào tạo tốt hơn. Trừ một số giảng viên từ các trường đại học ở miền Bắc tăng cường cho các đại học phía Nam có trình độ phó tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, còn lại phần lớn là sinh viên vừa tốt nghiệp đại học.

      Những trí thức còn ở lại khi đó thường ít nói về quan điểm riêng, đặc biệt là vấn đề chính trị. Có tình trạng thâm hụt khá lớn trong giới trí trức khoa học xã hội có trình độ cao ở miền Nam lúc đó khi nhiều người đã rời bỏ đất nước”, thầy Hồng nhớ lại.

      Theo thầy Hồng, cuộc sống tầng lớp trí thức khi mới bước chân vào Sài Gòn rất khó khăn. Sinh viên mới ra trường chỉ hưởng 85% của bậc một (64 đồng/tháng), phải sống rất tằn tiện, nghỉ hè không có tiền về quê, cũng chẳng đủ tiền mua tài liệu, sách vở.

      Những năm ấy, giảng viên phải đi trồng củ mì, tăng gia sản xuất ở Bình Phước. Ngày Tết, cán bộ công đoàn trường phải lặn lội xuống miền Tây mua gạo thơm, nếp, thịt heo, dưa hấu…cho cán bộ ăn Tết. Việc mua lương thực và thực phẩm không giản đơn vì chính sách “ngăn sông, cấm chợ”...
      Tôi cho rằng trước năm 1975, họ đã được dạy về những giá trị cá nhân của con người nên không bao giờ để chuyện này xen vào công việc, vào đời sống chính trị. Đó là những điểm văn hóa rất khác với người miền Bắc”, lời thầy Hồng.
      .

      Xóa
    2. Nói " phản động " vậy có định nghĩa được hai tiếng phản động không ? Hay chỉ là con vẹt, chỉ có biết lặp lại chứ không có hiểu ? Đạo đức ? Thế có hiểu " đạo đức cách mạng " không ? Đạo đức cách mạng là đảng giao cho công tác giết người , thì người thi hành phải giết đủ chỉ tiêu ở trên giao xuống ( trong thời Cải Cách Ruộng Đất )

      Xóa
  2. TN: Đánh Mỹ làm gì rồi cuối cùng cũng uống cocacola của Mỹ ?

    Trả lờiXóa
  3. Bọn đế quốc thí xấu, nhưng dân nó giàu có, văn minh. CS tự cho là tốt nhưng, nghèo đói và man rợ.

    Trả lờiXóa