Hơn một tuần nay, công luận xôn xao về tin Nguyễn Phương Uyên sinh
viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Tp HCM mất tích. Theo các cháu cùng phòng, cùng bị bắt với Uyên kể lại thì ngày
14/10, Uyên và ba cháu khác cùng trọ bị công an "mời"
đi. Làm việc chừng hơn 7 giờ thì ba cháu được thả về, còn Phương Uyên bị giữ lại.
Hai ngày sau, một công an thành
phố tên là Phong đến tịch thu máy ảnh của Uyên, ngoài ra lấy cho Uyên một số sách vở và đồ sinh hoạt. Từ hôm đó Uyên bặt tin.
Các cháu nói ban đầu Uyên bị giam tại công an phường Tây Thạnh, quận Tân Phú. Khi các cháu mang cơm lên cho Uyên thì công an không
cho gặp. Sau đó, ba của một nữ sinh viên trong số này đến hỏi, thì lại nghe họ chối là không giam
giữ cháu.
Theo thông tin của trang Đảng làm báo (ngày
hôm qua?) thì "Uyên đang bị giam ở buồng số 12 (cùng với hơn 10 phạm nhân khác cùng phòng) tại Nhà Giam Công an quận Tân Phú địa chỉ có hai số nhà là 516/4
và 615/4 đường Bình Long, phường Tân Quý, quận Tân Phú. Công an quận Tân Phú có tổng cộng 16 buồng giam".
Thời điểm xác định là vào sáng ngày 19/10/2012.
Điều này mâu thuẫn với lời công an tên Phong vừa nhắc
trên là Uyên đang ở với các nữ công an.
Theo thông tin vừa nhận được thì chiều nay, 22/10, chị Nguyễn Thị Dung, mẹ cháu Uyên đã đến công an phường Tây Thạnh và được ông Võ Văn Tiến phó trưởng công an phường và ông Đặng Văn Hùng trưởng công an phường tiếp. Ông Hùng cho biết cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Long An hiện đang tạm giữ cháu Uyên để điều tra. Điều đó có nghĩa
là cháu
đã được chuyển từ Sài Gòn về Long An. Tại sao cháu bị bắt ở Sài Gòn mà lại đưa cháu về Long An chứ không phải là Bình Thuận là quê cháu?
Những thông tin
trên không biết chính xác đến đâu nhưng có thể khẳng định được Uyên bị bắt và đưa đi mất tích từ ngày 14/10 đến nay, gia đình
cháu không được thông báo và không nhận được thông tin chính thức nào về cháu.
Dễ dàng thấy việc bắt bớ này là trái
pháp luật. Bộ luật tố tụng hình sự qui định qui trình bắt người khá cụ thể như viết lệnh bắt, thực hiện bắt, lập biên bản bắt người và thông báo cho gia đình người bị bắt.
Theo đó việc bắt người phải có lệnh bắt. Khi bắt phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền cấp xã (phường, thị trấn) và láng giềng của người bị bắt.
Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản. Khi giao và
nhận người bị bắt, hai bên giao và nhận phải lập biên bản.
Người ra lệnh bắt, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo
ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo
ngay.
Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan điều tra chỉ được tạm giữ không quá 3
ngày, nếu cần thiết có thể gia hạn thêm 3 ngày nữa. Trường hợp đặc biệt mới ra quyết định tạm giữ lần thứ 2 mà cũng chỉ được 3 ngày.
Như vậy, việc công an Sài
Gòn bắt Nguyễn Phương Uyên không qua một qui trình tối thiểu nào hết. Đây là một sự vi phạm trắng trợn pháp luật nên trường hợp này gọi là bắt cóc không có
gì sai.
Vậy Nguyễn Phương Uyên phạm tội gì?
Có thể nói, việc cháu Uyên bị
bắt không phải vì tội thường phạm mà liên quan đến chính trị. Hiện nay, chưa có cơ sở để khẳng định cháu Uyên có
tội hay vô tội. Tuy nhiên, thông tin ban đầu đưa ra khi cháu bị bắt là cháu có
làm thơ có nội dung chống Trung Quốc, có tin cháu in truyền đơn chống Trung Quốc. Một cháu cùng bị bắt với Uyên sau khi
được thả kể lại, khi lên công
an phường Tây Thạnh, họ hỏi thì Uyên nói là cháu ghét Trung Quốc.
Được biết, Uyên là sinh
viên học rất giỏi, là phát thanh viên của trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Tp HCM. Uyên
là ủy viên BCH chi đoàn, tham gia tích cực vào mọi phong trào của trường. Trong lá đơn kêu cứu gửi chủ tịch Trương Tấn Sang có 55 chữ ký của các cháu sinh
viên, có những nhận xét về Phương Uyên rất tốt và cảm động. Một người như thế khó có thể phạm tội. Nếu Uyên chỉ làm thơ hay in truyền đơn chống Trung Quốc, thậm chí có hô hào
đánh đổ bọn cường hào ác bá, tham
nhũng, bán nước thì cũng không thể ghép tội cho cháu được.
Uyên tham gia đảng phái phản động ư? Điều này cũng khó có thể, nhất là đem so với con người Uyên mà qua lời kể của các bạn cháu, chúng ta hình dung ra được. Cần chú ý một chi tiết là một cháu cùng trọ nói cháu biết Uyên qua việc Uyên đăng tin lên mạng tìm người ở chung.
Căn cứ vào những qui định tóm lược trên thì trường hợp của Uyên, nếu cháu không bị khởi tố thì qua 9
ngày, tức là ngày 23/10, công an buộc phải trả tự do cho cháu. Còn nếu thời điểm ấy cháu không được trả tự do, có nghĩa
là cháu sẽ bị khởi tố.
Đấy là nói theo
luật. Còn trên thực tế, cũng có thể họ thích thì cứ giam rồi thả vì qui định pháp luật đối với ngành công an không là cái gì cả.
Còn nếu cháu bị khởi tố, họ sẽ ghép cháu tội gì? Nếu chỉ vì dính đến yếu tố Trung Quốc, nếu muốn thì họ vẫn tìm cách ghép cháu vào điều 79 hay 88 một cách rất mơ hồ, hoặc một tội danh hoàn toàn khác như chúng ta từng thấy qua các bản án dành cho
những người yêu nước. Trong trường hợp đó, với nhân dân Việt Nam ,
cháu vẫn là người vô tội.
22/10/2012
NTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét