Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Cần hiểu đúng về lương hưu

Thái Bình

Anh Đỗ Đức viết bài Sổ hưu đăng trên báo Tiền Phong ngày 25/12/2012 và Bauxite ViệtNam đăng lại với lời bình vào ngày 27/12/2012.

Trong bài báo, anh Đỗ Đức đã nêu rất nhiều kiểu tạo lập sổ hưu như mua vàng, mua nhà cho thuê, đầu tư cho các con ăn học… Nhưng bản chất của sổ hưu anh Đức vẫn chưa nêu.

Sổ hưu để cấp cho người lao động trong các doanh nghiệp và sổ hưu cấp cho các quan chức của chính quyền các cấp bao gồm bộ máy hành chính các cấp, quân đội, công an, giáo dục, y tế…

Chuyện xảy ra trong ngày xử phúc thẩm CLBNBTD


NGUYỄN HOÀNG VI

Vượt qua vòng vây của an ninh bao quanh nhà để ra phiên tòa đã khó.

Cả đêm trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm không ngủ được vì chỉ sợ mình nhắm mắt sẽ ngủ quên đi mất. Đành nằm đợi trời sáng.

4h sáng, trong lòng cảm thấy bất an, bồn chồn, lo là chỗ mình đang trú bị lộ, an ninh sẽ chặn không thể đi được. Tiếng động ngoài cửa càng làm mình lo hơn.

Ngồi dậy bật đèn, mở máy lên đọc kinh và cầu nguyện. Cứ đọc đi đọc lại mãi Kinh hòa bình.

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Đòi bồi thường về khoản … sợ

Chuyện tuần này:

Nguyễn Tường Thụy



cuongche<<= "Trận đánh đẹp"

Vụ Đoàn Văn Vươn lại bùng lên vì đã có kết luận điều tra.

Vụ án này đã ầm ỹ trên báo chí với rất nhiều góc cạnh khác nhau, tạo ra những cảm hứng khác nhau, trong đó có yếu tố hài qua "trận đánh đẹp cần ghi vào sử sách" của đại tá Đỗ Hữu Ca.

Chuyện về "trận đánh đẹp" người ta không nhắc đến nữa nhưng bây giờ lại nổi lên một chuyện hài không kém: Công an, bộ đội tham gia vào vụ tấn công nhà Đoàn Văn Vươn giờ lại yêu cầu anh em Vươn bồi thường tổn thất về tinh thần.

Nói thế, chẳng khác quái nào đòi anh em Vươn bồi thường vì đã làm cho họ ... sợ.


Chém gió chết cả chim trời


Nhác trông thấy họ… “vi hành”
Gần dân chẳng phải, lại thành quan liêu.
Băng rôn, cờ quạt quá nhiều.
Tiên hô, hậu ủng bao nhiêu là người.
Họ như vua chúa mất rồi.
Thấy đâu tận mắt bao người lầm than.
Thấy đâu được cảnh dân oan.
Vùng sâu xa vẫn trăm ngàn khó khăn.
Trẻ thơ rách rưới-đói ăn.
Trường thì lều lán, rét căm căm quặn lòng.
“Quỹ cơm có thịt” chẳng xong *
“Đơn xin lập quỹ” vẫn trong ngăn bàn.
Họ vô cảm đến bàng hoàng.
Mồm vẫn đạo đức-tay vung ngang lưng trời
“Chém gió” chim cũng chết thôi.
Họ siêu thế đấy ông trời cũng thua.
Dân mình đã thấy hay chưa?
Tỉnh táo kẻo bị dối lừa triền miên.

Đào Sĩ Quý
===========

* Ông Trần Đănh Tuấn muốn thành lập “Quỹ bữa cơm có thịt” nhằm giúp các cháu nhỏ ở vùng sâu, vùng xa bữa cơm có được miếng thịt. Vậy mà, 6 tháng trời vẫn không được xét duyệt, cấp phép lập quỹ này.



Sao nhà nước cứ cố tình gây căng thẳng cho dân?

Từ thượng cổ đến nay, chưa bao giờ trấn áp có thể bảo đảm cho chính quyền tồn tại. Nó chỉ có tác dụng nhất thời, dập được lửa, nhưng không dập được than hồng vẫn âm ỉ cháy, lan tỏa và nhất định sẽ bùng lên như cháy rừng trên diện rộng, vô phương cứu chữa.

Nhà văn Phạm Thành


Có lẽ chuyện chính quyền cố tình vi phạm pháp luật phương hại đến lợi ích và gây cẳn thẳng trong dân không thiếu, đến mức cùng đường họ phải tự thiêu như mẹ bloger Tạ Phong Tần, hay thắt cổ chết, uống thuốc sâu chết cũng đã diễn ra ở nhiều nơi, hoặc nhẹ như mẹ con bà Phạm Thị Lài ở Cần Thơ buộc phải trần truồng ra để giữ đất, hoặc như dùng súng bắn lại chính quyền như vụ Đoàn Văn Vươn ở Hai Phòng, hoặc như vụ cướp đất của hàng vạn người dân ở tỉnh Hưng Yên mà đến nay dân còn đang phản đối quyết liệt.

Nhân cách và tài năng của nhà văn mậu dịch

Hữu Lý phỏng vấn Nguyễn Hoàng Đức

PV: Thưa anh Nguyễn Hoàng Đức, bài trước chúng ta có đề cập đến văn học mậu dịch, nói chung là hàng đồng loạt kém chất lượng. Như vậy có thể võ đoán quá chăng? Khi nói về tài năng và nhân cách của những người khác, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ phải chăng cũng cần rất thận trọng?

NHĐ: Tại sao lại không thận trọng?! Câu nói “phở mậu dịch, kịch ti vi” đâu có phải của tôi, mà của giới văn bút, của nhân dân và xã hội đấy chứ. Ngày nay, khi toàn bộ xã hội đã đổi mới gần ba mươi năm, trong khi cơ chế bao cấp của văn học mậu dịch vẫn dậm chân tại chỗ, chẳng phải giới văn học tem phiếu là lực lượng văn bút nhưng lạc hậu nhất xã hội sao? Vả lại cả xã hội đang muốn thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp bởi lý do nhà nước không thể ôm đồm làm tốt được việc kinh tế, nhà nước chỉ nên quản lý thôi. Chỉ có để cho kinh tế tư nhân phát triển thì kinh tế toàn quốc mới tăng trưởng. Để không võ đoán dẫn đến cái nhìn lệch lạc bất công, hôm nay tôi nghĩ chúng ta nên bàn thật sâu mang tính nguyên lý về cái gọi là nhà văn mậu dịch.

Tượng đài


Huỳnh Văn Úc

Đến thập kỷ 1980 hầu như ở tất cả các thành phố lớn của Liên Xô đều có tượng Vladimir Lenin ở quảng trường trung tâm. Ngày 20/11/2012 trang mạng russia.ru đưa tin Phó Chủ tịch Ủy ban quy chế của Duma quốc gia Nga (Hạ nghị viện Nga) ông Alexander Kurdyumov (Александр Курдюмов) đã đưa ra đề nghị chuyển tất cả các tượng đài của Vladimir Lenin ra khỏi các thành phố của nước Nga. Những lý do mà ông Kurdyumov đưa ra là:

- Thứ nhất, giữ gìn tượng đài đòi hỏi không ít kinh phí, phải thường xuyên chăm sóc lau chùi các vết bẩn.
- Thứ hai, ông Kurdyumov nói rằng các tượng đài kỷ niệm một nhà hoạt động kinh tởm như thế cần đặt ở các bảo tàng hoặc những nơi riêng biệt, sẽ có người trông nom, những kẻ phá hoại sẽ không có cơ hội tiếp cận.
- Thứ ba, nước Nga còn có những vĩ nhân khác cần phải vinh danh và đặt tượng đài: Piot Đại Đế, Alexander Suvorov, Mikhail Kutuzov…

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Lê Quốc Quân những ngày trước khi bị bắt



LQQViệc Lê Quốc Quân bị bắt không có ai lạ. Hình như Quân cũng cũng linh cảm được điều đó. Không phải vì LQQ mắc tội gì mà nghĩ tới chuyện sẽ bị bắt mà mọi người có chung ý nghĩ: Họ bắt LQQ vì thấy cần phải bắt.
Tuy vậy, tin Quân bị bắt vẫn làm tôi bàng hoàng.     Vợ chồng tôi quí Quân, coi Quân như em vì Quân nhiệt tình, chân thành, trong sáng, gương mặt rất dễ mến. Những lúc anh em gặp gỡ, chúng tôi chẳng bao giờ tò mò về công việc của nhau. Nghe nói Quân hoạt động đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, tôi chỉ biết vậy chứ chẳng thấy Quân "vận động" bày đặt cho tôi cái gì bao giờ.

Chiều nay vào mạng, biết họ bắt LQQ vì "có hành vi phạm tội trốn thuế". Kịch bản Điếu Cày đã lặp lại.

Thơ chúc mừng năm mới

CHÚC MỌI NHÀ AN VUI HẠNH PHÚC TRONG NĂM MỚI!
       
 (Chúc Mừng Năm Mới 2013)


Chúc Đất Nước đang bước vào Xuân Mới!
Năm Hai Ngàn Mười Ba bao hy vọng ngập tràn
Chúc Kinh Tế Việt Nam sẽ vượt qua khủng hoảng!
Chúc Độc Lập - Tự Do lịch sử sẽ sang trang!

Chúc các oan hồn Hoàng Sa sẽ được toàn dân tiếp đón!
Đưa tên tuổi của các anh về nơi Đất Mẹ, Quê Cha
Như những người Anh Hùng đã hi sinh vì Tổ Quốc
Trong trận chiến chống Tàu sang cưỡng chiếm Hoàng Sa[1]

Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt


Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt sáng nay. Nhà bị khám.

Thời gian bị bắt, lý do bắt và những thông tin khác xung quanh vụ việc này chúng tôi chưa biết gì hơn.

27/12/2012

12h40

NTT blog

Vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa kêu cứu

KÊU CỨU VỀ SỰ ĐỐI XỬ VÔ NHÂN ĐẠO CỦA CÔNG AN TRẠI 6 VÀ BÁC SỸ THỰC THI VIỆC CHỮA BỆNH CHO ÔNG NGUYỄN XUÂN NGHĨA - NGƯỜI BỊ BỎ TÙ VÌ BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN. 

Kính gửi : - Uỷ ban nhân quyền Liên hiệp quốc. 

- Các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền. 

- Các cơ quan thông tin truyền thông Việt Nam và Quốc tế. 



Tôi là Nguyễn Thị Nga, vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. 

Địa chỉ : Số nhà 828 đường Trường Chinh, phường Quán Trữ, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. 

Tôi vô cùng phẫn nộ và đau xót trước việc công an trại 6 cùng bác sĩ bệnh viện Ba Lan Thành phố Vinh hành xử đối với chồng tôi ( Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị bỏ tù vì bày tỏ bất đồng chính kiến) khi đưa đi chữa bệnh. 

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Thề và hứa


Huỳnh Văn Úc
 .
Thề và hứa khác nhau nhiều lắm. Vào ngày 24/12/2012 câu chuyện tôi thề và tôi hứa được các trang mạng izvestia. ru và russia.ru đưa tin và bình luận với những bài viết dài. Nội dung các bài viết xoay quanh đề nghị của luật sư  Anatoli Plelinsev (Анатолий Пчелинцев) gửi Duma quốc gia Nga (Hạ nghị viện) xem xét thông qua một dự luật sửa lại văn bản Lời thề danh dự của quân nhân phục vụ trong quân đội Nga. Ông Anatoli Plelinsev đề nghị thay từ  tôi thề (клянусь) thành tôi hứa (обещаю). Tôi trích dẫn sau đây nguyên văn Lời thề danh dự hiện hành của quân nhân trong quân đội Nga:

Xứ ta “giảm biên”

Giảm biên ở tận đâu xa
Xứ ta thì cứ phình ra giảm gì?
"Cây còn cho quả"... nhổ đi
"Mầm mình ươm chiết" là khi thế vào.
Bằng cấp rởm cũng chẳng sao.
"Túi cơm giá áo" ai nào có hay!
Giảm một thì hai vào thay.
"Tiền trao" là "cháo múc" ngay "chức quyền!"
"Con cháu các cụ" khỏi phiền
Thì "bò đội nón" không quên nhận vào.
"Giảm biên" thế - giảm thế nào?
Cơm nuôi lũ ấy chỉ vào thuế dân!

Đào Sỹ Quý

Tác giả gửi qua email

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

“Cán bộ ngày nay”…

Mạc Văn Trang 

Hôm qua cụ Bùi Nguyễn Long (vốn là bà con gốc họ Mac) từ Bản Phủ, Cao Bằng gọi điện cho tôi, Cụ bảo, yếu lắm, nằm một chỗ, con cháu ở xa bận làm ăn, chỉ có cụ bà chăm cụ ông… 

Tôi trêu, đôi uyên ương chăm sóc nhau trong “Biệt thự Rừng xanh” giữa Bản Phủ, hạnh phúc thế còn gì! Mà giọng nghe vẫn sang sảng đấy, yếu đâu? Cụ bảo, tinh thần vẫn còn minh mẫn, giọng ngâm thơ vẫn tốt, chỉ tội không đi lại được. Mắt kém lắm, lại nặng tai… 

Thảo nào độ này cụ ít nhắn thơ vào điện thoại của tôi. 

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Bút pháp tư tưởng - ông chủ, bút pháp hình thức - nô bộc

Hữu Lý phỏng vấn Nguyễn Hoàng Đức
PV: Đề tài tư tưởng và bút pháp là huyết mạch của văn chương và nghệ thuật. Xin anh lý giải thấu đáo cho. Có nhiều nhà văn nói “viết thế nào quan trọng hơn viết cái gì”, anh thấy thế nào?

NHĐ: Chúng ta nên lý giải kỹ thế này. Tư tưởng còn được gọi là Đề tài. Viết cái gì, tức là viết về đề tài, và ở đó nó đồng nghĩa với tư tưởng. Còn viết thế nào, tức là hình thức của bút pháp. Những ai đề cao việc “viết thế nào” chẳng qua họ chẳng có gì to tát để viết cả. Hãy thí dụ vào việc cụ thể trước mắt, mới đây khi đoàn kịch muốn dựng vở “Nhà Ô-sin” của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, các nghệ sĩ muốn hỏi đi hỏi lại nhiều lần “tác phẩm nhắm chủ đích nào?” họ hỏi thế vì muốn được minh định cho diễn xuất của mình. Và Nguyễn Huy Thiệp cũng đã trả lời không ít lần “không có chủ đích nào hết”.

Gửi ông đại tá

Là đại tá mà nói năng ấm ớ
Phó giáo sư mà vơ vẩn cùng mây
Đăng Thanh ơi! Thôi hãy đi cày
Đừng có dại mà đăng đàn diễn thuyết.
Không sợ súng chẳng qua vì điếc
Đáy giếng kia con ếch nó ngồi
Trời chỉ bằng cái vung đó thôi
Xét cho cùng ông không bằng con ếch.
Mấy dòng này mộc mạc của tôi
Thư gửi ông đến đây chấm hết.

Huỳnh Văn Úc

Ngán lắm… ông “Nguyên”!

Về hưu ông đã là …’’Nguyên’’
Hết chức, sạch quyền ông chẳng nhớ sao?
Vậy mà chỗ “thớt tanh tao’’
Là ông “đậu đến’’ xà vào tự nhiên
“Cắt băng”, “động thổ” có tên
Hội nghị này nọ chẳng quên khi nào
Nhà ông nghèo lắm hay sao
Xa hoa thế vẫn biết bao cho vừa
Ông có mặt cũng bằng thừa
Còn đâu trọng vọng như xưa nữa rồi
Xấu hổ lắm ới ông ơi
Háo danh hay chỉ kiếm lời phong bao!

Đào Sỹ Quý

Một người bán hoa bị bắt vì mang... dao tỉa cành!

Một người đàn ông đi bán hoa, cây cảnh bị bắt giữ, còng chân và có nguy cơ bị phạt 8 triệu đồng. Người dân khẳng định dao để dùng tỉa hoa, cây cảnh còn công an cho rằng đây là hành vi “tàng trữ vũ khí thô sơ”.

Cho đến 16 giờ chiều qua, 23.12, anh Vũ Viết Ngọc, 36 tuổi ngụ tại P.Phương Đông, TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh vẫn bị tạm giữ tại trụ sở Công an P.Yên Phụ, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội trong tình trạng chân bị cùm. Trước đó, vào 2 giờ sáng cùng ngày, anh Ngọc bị lực lượng 141 Hà Nội bắt giữ và bàn giao lại cho công an phường, vì hành vi “tàng trữ vũ khí thô sơ”.

Sau khi được tháo cùm, anh Ngọc phải đi thuê phòng nghỉ - Ảnh: Thái Sơn

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Bài thơ "Lính mà em" của Phạm Tiến Duật hay của Lý Thụy Ý?

Trần Mạnh Hảo
.
Chúng tôi (TMH) vừa nhận được email của nhà thơ, nhà văn Lý Thụy Ý nói về bài thơ “Lính mà em” của bà đã từng in trên báo “Văn nghệ tiền phong” tại Sài Gòn năm 1967, sau đó in vào tập thơ “Khói lửa” của bà in năm 1972 tại Sài Gòn. Bài thơ này còn in trong tuyển tập : “Thơ tình năm 1975” của miền Nam.
Nhưng, lạ lùng thay, bài thơ “Lính mà em” của nhà thơ Lý Thụy Ý lại thấy nằm trong tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật do nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản năm 2007, tất nhiên là bài thơ mang tên Phạm Tiến Duật (có sửa một số chữ màu xanh) dưới đây .
Còn đây là lá thư điện tử của nhà thơ Lý Thụy Ý gửi chúng tôi ( TMH) :

Quà noel gửi Nguyễn Phương Uyên từ trái tim người lính

Nguyễn Hàm Thuận Bắc


Anh chẳng biết gửi gì cho em Uyên ơi!
Khi em đang phải nằm trên sàn đất ẩm mốc                                        
Tuy không phải trả tiền nhà như em từng ao ước
Nhưng cái giá của Tự Do lớn hơn cả Đời Người!

Gió Đông Bắc về xô nghiêng sóng biển khơi
Mang cái lạnh từ xứ Phần Lan tuyết giá
Nơi Ông Già Noel giờ này đang tất tả
Cùng Tuần Lộc đưa quà cho em nhỏ muôn nơi

Anh đã thấy em từng giả làm Ông Gìa Tuyết
Giữa quê nghèo em mang kẹo đến từng nhà
Chia cho các em thơ với nụ cười thân ái
Nay thấy vắng em bao em nhỏ xót xa!

Anh biết sẽ gửi gì cho em từ Trường Sa cô quạnh?
Bàng Vuông chưa ra hoa, Hải Âu cũng buồn thiu
Trên những mõm đá chúng rúc nhau rỉa cánh
Giáng Sinh không có em đảo trống vắng đìu hiu!

Lẽ ra đêm Noel anh phải đến Nhà Thờ cùng em
Để nguyện cầu Tự Do, Hòa Bình và Bác Ái
Cho con trẻ Việt Nam và tuổi trẻ toàn Nhân Loại
Nhưng em đang trong tù sao anh đến được cùng em?

Em không được gặp mẹ cha và em trai yêu dấu!
Không được gặp bạn bè, không được ngắm trăng sao!
Đêm Noel Tuổi Hai Mươi em hi sinh tranh đấu
Cho Dân Chủ, Tự Do trên Đất Mẹ thương đau!

Anh biết gửi quà gì cho em nhân dịp lễ Giáng Sinh?
Ngoài trái tim này anh đã nguyện đem dâng hiến  
Hãy dũng cảm lên em chờ Giáng Sinh nữa đến
Ta sẽ tới Nhà Thờ cầu Đức Mẹ Đồng Trinh!

Nhân hôm nay gió biển vào đất liền thổi mạnh
Gửi gió chuyển giùm anh chút không khí Giáng Sinh
Quà Noel gửi Nguyễn Phương Uyên từ trái tim người lính
Là “Thề đợi giặc Tàu vào đây quyết chiến đấu hi sinh!”

Phương Uyên ơi!
Chúng ta đã gắn đời mình với Đất Mẹ Việt Nam
Như Giáng Sinh đã gắn tên mình với Chúa
Như Đất Nước không thể thêm lần nữa
Trở lại Thời Bắc Thuộc một ngàn năm!

Đảo Sơn Ca, 22/12/2012
Tác giả gửi cho NTT blog

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Vào cửa quan

Truyện ngắn của Nguyễn Tường Thụy


..
1Lần đầu tiên làm cái việc đi đút lót mà trên sách báo, văn bản người ta hay gọi là hối lộ, đối với hắn quả là khó khăn. Việc này trước đây hắn thường đùn đẩy cho vợ.

Nhưng hôm qua, vợ hắn bảo:

- Tới đây cái Ly đẻ, em sẽ đi Sài Gòn một thời gian trông con cho vợ chồng nó. Anh phải thay em làm tất cả nên tập lo dần là vừa. Ngày kia, anh đi nộp đơn, em đã chuẩn bị tiền nong đầy đủ.

Hắn ngạc nhiên:

- Đi nộp đơn, lít xăng, chén nước cùng lắm là vài cốc bia, có gì mà phải chuẩn bị.

- Giời ạ. Anh như người trên mây ấy. Bây giờ đi làm cái gì cũng phải có tiền, không thì đừng nghĩ đến chuyện được việc gì.


Biết thì thưa thốt

Huỳnh Văn Úc
 .
Biết thì thưa thốt/Không biết thì dựa cột mà nghe là câu thành ngữ mà ai cũng biết. Riêng ông Đại tá-Phó Giáo sư-Tiến sĩ-Nhà giáo ưu tú của Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng Trần Đăng Thanh thì không biết có câu thành ngữ này nên đã đăng đàn diễn thuyết trước cử tọa là lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, quản lý sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội Thanh niên các  trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội. Trong bài diễn thuyết ông đã phô bày sự dốt nát của mình về nhiều phương diện mà nhiều bài viết đã phân tích. Tôi muốn viết thêm về sự thiếu hiểu biết của ông Trần Đăng Thanh qua một đoạn nhỏ sau đây trong bài nói của ông.

Ông Trần Đăng Thanh gặp hạn

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Cứ theo như ông Thanh khoe thì ông từng đi giảng rất nhiều nơi cho nhiều đối tượng, toàn là thành phần trí tuệ cả. Thế nhưng lần này ông mới gặp hạn.

Chẳng phải những lần giảng bài trước đó, ông giảng hay, giảng đúng. Lần này không may cho ông, có người nghe ông giảng ngứa tai quá liền ghi âm những "lời vàng ý ngọc" của ông nộp ngay cho nhật báo Ba Sàm. Thế nên trình độ của ông, tư duy của ông mới lộ ra. Chắc các bài giảng trước của ông cũng rưa rứa cả nhưng có điều người ta nghe thoáng qua, hoặc vừa nghe vừa đeo kính đọc báo, hoặc biết kiến thức của ông khiếm khuyết nhưng dễ dãi cho qua.

Nhưng lần này thì không thế. Băng ghi âm đấy, lại thêm cái ông Ba Sàm dày công và rất nhanh nhẹn nữa, gỡ đoạn băng gần 2 giờ đồng hồ huyên thuyên của ông nên mới ra cơ sự thế này.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Nghiệp chướng


 Truyện ngắn của Vugia K7                                                            

.
I-
-      Các người nghe cho rõ đây! Ta là Ttriệu tử Long phò ấu chúa đây. Ta là bậc trung thần ái quốc của muôn đời đây!
Nhướng hàng lông mày để các nếp nhăn lấp đi năm vết mờ mờ như dấu chân người trên trán, vừa gân cổ hét, gã vừa múa may như một diễn viên tuồng thực thụ, thậm chí có người chắc chắn rằng trong cách múa may đó thoáng thấy dăm ba động tác của một miếng võ tuyệt độc bị thất truyền.
Dân làng không lạ gì với cái-cơn-trung-thần-ái-quốc của gã. Trăm lần như một, hễ nhà nào trong xóm có đám kỵ giỗ và sau khi đốt xong áo giấy là gã lại lên cơn, đến khi người nhà mang một mâm cúng đặt xuống bên cạnh gã mới chịu thôi. Chắp hai tay ngang mày, thành kính vái mỗi phương một vái; rồi xem như không có gì xảy ra, gã cảm ơn mọi người chung quanh. Với dáng vẻ ung dung nho nhã, gã đi về hướng sông, bơi sang cồn trồng dâu phía bên kia.
Người ta lại phải mang mâm cúng ấy đặt trước miếu cô hồn.

Mang hưu ra dọa

Nguyễn Hồng Khoái

( Tặng đại tá PGS-TS Trần Đăng Thanh )

Có một thằng tuổi còn non choẹt,
Nói với các cụ già giữ lấy sổ hưu !
Cái sổ hưu do chế độ này mang lại ?
Nên mọi người phải biết nâng niu.

Có một thằng tuổi còn non choẹt,
Chẳng biết có qua chiến trân ngày nào ?
Trên bục nó hô hào hết thảy :
Hãy trung thành để mai nhận sổ hưu ?

Có một thằng tuổi còn non choẹt
Chắc chưa từng biết lịch sử Việt Nam ta:
Khát khao tự do, khát khao độc lập
Dù chẳng hưu vẫn quyết chí xông pha (*)

Có một thằng tuổi còn non choẹt
Có biết rằng khi nhà nước giảm biên
Chẳng có sổ hưu vẫn về cùng thôn xóm
Đời lại vui, vui với những mảnh vườn.
………
Những người đó Tổ quốc cần nếu gọi
Sẽ xông pha đâu tiếc máu xương mình
NHƯNG KHÔNG ĐỂ MỘT TÊN …MỌI RỢ
DÙNG CÁI SỔ HƯU ĐỂ LÀM NHỤC TẤM THÂN 

Tác giả gửi cho NTT blog




Dốt nát như thế, giảng bài không xấu hổ sao?


Hà Văn Thịnh

Bảo vệ chế độ là bảo vệ cái... sổ lương hưu (đã lĩnh và sắp lĩnh).Chưa bao giờ những lời rao giảng về lý tưởng XHCN lại “thực dụng” đến như thế và cũng... thảm thiết đến như thế!
Bauxite Việt Nam


Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Câu chuyện cái sổ hưu

Huỳnh Văn Úc

Ông Trần Đăng Thanh Đại tá-Phó Giáo sư - Tiến sĩ - Nhà giáo ưu tú của Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng vừa mới đăng đàn diễn thuyết trước cử tọa là lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, quản lý sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội Thanh niên các  trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội. Ông đề cập đến nhiều vấn đề nhưng trong bài diễn thuyết tôi để ý đến đoạn: “Sau khi mà đứng ở cương vị cao nhất thì Boris Yeltsin ra hai quyết định. Một là cấm Đảng cộng sản hoạt động, hai là không trả lương cho những người đã từng tham gia chính quyền Xô Viết”. Đã là Phó Giáo sư - Tiến sĩ - Nhà giáo ưu tú nói hay viết câu gì cũng phải chính xác, có căn cứ. Vậy thì trong câu trích dẫn của ông Trần Đăng Thanh về Boris Yeltsin có gì không chính xác? Có đấy. Quyết định của Boris Yeltsin cấm Đảng Cộng sản hoạt động trên lãnh thổ Liên Bang Nga là có thật, nó được ban hành vào tháng 11/1991 bằng một Sắc lệnh của Tổng thống. Còn ý thứ hai ông Trần Đăng Thanh nói rằng không trả lương cho những người đã từng tham gia chính quyền Xô Viết thì cần phải xem lại tính chính xác của nó. Sau đây tôi đưa ra một số dẫn chứng:

Hiệu ứng ngược

Trần Thị Nga 

Khi tình cảm được xuất phát từ tấm lòng chân thật thì sự lạm quyền để áp bức, xuyên tạc, ngăn cấm của công an lại là động lực thôi thúc những người bạn chân chính tìm đến nhau. 

Chúng tôi những người lao động Việt Nam gặp nạn tại Đài Loan đã được Linh mục Nguyễn Văn Hùng và LM Nguyễn Hùng Cường giúp đỡ. Khi gặp nhau chúng tôi đã cùng giúp đỡ chia sẻ những lúc khó khăn. Khi về VN để ôn lại những kỷ niệm thân thương đó, chúng tôi đã cùng nhau hẹn ngày Noel hàng năm là ngày tổ chức gặp mặt để cảm ơn Thiên Chúa đã Nhập Thể làm người, đồng hành với những người khốn khổ và cứu rỗi chúng tôi. 

Các blogger Việt Nam được vinh danh vì đã dấn thân cho nhân quyền



Năm người được trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett 

HRW (New York, ngày 20 tháng Mười Hai năm 2012) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố có năm blogger người Việt trong số 41 cá nhân xuất sắc từ 19 quốc gia vừa được trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett để ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị. Đó là Huỳnh Ngọc TuấnHuỳnh Thục VyNguyễn Hữu VinhPhạm Minh Hoàng và Vũ Quốc Tú (xin xem tiểu sử tóm tắt của từng người ở cuối bài).


Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

"Tiệc trần gian" Thơ hoặc kiến trúc nhạc - họa siêu hình của Vân Thuyết

Nguyễn Hoàng Đức 


Thật sững sờ khi bước vào thế giới thơ của nhà điêu khắc, họa sĩ Vân Thuyết với tập “Tiệc trần gian”- hơn năm chục bài lóng lánh như những hạt kim cương lạ. Ở Việt Nam, nói chung ai cũng có thể làm thơ, lúc hứng lên, cả lúc buồn bã, hoặc thấy thời gian trống vắng đều có thể làm thơ, tả tình tả cảnh, hay như người ta vẫn nói thành công thức “tức cảnh sinh tình”. Mới đầu, dù tôi nghe thấy thơ Vân Thuyết có cái gì lắng đọng sâu xa, nhưng tôi vẫn nghĩ chắc chỉ khác hoặc cao hơn cái làng nhàng nghiệp dư một tẹo thôi. 

Thời gian trôi đi, tôi cũng bận bởi quá nhiều việc, quá nhiều sách quí còn chưa đọc, mà thơ Vân Thuyết chắc chưa đủ độ xếp hàng để chen ngang hay ưu tiên… Nhưng khi tôi nhất quyết đọc tập thơ có cái tên không hề nhỏ “Tiệc trần gian”, tôi đã thật sự bị lôi cuốn và sững sờ, cũng như đành phải thốt lên, thơ hay và cao quá. Xem quả trước hết phải xem cây. Hãy nhìn lại tác giả một chút để hiểu thơ anh. Vân thuyết học hội họa và điêu khắc chuyên nghiệp, anh chơi violon và đã từng ngồi trong giàn nhạc cỡ vừa, một người đọc rất nhiều sách, cứ thấy cuốn sách nào mới ra anh liền không bỏ lỡ cơ hội sở hữu nó. Những bài thơ của đầu tiên của anh được viết cách đây hơn 40 năm, lúc anh mới qua tuổi “tin” (và cứ thế tiếp diễn đến năm 40 tuổi, từ 1970 đến 1994) giờ mới gộp vào để in, tức là anh đã biết sáng tác thơ vào lúc có cảm xúc tinh khôi trong sáng mãnh liệt trào vọt nhất. 

Tôi đi biểu tình ngày 9/12/2012 - Chuyện chưa kể

Xen lẫn đoàn biểu tình tôi gặp nữ an ninh Hoàn Kiếm tên Minh (người biểu tình quen gọi là Minh Đao) đi theo đoàn. Tôi giơ tay Minh Đao lên hô: "Đả đảo Trung Quốc xâm lược". Minh Đao bất đắc dĩ phải giơ theo tôi cùng hô.
(Rất ... Trương Dũng)

Trương Văn Dũng

Sau khi tàu Trung Quốc cắt cáp tàu BM2, đánh đập ngư dân đến ngày 6/12/2012, trang Nhật ký yêu nước kêu gọi bểu tình phản đối TQ vào ngày chủ nhật ngày 9/12/2012. Mặc dù chỉ còn có 3 ngày nữa, nhưng tôi mong mỏi từng ngày từng giờ, để xuống đường. 

Giáp ngày, bạn thân của tôi, gọi điện mời về Hải Dương dự lễ sang cát cho ông cụ đúng vào ngày chủ nhật. Tôi bố trí về từ hôm thứ 7. Đến 2 giờ chiều tôi xin phép cáo từ vì lý do nêu trên. Bạn tôi bảo, anh ơi em tin sẽ còn có nhiều cuộc biểu tình nữa, anh ở lại đây với chúng em ngày mai, vắng anh thì có nhiều người khác tham gia, vắng mặt một lần có sao đâu. 

Tôi nhất quyết từ chối. Tôi bảo: 

- Em thông cảm. Nếu ngày mai anh không tham gia, tâm can anh không thể giải thoát được. 

Khi chiếc mặt nạ rơi


Huỳnh Văn Úc

Viết tặng kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn, người
bị xô ngã trước thềm Nhà Hát Lớn Sài Gòn trong
cuộc biểu tình ngày 9/12/2012.

Khi tên thanh niên xung kích áo xanh
Bất ngờ xô anh ngã xuống
Khi viên cảnh sát áo vàng luống cuống
Giật lá cờ trong tay người biểu tình
Là khi sự thật hiện nguyên hình
Để chiếc mặt nạ chơi vơi rơi xuống.
Chiếc mặt nạ che những huyền thoại sáo rỗng
Những huyền thoại cuối cùng
Lời nói dối cuối cùng
Sẽ theo nhau sụp đổ
Như bóng đêm tan vỡ
Trước ánh bình minh.

HVU

Tác giả gửi cho NTT blog

Đêm và những khúc rời với Minh…

(Trích chùm 15 bài thơ của Lê Vĩnh Tài)

Nó chỉ là một giấc mơ...

trong đó sự kiêu ngạo của ta lớn
tới mức trước khi ta
biết mình phạm tội

với một ngón tay
quay cuồng
sau đó xoắn vào trong mái tóc

được chải rất hoang dã

và hét lên
cho mọi người phải nghe thấy:
ta ta ta

đây đây đây

này này này...



Hiến pháp hay là bản hợp đồng điện nước?

Lê Quốc Quân




Tôi biết rằng những điều tôi viết sau đây có thể bị Đảng Cộng sản vứt vào sọt rác hoặc thậm chí tệ hơn là có thể bị tống giam nhưng lòng tin vào con người, sự hệ trọng của vấn đề cùng ý thức công dân thúc bách tôi.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Cuộc chiến trên bầu trời Việt Nam

Huỳnh Văn Úc
.
Cuộc chiến trên bầu trời Việt Nam (Война в небе Вьетнама) là tên một bài viết trên trang vietnamnews.ru viết về cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Việt Nam kể từ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964. Tôi trích dẫn một đoạn nguyên văn tiếng Nga viết về trận đánh ngày 24/7/1965. Ngày 24/7 hằng năm được lấy làm Ngày Truyền thống Bộ đội Tên lửa phòng không Việt Nam.

“ 24 июля 1965 года 63-й и 64-й дивизионы впервые заняли позицию. Примерно в 14.00 на экранах локаторов были обнаружены две крупных цели. Это были четыре Фантома, шедшие парами. В 14.25 ст.л-т Константинов В.М. нажал кнопку ‘Пуск’ двух каналов. Первая ракета сбила самолет, вторая попала в него же, уже падающий” .

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Trương Văn Dũng đấu tranh trong trại Lộc Hà và bị đánh ra sao (phần rã băng)

Clip "Trương Văn Dũng đấu tranh trong trại Lộc Hà và bị đánh ra sao" được đông đảo bạn đọc quan tâm. Tuy nhiên, một số bạn đọc người miền Nam ít tiếp xúc với giọng Bắc nên nhiều chỗ nghe không hiểu. Một độc giả của Dân Làm Báo viết: "Tôi rất mong anh bỏ chút ít thì giờ tường thuật lại lời nói của anh TVD bằng chữ viết, để tôi và những người khó nghe giọng Bắc như tôi hả hê viết nhiều comment hơn". 

Để đáp lại sự quan tâm của bạn đọc, tôi dành thời gian rã băng phỏng vấn này xem như một món quà tặng gửi tới bạn đọc. 

Tôi cố gắng chuyển văn nói thành văn viết trên tinh thần giữ nguyên vẹn ý và ngôn ngữ đã được sử dụng, chỉ lược đi những chỗ trùng lắp cho thuận lợi khi đọc.

Cuộc phỏng vấn gồm 7 đoạn clip, mỗi đoạn có thời lượng 3 phút.

Ông Hiệu trưởng trường THPT Lý Nhân với lá đơn của học sinh lớp 11A7 và của phụ huynh cháu Phúc

1. Hủy đơn của tập thể lớp 11 A7
Đơn kiến nghị đổi giáo viên chủ nhiệm của học sinh lớp 11A7 trường THPT huyện Lý Nhân, Hà Nam đã bị ông Hiệu Trưởng Hủy bỏ.
Ngày 20/11/2012 tập thể học sinh lớp 11A7 trường THPT Lý nhân có gửi đơn Kiến nghị yêu cầu đổi cô giáo chủ nhiệm tới ban giám hiệu nhà trường. Sau đó, lá đơn này đã bị ông Hiệu trưởng Nguyễn Quyết Thắng hủy bỏ mà không trả lời.
Khi nhận được đơn, ông hiệu trưởng có mời lớp trưởng, hội trưởng, hội phó hội phụ huynh và 10 em học sinh trong lớp đến để hỏi về sự việc. Sau khi nhận được sự trả lời và những chứng cứ xác thực về  hành vi và hình phạt vô nhân đạo, phản giáo dục của cô Thủy đối với tập thể học sinh lớp 11A7 nói trung và với Phúc nói riêng. Ông Hiệu trưởng Nguyễn Quyết Thắng phán một câu “Nếu thực sự những hình phạt của cô Thủy có liên quan đến cái chết của Phúc thì các em không thể đổi cô giáo chủ nhiệm”. Với câu nói đó, ông đã tự hủy đơn của các em mà không trả lời bằng văn bản.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Thấy gì qua cuộc đàn áp biểu tình ngày 9/12 (Phần 3)

(Nhật ký biểu tình - Phần 3) 

Đào Tiến Thi 

Giọt máu oan cừu đỏ núi sông 


(Võ Liêm Sơn) 

III- TRỞ VỀ VỚI TRÁI TIM RỈ MÁU 

Tôi bước ra cổng trại “phục hồi nhân phẩm” khoảng 4 rưỡi, thấy nhiều người đã được ra trước và rất nhiều biểu tình viên quen thuộc đi đón. Con trai tôi chạy lại ôm lấy bố. Tôi không ngờ nó đã chờ ở đây suốt từ 11g30, nghĩa là đi thi về là bổ sang luôn, “quên” ngay lời dặn của cô giáo bí thư đoàn “không được đi đâu”. Sự có mặt của cụ Lê Hiền Đức (ngoài tám mươi) và cụ Ngô Đức Thọ (gần tám mươi) trong đoàn đi đón khiến chúng tôi rất cảm động. (Cụ Đức bị gọi “làm việc” suốt sáng nay, được thả là đi ngay sang đây). Giáo sư Ngô Đức Thọ đọc tặng tôi bài thơ: 

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

‘Cướp Sài Gòn, dân Thủ đô’…

Cho dù đứng cạnh nhau, cụm từ rất khập khiễng này hoàn toàn không phải là 'cặp đôi hoàn hảo" trong cái vũ điệu quay cuồng của thời kim tiền. Nhưng hệ lụy của nó mang lại, khá giống nhau. 

Nổi lên trong tuần này, liên tục báo chí đưa tin, như một hồi còi báo động gay gắt- nạn cướp giật tại Sài Gòn. Đỉnh điểm của thảm trạng này, là vụ cướp kinh hoàng dưới chân cầu Phú Mỹ (Q. 2). Nạn nhân là một cô gái đi xe SH bị mã tấu chém gần đứt lìa cánh tay, trước khi bị cướp giật. 

Tiền trảm, hậu...cướp 

Đây không phải là thủ đoạn mới mẻ. "Phong cách" tiền trảm, hậu...cướp (của), giờ đây đã mang tính "bản sắc" riêng của các băng cướp máu lạnh, chuyên sử dụng các loại vũ khí như mã tấu, dao phay, dao găm... Cô gái đã được cấp cứu kịp thời, nối liền cánh tay. Còn ký ức bị cướp, bị chém bi thảm, chắc chắn ám ảnh cuộc đời cô không biết bao giờ mới đứt rời. 

Trương Văn Dũng đấu tranh trong trại Lộc Hà và bị đánh ra sao.

Trương Văn Dũng là người đấu tranh rất mạnh mẽ khi đối mặt với công an, trong trại Lộc Hà hôm 9/12/2012.

Sau khi chúng tôi được thả, qua hỏi han tình hình của từng người, tôi biết Trương Văn Dũng là người đấu tranh rất quyết liệt và là người bị đánh đau nhất, bị xúc phạm nhân phẩm nhiều nhất.

Tôi vẫn đau đáu viết một bài hoặc làm một clip về anh.

Hôm nay anh đến thăm tôi. Chuyện về anh, tôi từng được nghe nhiều người kể, nhưng tôi muốn anh trực tiếp kể cho bạn dọc nghe.

Khi đối mặt với công an, mỗi người có một cách đấu tranh khác nhau. Tôi tôn trọng cách đấu tranh của mỗi người.

“Mậu dịch” khẩu quyết cho nền dân sự

Hữu Lý phỏng vấn Nguyễn Hoàng Đức


PV: Hôm nay xin được hỏi anh về chủ đề khá thời sự, đó là ý nghĩa của hai từ “mậu dịch”. Gần đây, tôi thấy khá nhiều người khi nói chuyện thường nhả rơi hai từ này như một thán từ, như một giải pháp, hoặc như một chế giễu, hoặc là tất cả. Thậm chí thấy một đôi tình nhân tuổi hơi chín còn nói với nhau “em yêu kiểu đó là mậu dịch”, cô gái đã cười rất sung sướng. Vậy theo anh hai từ mậu dịch là thế nào?

NHĐ: Từ mậu dịch, nếu nhìn đơn giản, đó chỉ là cửa hàng hay chế độ mua bán bao cấp của nhà nước trước kia. Nhưng xét sâu xa, nếu bình chọn, nó sẽ là một khẩu quyết thuộc dạng tiền phong hay nhất để nhắm về chế độ dân sự - là giấc mơ được sống phong phú “trăm hoa đua nở” của con người. Đặc biệt với xã hội còn mang nặng dấu ấn phong kiến ở Việt Nam, làm gì cũng đòi vào biên chế để ăn cơm chúa múa tối ngày, muốn sống kiểu quan lại ăn trên ngồi chốc “một người làm quan cả họ được nhờ”, một mớ rau con cá cũng muốn lách vào chế độ tem phiếu để bày tỏ quyền hành. Đóng dấu công chứng cũng xếp hàng rồng rắn để biểu tỏ quyền lực con dấu của công quyền.

Tao chợt nhận ra mày

Đỗ Trường

Tao chợt nhận ra mày
Đứng ở một góc xa
Bằng tê lê điện thoại
Chỉ huy lính của mày
Bắt người dân yêu nước
Bắt những người biểu tình
Chống giặc Tầu xâm lăng.

Đảng Lao động VN – Đảng Cộng sản VN: Không chỉ khác nhau về cái tên

Đào Sỹ Quý

Hơn 80 năm của thế kỉ 19, dân tộc ta chìm đắm trong đêm dài nô lệ của Thực dân Pháp.

Đảng Lao động Việt Nam (ĐLĐVN) do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là Đảng duy nhất tập hợp, đoàn kết được cả dân tộc đứng lên chống giặc ngoại xâm và giành được thắng lợi, lập lên Nhà nước Cộng hòa dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Châu Á. Chỉ 5000 đảng viên thôi mà lãnh đạo cuộc Cách Mạng Tháng 8 thắng lợi. Điều đó nói lên lời của Cụ Hồ: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”; và xa hơn nữa “đẩy THUYỀN là DÂN và lật THUYỀN cũng là DÂN” là bất hủ.

Tiếp theo cuộc kháng chiến cứu nước lần thứ 2. Mặc dù do hoàn cảnh khách quan của lịch sử, nước nhà phải chịu sức ép từ hai phía của hệ thống chính trị thế giới mà ta phải “ đứng đầu ngọn sóng”, đẩy nước ta rơi vào hoàn cảnh một nước nghèo nàn, lạc hậu mà phải chống lại một thế lực siêu cường. Vậy mà ta vẫn thắng lợi.

Mấy điều sơ đẳng về lãnh đạo, quản lý hợp tác xã

Mạc Văn Trang


Đang mệt thì có cậu S đồng hương đến thăm. Đang cảm động thì hắn bảo: em đến nhờ bác giúp cho một việc đây. Chả là em được “trên” giao cho phụ trách đám HTX. Qua nắm tình hình thấy việc quản lý, lãnh đạo HTX rất tùy tiện, gia đình chủ nghĩa, kiểu này khó phát triển và tồn tại lâu bền được. Em quyết định mở lớp tập huấn cho đám chủ nhiệm, phó chủ nhiệm HTX mấy cái ABC về lãnh đạo, quản lý một tổ chức cho có khoa học đàng hoàng.… Em dự định làm ba chuyên đề: Chuyên đề I là “Cơ sở khoa học của lãnh đạo, quản lý một tổ chức”, chuyên đề II “Cơ sở pháp lý của quản lý HTX”, chuyên đề III “Kinh nghiệm thực tiễn”. Cái chuyên đề I, em muốn nhờ bác giúp cho, vì hồi xưa em có dự lớp tập huấn về quản lý, nghe bác nói về Tâm lý học lãnh đạo, quản lý gì đó thấy cũng hay hay…

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Chợ văn chương

"Gánh Văn đi bán chợ Trời"

(Tản Đà)

"Cơ chế thị trường": Văn chương ra Chợ
Siêu thị - Vỉa hè mọc như nấm bán/mua
Dân thương lái: lũ con "Fe", đầu nậu
Cánh Văn nhân - Thi sĩ há miệng chờ...

" Văn thơ cổ" mua bổ sung Thư viện
Ai nhớ cội nguồn đến đọc ngâm nga;
"Thời bao cấp" - dựng film "Ngõ lỗ thủng"
Cánh "Cán bộ ăn lương" hồi tưởng xót xa...

"Văn cách mạng" vào Bảo Tàng bày đẹp
In sách Giáo khoa dạy trẻ thơ ngây;
"Hồi ký Cụ Mạnh", "Trư cuồng"... giấu vào Internet
"Nỗi buồn chiến tranh" tuyển "dịch" bán cho Tây.

Ai hồi tố đọc "Nhân Văn Giai Phẩm"
Thích Sex ư ? - tìm thơ Vi Thùy Linh
"Lề bên trái" - thơ tân kỳ Chính + Chát (1)
Giỏi "đạo văn" mấy bác "Viện" biến hình...

Văn "Mậu dịch" - cách tân, đang chờ Trên " định hướng"
ngọng líu lô, câu cú chẳng cần "hàng" ?
Toàn dân Việt xem chừng sai "mẹo tiếng" ?
Để mấy Nhà "Cải Cách" mãi bàn ngang...

Văn chương chợ đang gặp thời bùng phát
Sách văn thơ sản xuất vượt hàng Tầu!
Ra ngõ là gặp "Nhà Thơ" đông bát ngát
Thơ cho không... In là để tặng nhau .

Văn chương chợ - Nhà Văn vui Hội - Chợ
Để " bốc thơm" - tặng giải ... để chửi nhau;
Ghế "Hội trưởng" bao anh "mơ" - tưởng bở
"Cơ cấu " rồi... chỉ định cứ mà "bầu"...

Văn chương chợ theo cung/cầu bức thiết
Giỏi cạnh tranh ra "thương hiệu" để Đời
Sẽ ăn khách như Mạc Ngôn, Marquez...
Nhà văn ta sắm biệt thự - xe hơi...

Buổi khởi đầu cứ viết - sống cầm hơi...

=============

(1) Nguyễn Đình Chính + Bùi Chát

Góc Thành Nam - Hà Nội 1-8-2010
Viết nhân dịp Đại hội Nhà văn Việt Nam
Nguyễn Khôi

Tác giả gửi cho NTT blog

Biên bản một cuộc họp

Tiểu phẩm của Huỳnh văn Úc

Bí thư chi đoàn trịnh trọng mở đầu cuộc họp:

- Thưa các đồng chí! Hôm nay chi đoàn Đồn chúng ta sẽ họp bàn và ra một nghị quyết quan trọng. Theo những tin tức loan truyền trên mạng ngày mai sẽ có biểu tình chống Trung Quốc tại Nhà hát Thành phố. Bốn mươi hai nhân sĩ trí thức có tên tuổi của thành phố đã ra lời kêu gọi người dân tham dự mít tinh và tuần hành. Trong lời kêu gọi họ nhắc lại những hành động gây hấn và khiêu khích của Trung Quốc như in bản đồ lưỡi bò lên hộ chiếu, đe dọa, chặn bắt tàu bè cướp cá và ngư cụ trên Biển Đông, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 2. Tệ hơn, ông Hồ Ngọc Nhuận, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố lại còn kêu gọi chính quyền ủng hộ và tham gia cuộc tuần hành. Việc đối phó với Trung Quốc đã có Đảng và Nhà nước lo, để cho họ xuống đường là việc không thể nào chấp nhận được. Vì vậy ngăn cản và giải tán cuộc tụ tập là nhiệm vụ nặng nề mà ngày mai chúng ta phải tham gia.

Thấy gì qua cuộc đàn áp biểu tình ngày 9/12 (Phần 2)

Đào Tiến Thi

Giọt máu oan cừu đỏ núi sông
(Võ Liêm Sơn)

.

9/12/2012 – Ngày oanh liệt của người yêu nước Thủ đô (kỳ 2)



Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Nhân xem phim “Sám hối” [1] Nghĩ về Bôrit Paxtecnăc: Tự do hay là chết!

Tặng ông bà nhà văn Nguyễn Tường Thụy và nhà đấu tranh dân chủ kiên cường Bùi Thị Minh Hằng nhân ngày NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ


Đâu phải bao giờ nhân dân cũng thắng
Nhà độc tài của mọi thời đại và anh
Cần phải thức, mãi mãi thức trắng
Dù anh đã nằm dưới cỏ xanh

Anh đã yêu đất nước mình như một chàng muzich
Cái cách yêu quý phái chẳng hợp thời
Anh đã yêu đến quằn quại, đến xùi bọt mép
Mà thơ anh vẫn bị đe dọa cả đời !

Những nhân vật của Đ ôxtôiepxki
Như cua bò qua văn anh lổm ngổm
Bầu trời xanh từng in dấu anh đi
Treo anh lên vầng mây sớm
Anh bay lên cùng khói bếp lầm lì
Và rơi xuống cùng tuyết trắng …

Lara của anh [2]
Mùa thu của mối tình chết
Sông hồ kia từ độ khỏa thân
Ô i lá phong vàng phủ dần gương mặt đẹp
Tiếng cú kêu thất thần
Em ở đâu con thiên nga bị giết ?
Thơ anh còn dò dẫm dấu bàn chân !

Hỡi chàng Don Quichotte Zivago [3]
Với cối xay gió số phận
Một mình anh chiến đấu đến bao giờ ?

Trái tim nhà thơ
Là trái mìn nổ chậm
Mà tình yêu đến trước hẹn giờ

Nhà độc tài bảo anh :
“- Cứ bốn người dân thì có bốn tên phản động !” [4]
Phải bỏ tù cây sồi
Ai cho mày tỏa bóng ?
Hắn định bắt đi đầy cả gió và thơ !

Ô i bầu trời kia
Anh đã vác trên vai như khổ giá
Và nước Nga- người đàn bà anh yêu
Tia nhìn nàng đóng đinh anh vào tất cả !

Anh tàn phai cùng mùa thu
Cuồng nhiệt cùng bão tuyết
Tóc anh bạc mốc sương mù
Anh là con tuần lộc già phương Bắc
Một đời nghe tiếng sói tru

Trên mồ anh cỏ tiên tri báo trước
Về sự hết thời của bọn độc tài
Ô i đất nước
Anh đã yêu đến băng hoại cả đời !

Khi nhà độc tài tìm cách bất tử
Dẫu nằm xuống đất rồi anh chẳng được yên đâu
Tôi nhìn thấy nhân dân ngồi phán xử
Các thời đại đi qua, thơ lặng lẽ bắc cầu …

Sài Gòn 21-7-1978

Trần Mạnh Hảo

=============
[1] Phim “Sám hối” : một phim hay của điện ảnh Gruzia ( Liên Xô cũ) sản xuất tại Tbilixi, lên án nhà độc tài vĩ đại ( ám chỉ Stalin- cũng là người Gruzia). Phim này khi chiếu ( nội bộ) cho giới báo chí văn nghệ sĩ ở Sài Gòn xem từ năm 1978, đã gây xúc động mạnh mẽ; mượn gió bẻ măng, xem xong phim này, ai cũng thấy hả lòng hả dạ vì được dịp “trả thù” bọn độc tài chuyên chế. Đ ến thời “mùa xuân văn nghệ cởi trói : 1986-1989, phim “Sám hối” mới được chiếu rộng rãi ở rạp cho dân xem. Nay ( 2005) phim này buồn thay, lại bị xếp vào loại phim “phản động” .
[2] Lara : người yêu của bác sĩ Zivago, những nhân vật trong tiểu thuyết “Bác sĩ Zivago” của văn hào ( kiêm thi hào) Nga : Borit Paxtecnăc
[3] Zivago : nhân vật bác sĩ trong tiểu thuyết trên .
[4] Lời tên độc tài trong phim “Sám hối”
( Bài thơ này đã in báo “TUỔI TRẺ – CHỦ NHẬT” số 37-87 ra ngày 20-9-1987)

Những “thiên đường bỏ hoang”

Lời Tác Giả: Tôi vô cùng ngạc nhiên vì một nước nghèo với GDP hàng năm chỉ đạt hơn 100 tỷ USD mà đã đổ ra trên 30 tỷ USD tiền của “chôn” vào bất động sản (BĐS), trong đó có đến hơn 70% các Khu Đô Thị là “của để dành” của các nhà đầu cơ hoặc không thể bán được, tạo ra trên đất nước những “thiên đường bỏ hoang” nhiều năm trời, làm lãng phí tài nguyên đất đai và tiền bạc của nhân dân. Trong khi hiện nay, phải có tới gần 400 ngàn doanh nghiệp tư nhân đang bên bờ vực phá sản vì không có tiền để đầu tư cho sản xuất khiến hàng triệu người đang có nguy cơ thất nghiệp! Vậy mà, nhiều vùng đất lúa màu mỡ vẫn đang bị các chủ dự án BĐS Tư Bản Đỏ tiếp tục cưỡng chế giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng các Sân Golf và nhiều khu vui chơi giải trí cho bọn nhà giàu thừa tiền rưỡng mỡ.

Thương thay! Đa số cán bộ công nhân viên chức nghèo, những cán bộ lão thành cách mạng đã về hưu hoặc cựu chiến binh và người dân...vẫn đang phải chui rúc trong các “căn hộ ổ chuột” ở các khu tập thể cũ chật chội xuống cấp vì không lấy đâu ra tiền để mua nhà trong những “thiên đường bỏ hoang” đó!

9/12/2012 – Ngày oanh liệt của người yêu nước Thủ đô (kỳ 1)

Ngày 9/12/2012 sẽ mãi mãi đi vào lịch sử như một sự kiện oanh liệt của những người yêu nước Sài Gòn - Hà Nội. Cuôc biểu tình tuy bị dập tắt nhanh chóng nhưng đã nổ ra, đầy mưu trí, dũng cảm. Họ bị bắt, bị đánh, bị giam giữ khi cất lên những tiếng hô phản đối nhà cầm quyền Trung Cộng gây hấn ở Biển Đông, khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Trong sự kiện này, nhà cầm quyền đã đi thêm một bước vô cùng nguy hiểm trong việc chà đạp lên luật pháp: đàn áp, bắt bớ, đánh đập, khám xét người bị bắt một cách hết sức trắng trợn, thô bạo và hung dữ, không có một cơ sở pháp luật nào.

Ở Việt Nam, cũng giống như các nước khác là có hiến pháp, có pháp luật, tuy còn nhiều điều bất cập. Thế nhưng, ngành công an, đươc coi là bảo vệ pháp luật lại chà đạp lên pháp luật một cách ngang nhiên nhất. Điều đó có nghĩa là, có những lực lượng đứng trên luật pháp. Khác với luật pháp được thể hiện bằng lời văn, chúng hành xử theo ý muốn cá nhân hoặc nhóm lợi ích, bằng chỉ thị miệng chứ không bao giờ bằng văn bản.

Thấy gì qua cuộc đàn áp biểu tình ngày 9/12

(Nhật ký biểu tình ngày 9-12-2012)

Đào Tiến Thi

Giọt máu oan cừu đỏ núi sông

(Võ Liêm Sơn)

PHẦN I: BỊ BẮT

Sau cuộc đàn áp thô bạo ngày 5-8-2012, thì ngay cả những người tích cực nhất cũng chán nản, buông xuôi, phó mặc số phận đất nước về đâu thì về. Nhưng lòng người đâu đâu có dễ yên như thế. Liền trong thời gian rất ngắn, một khoảng một tuần, Trung Cộng giáng liền 3 đòn chí mạng vào nền độc lập chủ quyền của Việt Nam: phát hành hộ chiếu in bản đồ lưỡi bò mà trong đó Việt Nam mất gần hết phần Biển Đông của mình (22-11-2012[1]), tuyên bố khám xét tàu thuyền trong vùng “chủ quyền” (tức đường lưỡi bò, 28-11), cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của ta (nơi cách đảo Cồn Cỏ có 43 hải lý, 30-11). Vì vậy, cuộc biểu tình ngày 9-12-22012 nổ ra như một hành động tất yếu, tức nước vỡ bờ.

Trần Trương – thứ cá ươn mắm thối của mậu dịch đòi trụ lại thành đặc sản

Khi tôi trả lời bài “Văn học mậu dịch cạn vốn hay phá sản” đăng trên Lê Thiếu Nhơn và Nguyễn Tường Thụy, thì mới đây tôi đọc thấy trên trang Trần Nhương, anh Trần Trương có viết bài “Ông Nguyễn Hoàng Đức lảm nhảm gì đấy?”

Về mặt trình độ, ông Trương toàn dẫn lại lời của tôi, và biện hộ cho cái dở không cãi nổi của các nhà văn mậu dịch, nên không đáng để tôi bàn. Tôi chỉ nêu lên hai ý:

1- Ông Trương viết “Sát nhập hai tạp chí của Hội Nhà Văn VN và tờ báo Văn Nghệ chưa hay thì chúng ta xúm vào viết cho hay đi, Nhà văn chưa tài thì đấy đâu phải là Văn học mậu dịch…”



Trên các bờ sông Mê Kông


Giới thiệu sách 

Huỳnh Văn Úc

 .
Trên các bờ sông Mê Kông (На берегах Меконга)-bản dịch tiếng Việt của Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam  là hồi ký của đại tướng Liên Xô Filippovich Krivda (1923-1998) viết về những năm tháng giai đoạn 1982-1984 trên cương vị Trưởng đoàn cố vấn quân sự Xô Viết bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng thời phụ trách Đoàn cố vấn quân sự tại Lào và Campuchia. Sau đây là một trích đoạn trong hồi ký viết về chuyến đi thị sát mặt trận phía bắc của tướng Krivda:

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Vế đối hôm qua và “đèn đỏ” hôm nay trong ngày 9/12/2012

Giữa lúc người Trung Quốc lạnh lùng bước lên những nấc thang rất quá đáng: Từ 2013 họ sẽ dành quyền kiểm tra bất cứ tầu thuyền nào hiện diện trên Biển Đông! Hộ chiếu in hình lưỡi bò của Trung quốc phát tán khắp thế giới công khai khẳng đinh Biển Đông là của họ! Động thái trắng trợn này đã đặt dân tộc Việt Nam, một cộng đồng dân cư mặt biển …phút chốc trở thành một cộng đồng không còn biển. Một dân tộc tự hào coi mình là nòi giống Rồng Tiên, phút chốc rơi vào cảnh ngộ:

“Rồng sa bãi cát Cua Càng cắp!
Hổ lạc đồng bằng Chó Ghẻ xua!”

Đây là sự xúc phạm danh dự và lòng tự trọng của dân tộc Việt Nam, một sự xúc phạm không thể chấp nhận. Lập tức người dân Việt Nam yêu nước đã lên tiếng giáng trả, lên tiếng gọi nhau, hẹn nhau sáng 9 – 12 – 2012 kéo về 2 thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn để tuần hành, mít tinh phản đối hành động ngang ngược này của phía Trung Quốc.

Hưởng ứng ngày quốc tế nhân quyền 10/12 .

Sách trắng: Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam. Bộ Ngoại Giao, Hà Nội - 2005, đã khẳng định rằng:

“Quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được sống trong độc lập tự do, quyền được tự quyết định vận mệnh của mình. Đây cũng chính là nguyên tắc có tính nền tảng, về quyền tự quyết dân tộc đã được khẳng định trong hiến chương Liên Hợp Quốc tại điều 1, của cả hai công ước cơ bản nhất của LHQ về quyền con người: Công ước về các quyền dân sự và chính trị; Công ước về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của Liên Hợp Quốc”. (Việt Nam gia nhập 24/9/1982).

Thuyền về đâu?


Trước đại họa xâm lăng
Căm thù tột độ. 
DÂN muốn đẩy THUYỀN vượt qua bão tố
Vượt qua con sóng “bành trướng Biển Đông”.
DÂN muốn đẩy THUYỀN vượt qua bão tố
Nhưng thuyền chẳng nhổ neo.
Chơi vơi - Thuyền về đâu?
Khi chẳng có tay chèo
Đào Sỹ Quý

Gặp mặt kỷ niệm ngày quốc tế nhân quyền

Phan Văn Hùng