Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Vận nước nổi trôi

Quang Nguyên (VNTB) Đất nước ta từng trải qua các thời vinh quang, sáng chói Đinh, Lê, Lý Trần, cũng có những thời nhục nhã làm nô lệ Tây, Tàu. Ngày hôm nay còn tệ hơn thế nữa: thời kỳ u tối nhất trong lich sử mà người Việt đi ra ngoại quốc không dám tự hào nhận mình là người Việt.

Mất dân chủ đến thế là cùng!

Bùi Tín 


(Bài viết chào mừng cuộc họp Tất niên Hội nhà báo Độc lập VN) 


(VNTB) - Nếu Bộ chính trị vẫn chủ quan, quan liêu, độc đoán, nhân dân có thể dùng quyền dân chủ vốn có để tẩy chay, phủ định cuộc bầu cử vào tháng 5 tới, đấu tranh ôn hòa nhưng quyết liệt , dành lại bằng được quyền sống trong tự do và nhân phẩm, có đầy đủ Nhân quyền, mỗi công dân là một cử tri hoàn toàn tự do. 

Thế là Đại hội đảng CS VN đã chỉ định qua bầu cử dân chủ (?) Chủ tịch Quốc hội Khóa 14 là bà Nguyễn Thị Kim Ngân. 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và « Những việc cần làm ngay »


Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam vừa tái đắc cử tại Đại hội 12, ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh chụp ngày 28/01/2016.REUTERS/Luong Thai Linh/Pool

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

VNTB - "TBT Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo vì nước, vì dân"?

Đinh Liên (VNTB) Sau cái thời khắc đứng trên bệ và đọc diễn văn bế mạc ĐH XII, ông Nguyễn Phú Trọng chính thức trở thành Tổng Bí thư của ĐCSVN trong nhiệm kỳ sắp tới.

Bàn về ông Trọng

Nhiều lời bàn tán, trong đó nổi lên sự trách móc ông tham quyền cố vị. Nhưng nếu đặt trong giả thuyết, ông đi được 1/2 nhiệm kỳ, sau đó sẽ trao quyền cho một nhân vật kế nhiệm nào đó trong hội nghị 18 thì sao? Quan điểm "trách cứ" đó liệu còn trở nên không vững chắc? Khi mà bước đi đó là nhằm để tránh việc ông Nguyễn Tấn Dũng "lên ngôi" và đi ngược lại với đường lối và mục tiêu ĐCSVN đề ra, nhất là "tiềm năng" phá nát Đảng với xu hướng tự do quá trớn của ông Thủ tướng?.

Lời chia buồn, gửi ông Tổng Trọng

Hà nội, ngày 30 tháng 1 năm 2016.

Thưa ông.

Tôi chỉ là 1 phó thường dân, trong cái nước mang danh XHCN này. Dĩ nhiên, tôi không phải, là Đảng viên CS. Để có thể, cùng hội – cùng thuyền với ông.

Được tin, ông vừa làm lễ Đăng quang, sau một kì Đại nghị: Nặng, thì nói là gian lận. Nhẹ, thì nói là sai quy chế. Đã “hết sức Dân chủ”, nhưng lại chỉ có, 1 ứng viên duy nhất, cho cái ngôi vị “Vua tập thể”. Một “chiến thắng”, vang dội. Ngày ông Đăng quang, giá rét thê lương – mưa gió sụt sùi. Khỏe như trâu, cũng lăn đùng ra, chết như ngả rạ. Có vẻ, Trời không chấm ông, vào ngôi Thiên tử.

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Việt Nam thời hậu Nguyễn Tấn Dũng?

Thụy My

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (phải) và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Đại hội Đảng 12, Hà Nội, ngày 21/01/2016REUTERS/Hoang Dinh Nam/Pool


Liên quan đến Đại hội Đảng lần thứ 12 đang bước vào giai đoạn cuối ở Hà Nội, tờ New York Times có bài viết mang tựa đề « Đảng Cộng sản Việt Nam giao phó cho người lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa » : tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng lại tiếp tục chức vụ.

Tờ báo cho biết theo các nhà phân tích, việc ông Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi, được tái bổ nhiệm có thể làm chậm lại quá trình mở cửa của Việt Nam về phía một nền kinh tế thị trường, nhưng ít có khả năng ảnh hưởng đến chiến lược tái cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo của phái cựu trào, được huấn luyện trong một nền kinh tế theo kiểu xô-viết và coi nước láng giềng Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu, đồng minh chiến lược và ý thức hệ quan trọng. Đáng chú ý là ông Trọng đã tỏ ra miễn cưỡng khi phải chỉ trích Trung Quốc khi Bắc Kinh cho kéo giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 đến vùng biển Hoàng Sa trong năm 2014.

Nhưng chuyến viếng thăm Nhà Trắng của ông hồi tháng 7/2015 cho thấy cái nhìn của giới lãnh đạo đảng : ngày càng chú trọng hơn việc cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, đối trọng chính chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, coi đây là lợi ích quốc gia của Việt Nam. Ông Trọng đã chỉ đạo Việt Nam tham gia Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ đề xướng, trong đó Trung Quốc bị loại ra ngoài.

Tiếp tục cải thiện quan hệ Việt-Mỹ

Bà Vũ Xuân Nguyệt Hồng, nguyên phó viện trưởng Viện Quản Lý Kinh tế Trung Ương, cho biết 19 ủy viên Bộ Chính Trị vốn có nhiều quyền lực nhất so với các quan chức khác, hoàn toàn đồng thuận về sự cần thiết của việc chuyển đổi kinh tế trong nước lẫn quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ. Bà nói: «Những cải cách và đổi mới về hướng kinh tế thị trường sẽ được tiếp tục», và quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiến triển một cách vững chắc.

Nhưng việc ông Trọng tại vị thêm một nhiệm kỳ nữa sẽ khiến thủ tướng thân Mỹ Nguyễn Tấn Dũng, đối thủ dòm ngó chức tổng bí thư, phải lui vào hậu trường trong năm nay, tuy không phải là quá sớm.

Theo giới ngoại giao và các nhà phân tích, trong cương vị thủ tướng, ông Dũng đã giám sát làn sóng đầu tư nước ngoài và vun bồi mối quan hệ nồng ấm với các quan chức Mỹ hàng đầu. Ông cũng có những tuyên bố mạnh mẽ hơn các lãnh đạo khác trong đảng, chống lại các hành vi quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông, giành được sự ủng hộ của những người dân Việt Nam bình thường vốn tin rằng đất nước cần thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc - phương cách để giữ được độc lập kinh tế.

Khi Bắc Kinh đem giàn khoan khổng lồ đến vùng biển tranh chấp tại Biển Đông, gần bờ biển miền trung Việt Nam năm 2014, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã nổ ra tại các thành phố Việt Nam, và những vụ bạo động hiếm hoi đã diễn ra tại nhiều khu công nghiệp. Hoa Kỳ sau đó đã nới lỏng lệnh cấm vận lâu nay về vũ khí sát thương cho Việt Nam, tuy Nga vẫn tiếp tục cung cấp phần lớn nhu cầu thiết bị quân sự của Hà Nội.

Ông Nguyễn Tấn Dũng, 66 tuổi, về nguyên tắc bị cấm làm thêm một nhiệm kỳ nữa, theo quy định của Đảng, vì ông đã quá 65 tuổi và đã ở ngôi vị thủ tướng được hai nhiệm kỳ. Ông Trọng cũng vậy vì đã quá tuổi, nhưng Đảng đã cho ông biệt lệ thêm lần thứ hai.

Phát triển kinh tế sẽ chậm lại ?

Một số nhà phân tích dự đoán nhịp độ của nền kinh tế Việt Nam vốn đã chậm chạp, sẽ còn chậm hơn sau khi ông Dũng nghỉ hưu trong năm nay. Một phần do ông nắm rõ hơn ông Trọng cung cách giao tiếp với các nhà đầu tư ngoại quốc, và ông Dũng cũng nhiệt tình hơn trong việc rũ bỏ chiếc vỏ bọc ý thức hệ Mác-Lênin của đảng.

Ông Tường Vũ chuyên về khoa học chính trị ở trường đại học Oregon nói rằng ông Trọng có thể sẽ tiếp thu dễ dàng hơn so với các quan chức bảo thủ cứng rắn nhất trong Đảng, muốn chống lại việc mở cửa lãnh vực nông nghiệp và dịch vụ cho các nhà cạnh tranh nước ngoài ; và một dự luật hợp pháp hóa các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

Cả hai thay đổi này đều được cho là rất quan trọng để tuân thủ TPP. Nếu được Quốc hội thông qua, hiệp định đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa hơn nữa cho cạnh tranh từ các nước, phải nhượng bộ về quyền lao động, sở hữu trí tuệ và những lãnh vực khác.

Giáo sư Vũ trả lời New York Times qua điện thoại: « Tất cả các phe phái đều đồng ý là cần phải phát triển thương mại và đầu tư. Nhưng phe ông Trọng có thể chống lại các nhượng bộ, trong khi phe ông Dũng cố gắng làm những động thái cải cách để thu hút nguồn tiền ».

Cuộc « nội chiến » đã không xảy ra

Sami Kteily, chủ tịch điều hành PEB Steel, một công ty xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh nhận định rằng việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định tự do mậu dịch gần đây chứng tỏ đất nước này thực sự muốn trở thành một thành viên tích cực của nền kinh tế thế giới. Ông nói :« Tôi nghĩ việc kinh doanh sẽ như thường lệ. Việt Nam là một quốc gia của những định chế, và các chính sách không chỉ do một người quyết định ».

Frederick Burke, người quản lý tại Việt Nam của công ty luật Mỹ Baker & McKenzie nói rằng việc chuyển đổi chính trị êm ái tại Đại hội Đảng tuần này là đáng khích lệ, vì nhấn mạnh sự ổn định chính trị và tôn trọng quy định luật pháp. Theo ông : « Đối với những người sống ở đây, đó là những điều họ muốn. Họ không mong một cuộc nội chiến trên mạng tiếp diễn ».

Trong những tuần lễ gần đây, đã có một loạt tin đồn chính trị trên các blog tiếng Việt và các bài viết trên Facebook – một số được thúc đẩy từ các bài báo nước ngoài – về một cuộc chiến tranh tương tàn giữa phe cải cách và phe bảo thủ trong Đảng.

Nhưng theo ông Burke thì có một sự đồng thuận hơn trong nội bộ đảng Cộng sản so với những gì mà báo chí hay quan sát viên chính trị nhận định, và ông Trọng chưa bao giờ tỏ khuynh hướng thoái trào, bảo thủ. Ông nói : « Người ta cố tạo ra một vở kịch, nhưng kịch bản hiện nay khác với thực tế ».

(Trích đăng)

Bộ chính trị khoá 12 có gì mới?

Hình minh họa

Tuyên bố của các tổ chức chính trị và dân sự độc lập tại Việt Nam nhân đại hội đảng cộng sản lần thứ 12

Kính gởi:

– Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước

– Các chính phủ dân chủ năm châu, các cơ quan nhân quyền quốc tế.

Xét rằng

1- Đảng cộng sản Việt Nam đang họp đại hội lần thứ 12 của mình. Các đảng viên sẽ có một việc chủ yếu là bầu ra tổng bí thư. Đó là vấn đề riêng của họ, đại đa số nhân dân không quan tâm ai sẽ giữ chức vụ này. Nếu có thì chỉ theo dõi cho biết những cuộc đấu đá giữa các phe nhóm trước và trong thời gian đại hội, với đủ chiêu trò vu khống, vạch trần, triệt hạ lẫn nhau, bằng đủ cách thức phi pháp, đê tiện hay thâm độc. Điều này cho thấy đại hội đảng chỉ là dịp để tranh giành quyền lực và chia chác quyền lợi, chứ chẳng hề vì lợi ích của đất nước (y như 11 kỳ đại hội đảng trước đây).

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Mặc kệ Đại hộị đảng, các em vẫn cởi truồng.

Đại hội đảng cộng sản lần thứ 12, và cái lạnh cắt da cắt thịt của miền Bắc, đặc biệt là ở vùng cao có lẽ là hai trong nhiều mối bận tâm của người Việt gần đây.

 
Đại hội 12 rực màu đỏ máu.

BẦU CHỦ GIA ĐÌNH

Tiểu phẩm


Nhà mình có năm người. Vợ chồng mình quê Nam Định, còn ba đứa con sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.

Xưa nay, người chủ trong gia đình cứ phải là đàn ông. Thật là mất dân chủ. 

Thực ra thì các ông cũng hãnh diện với cái vị trí mặc định ấy, tuy nhiều ông không có khả năng quản lý gia đình, để nhà cửa dột nát, nợ nần chồng chất, con cái hư hỏng, dốt nát. Thật vô lý. Cần phải thay đổi tư duy mới mong gia đình thoát khỏi sự nghèo hèn thua kém láng giềng.

Những nhóm lợi ích nào sẽ bị thanh trừng sau ‘đại hội vĩnh biệt’?


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự lễ khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 12 tại Hà Nội, ngày 21/1/2016.

Đại hội Đảng: Hy vọng của dân chúng không phải là của đảng viên

000_Hkg10249174-622
Ảnh chụp hôm 25/1, bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, nơi đang diễn ra Đại hội 12 của Đảng cộng sản Việt Nam.

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng được đồng ý cho rút

Cách đây ít phút, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Đoàn Chủ tịch đã thông báo kết quả bỏ phiếu của Đại hội về việc quyết định xem các trường hợp Ủy viên Trung ương khóa XI được đại biểu đề cử bổ sung tại Đại hội có được rút hay không.

Kết quả, Đại hội đã bỏ phiếu quá bán, đồng ý với đơn xin từ chối nhận đề cử của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng...

ÔNG NGUYỄN KHẮC MAI KIẾN NGHỊ BẮT GIAM ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc.


VN có thay đổi nếu Thủ tướng Dũng nghỉ hưu?

Báo chí quốc tế tiếp tục quan sát và theo dõi kỳ Đại hội 12 đang diễn ra của Đảng CSVN.

Thủ tướng Dũng 'được đề cử nhiều nhất'

Thủ tướng VN ông Nguyễn Tấn Dũng nhận được đề cử bổ sung nhiều nhất tại Đại hội 12, theo truyền thông Việt Nam.

Đại hội XII: Nhiều đại biểu mong Bộ trưởng Bùi Quang Vinh tái cử

Ông Bùi Quang Vinh – người có bài tham luận gây chú ý trước 1.510 đại biểu dự Đại hội trong phiên thảo luận văn kiện Đảng

Thủ tướng Tấn Dũng sẽ thắng 'áp đảo'?

TS Nguyễn Quang A bình luận về việc Thủ tướng VN ông Nguyễn Tấn Dũng vừa được đề cử bổ sung 'với tỷ lệ cao' vào danh sách Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 12 tại kỳ Đại hội lần thứ XII đang diễn ra của Đảng Cộng sản Việt nam từ ngày 21-28/01/2016.


Trao đổi với BBC hôm 24/01, nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự và dân chủ hóa của Việt nam nói:

X Y Z?


Chỉ dấu đảng (Cộng sản Việt Nam) sẽ “không còn là cái đảng Cộng sản trước đại hội” cho tôi một kỳ vọng nào đấy, ở một sự gì đấy có thể khác. X Y Z gì đấy. Nhưng chắc chắn là vĩnh biệt X!

Gây cấn đến phút 89 nhưng không quá bất ngờ

Với tư cách khán giả xem trận đá khá hấp dẫn này, một trận không buồn tẻ như bao trận trước kia mà đầy kịch tính nhưng không thật bất ngờ.

ĐCSVN giữ khư khư thông tin, nhưng nó vẫn rò rỉ ra (vì các phe trong trận đá có khuyến khích để rò thông tin họ nghĩ là có lợi cho họ) nên các trang mạng (có nhiều thông tin xác thực bên cạnh rất nhiều thông tin giả mạo) đã thắng đậm báo chí chính thống. Thế giới đã thay đổi còn tuyên huấn của ĐCSVN vẫn y nguyên, thua là phải. Việc này có thể dự đoán được và không quá bất ngờ.

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Bầu Tổng bí thư vào ngày 27.01: sẽ là phiên nhận thức "rủi ro nền kinh tế"?

Lê Kiên (VNTB) Theo chương trình ĐH XII, vào ngày 27.01, BCH T.Ư khóa XII sẽ họp và bầu Tổng bí thư, đến sáng ngày 28.01, thì Tân Tổng bí thư sẽ đọc diễn văn bế mạc Đại hội. Trước đó, vào sáng ngày 25.01, ĐB sẽ ghi phiếu rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử vào BCH T.Ư khóa XII. 

Đánh giá về phiên chuyển giao dàn lãnh đạo mới, hãng tin AFP trong bài viết mới đây nhấn mạnh rằng, người lãnh đạo được bầu trong lần này sẽ đối mặt với nhiều thách thức khác nhau, từ bế tắc trong giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh đến cải cách nền kinh tế.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Đổi mới hệ thống chính trị là cấp bách

Bộ trưởng KH - ĐT Bùi Quang Vinh phát biểu tại Đại hội XII

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Trung Quốc dạy dỗ Việt Nam

Phương Thảo (VNTB) Đại hội Đảng lần thứ 12 của Đảng cầm quyền tại Việt nam đã khai mạc kỳ đại hội kéo dài từ ngày 20 cho đến ngày 28 tháng 1 năm 2016. Đây là một kỳ đại hội có thể nói đã làm tốn khá nhiều giấy mực của báo giới trong và ngoài nước cũng như lôi kéo sự chú ý không chỉ của giới quan sát mà cả người Việt trong và ngoài nước. Thêm vào đó cộng hưởng với tốc độ lan truyền thông tin trên mạng xã hội, thông tin về các cuộc đấu đá và tranh dành quyền lực nội bộ đã có sức lan tỏa dữ dội.

Phiếu bầu, lòng dân với ý đảng, lòng dân .

Quang Nguyên (VNTB) Mới đây bà Thái Anh Văn của đảng Dân Tiến đắc cử tổng thống Đài Loan với chính sách độc lập đối với TQ, làm cho TQ, kẻ thù sát nách, lớn, mạnh gấp trăm lần phải tái mặt.

Đài Loan chống Trung Quốc

Năm 1946 chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Quốc Dân đảng thua hồng quân Mao Trạch Đông phải rút về Đài Loan. Tưởng Giới Thạch lúc đó phải đương đầu với hai áp lực rất lớn, một là Đài Loan có thể trở thành một loại tô giới của Mỹ, hai là có thể bị cộng quân tràn qua eo biển chỉ cách hơn một trăm cây số xóa sổ. Đài Loan trụ vững được một phần vì quân đội của Mao lúc đó không đủ sức vượt biển tấn công, phần khác được Mỹ tích cực giúp đỡ và nhất là sự quyết tâm tử thủ của Tưởng Giới Thạch và dân chúng. Đài Loan không những không bị lọt vào miệng sói đói lục địa mà còn trở thành một quốc gia tự do, một con hổ kinh tế Á Châu, với trữ lương Mỹ Kim có lúc cao nhất thế giới.

Tín hiệu gì: Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản không phủ nhận ‘Bộ Luật về Đảng’

Ông Nhị Lê hiện là Phó tổng biên tập của Tạp chí Cộng sản - một kênh phát ngôn đặc biệt quan trọng của đảng Cộng sản Việt Nam và cũng là một trong những địa chỉ thủ cựu nhất. Trước khi trở thành tổng bí thư đảng, ông Nguyễn Phú Trọng đã từng có thời làm việc tại tạp chí này.

Tạp chí Cộng sản số đặc biệt

Đại hội 12: Nhân sự không trong danh sách đề cử liệu có khả năng trúng cử?

Trả lời báo chí bên lề Đại hội Đảng XII, về khả năng tái cử của Ủy viên BCH TƯ khóa XI nằm ngoài danh sách được Bộ chính trị, BCH TƯ khóa XI giới thiệu, Bộ trưởng Bộ TT&TT cho biết Quy chế 244 được thực hiện từ Ban chấp hành Trung ương và Hội nghị Trung ương trở xuống. 

Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son trả lời báo chí - Ảnh: Việt Dũng

Thư gửi Giám đốc công an TP HCM Lê Đông Phong

Ảnh minh họa: Cảnh sát canh gác bên cạnh một trang trí với logo của đảng cộng sản tại Hà Nội.

Nhà văn Phạm Viết Đào tiếp tục kiện vì ông bị cắt lương hưu khi thi hành án tù

Hôm nay, Phạm Viết Đào nộp đơn khởi kiện hành chính Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội…

Phạm Viết Đào.


Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

ĐAU ĐÁU HOÀNG SA

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

1. Lịch sử chống ngoại xâm của Việt nam về cơ bản là lịch sử chống sự xâm lăng của các triều đại cầm quyền Trung Quốc. Trong lịch sử hiện đại, có nhiều cuộc chiến tranh hoặc trận đánh chống quân xâm lược Trung Quốc do nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc phát động. Đó là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc Tháng 2/1979 và sau đó là các trận đánh không kém phần đẫm máu nhằm giành giật từng điểm cao cho đến tận năm 1987; là Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và Hải chiến Trường Sa năm 1988. Tuy nhiên với tôi, nỗi đau Hoàng Sa là day dứt hơn cả.

"Từ nay đến ngày 28, ông đi ra khỏi nhà, chúng tôi sẽ đưa ông đi luôn!"

Tưởng rằng phải đến ngày đảng của họ đại hội đại hè, ngày 20.1.2016, họ mới kéo đến lập chốt canh, tước quyền con người, quyền tự do đi lại của tôi. Không ngờ sáng nay, 18.1.2016, họ đã xuất hiện.

Vẫn viên an ninh trẻ tên Trung đến tiếp cận tôi. Trong những lần cả chục mật vụ kéo đến chốt chặn hai ngả đường trước nhà tôi, Trung đều tìm đến gặp tôi để xác định sự có mặt tôi ở nhà. Trung có cả thẻ từ đi thang máy tòa nhà tôi ở. Những lần không thấy tôi ở sân, ở vườn rau, Trung đều thản nhiên vào thang máy như dân trong tòa nhà, đến cửa nhà tôi bấm chuông, gặp tôi.

Vụ xử và hoãn xử Ba Sàm có móc xích với đại hội 12?


19.01.2016


Một khi cuộc xung đột quyền lực trong đảng lao nhanh đến vực thẳm, mọi thủ đoạn dưới đáy có thể được lôi ra để loại trừ nhau.

Nhưng những diễn biến bất ngờ và khó đoán định không chỉ liên quan mật thiết với “công tác nhân sự” Đại hội XII của đảng cầm quyền, mà còn khiến giới dân chủ nhân quyền bị vạ lây.

Song “vạ lây” vẫn còn là quá khiêm nhường. Từ quý 4 năm 2015 và sau khi bầu không khí quan hệ Việt - Mỹ bớt phấn khích, đặc trưng “dùng nhân quyền đối ngoại” dần chuyển sang đặc thù “dùng nhân quyền đối nội”. Bắt đầu phát sinh hiện tượng giới bất đồng chính kiến bị hiến tế cho những mưu đồ chặt chém nhau trong giới cầm quyền.

Trường hợp blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh có thể được xem là một thí dụ điển hình.

Tại sao phải giữ được Đảng này, chế độ này: bàn về chữ Đức của ông Nguyễn Phú Trọng (II)

Trần Quí Cao (VNTB) Ông Nguyễn Phú Trọng nói người có Đức: “Phải trung thành tuyệt đối, với dân, với chế độ, với Đảng, giữ cho được chế độ này, Đảng này, giữ cho được hòa bình ổn định để phát triển đất nước”. 

“Giữ cho được Đảng này”, Tôi hiểu lời phát biểu của ông Trọng là phải giữ cho được Đảng ở vị trí cầm quyền. Liên hệ với phát biểu của các nhân vật quan trọng khác của Đảng, nhất là câu nói rất thật thà của ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước, “Bỏ điều 4 Hiến Pháp là tự sát”, tôi hiểu rằng quan điểm chính thống của Đảng, dưới sự lãnh đạo của các ông, là nhất quyết không tranh cử với bất kỳ đảng nào, khuynh hướng chính trị nào. Các ông nhất quyết không chấp nhận bất kỳ sự nhận xét, phê bình nào của nhân dân thông qua lá phiếu của người dân!

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Vì sao tòa Hà Nội bất ngờ hoãn xử blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh?

Những diễn biến bất ngờ và khó đoán định không chỉ liên đới mật thiết đại hội 12 của đảng cầm quyền, mà còn liên quan cả giới dân chủ nhân quyền.

Trường hợp blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh có thể được xem là một ví dụ điển hình.

Nhà văn Phạm Đình Trọng xác nhận sự vô can của ông Nguyễn Hữu Vinh trong 1 số bài viết

Phạm Đình Trọng (VNTB) Trong 24 bài viết nêu trong cáo trạng dùng làm chứng cứ truy tố ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy tội “Lợi dụng các quyền tư do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” thì bài thứ ba CHUYỆN KỂ NĂM 2000, CUỐN TIỂU THUYẾT VỀ THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG CÁI ÁC CỘNG SẢN là bài viết của tôi. Tôi viết giấy xác nhận này để khẳng định tôi là người viết và sự vô can của ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy đối với bài viết này. Nhân đây, tôi cũng xin thưa ngắn gọn về sự cần thiết và vai trò tich cực của bài viết.

Đòi chế độ, hàng chục công nhân Cty Dệt Mùa Đông bị đối tượng lạ hành hung



Hàng chục công nhân Công ty Dệt Mùa Đông bị hành hung dã man

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Báo động về tình trạng người hoạt động xã hội dân sự bị đánh và bị cướp.

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Trương Minh Tam và Nguyễn Huy Tuấn trong một lần đến thăm tác giả bài viết

Đã có nhiều người hoạt động xã hội dân sự bị đánh và bị cướp, trong đồn công an có, ngoài đường có. Thông tin đã được đưa lên mạng tức thời. Tuy nhiên, xu hướng này không giảm mà ngày càng tăng, đặc biệt là các trường hợp bị đánh, cướp ngoài đường. Xin nêu hai vụ gần đây nhất: Hai ngày liên tiếp 2 vụ người hoạt động xã hội dân sự bị đánh và cướp tài sản.

Theo lời kể của Nguyễn Huy Tuấn thì ngày 7/1/2016, Tuấn đi từ Hải Dương lên Hà Nội. Khi ngang qua thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, Tuấn có ghé vào thăm 91 hộ dân đang giữ đất ở đây. Chưa kịp uống nước thì có 4 an ninh Hải Dương theo vào. Khoảng 3 phút sau có hơn chục người nữa ập vào quây Tuấn. Thấy tình hình không ổn, bà con lo lắng nên khuyên Tuấn đi. Khi một người dân chở Tuấn đi bằng xe thương binh, lập tức 4 an ninh bám theo. Trước tình hình bị bám riết nên đi qua thị trấn Bần thì Tuấn định chuyển sang taxi. Khi bước ra khỏi cửa xe thì có 4 an ninh áp sát, bịt mồm Tuấn đưa vào một con hẻm hẹp và vắng. Chưa kịp hỏi gì thì 4 tên này đánh Tuấn bất tỉnh. Rồi chúng cướp túi xách của Tuấn, trong đó có 1 máy tính bảng, 1 điện thoại iphone5, 700 USD, 800 nghìn đồng VN, chứng minh nhân dân và hộ chiếu.

Tuấn được một người xe ôm tốt bụng giúp đỡ nghỉ ngơi cho tiền và liên lạc với gia đình.


Clip do Trần Thị Nga thực hiện

Tai họa đối với Trương Minh Tam xảy ra sau đó một ngày khi anh vào Nghệ An dự đám cưới của Hồ Đức Việt, em trai Tù nhân lương tâm Hồ Đức Hòa. Anh đi từ ngày 8/1. Vào lúc 4 giờ sáng ngày 9/1/2016, khi anh xuống xe khách ở ngã ba Quỳnh Vinh thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) thì có ba tên không chế đưa đi, nói là đưa đến trụ sở làm việc. Thế nhưng chúng lại đưa anh đến một sân bóng. Chúng cướp của anh một điện thoại, 1 ipad. Sau đó chúng đưa anh lên một chiếc xe trên đó có 4 tên đi đến khu công nghiệp Nghi Sơn. Tại đây, chúng cướp nốt ba lô, máy tính và toàn bộ giấy tờ của Tam. Cuối cùng chúng đưa anh lên một chiếc xe khác, thả anh ở cầu Đò Lèn trong tình trạng anh chỉ còn 1 chiếc quần lót. Chúng đã cướp hết tài sản của anh gồm 1 laptop. 1 ipad, 1 điện thoại, giấy tờ và hơn 44 triệu đồng tiền Việt gồm tiền lương anh vừa truy lĩnh mấy tháng, tiền của một số anh em bạn bè gửi mừng đàn cưới Hồ Văn Lực và gửi cho anh em TNLT ở Nghệ An. Anh cũng được những người dân tốt bụng cho tiền và cho quần áo để về.

Ban đầu, chúng bịa đặt ra có một vụ trộm cắp ở địa bàn này mà đối tượng được mô tả giống Tam. Tuy nhiên trong quá trình đánh cướp tài sản của anh, chúng không nhắc gì về "vụ án" này.

Clip do Trần Thị Nga thực hiện

Những người hoạt động xã hội dân sự bị đánh, cướp ngoài đường chịu đòn và bị cướp tài sản xảy ra rất nhiều. Dù vậy, ít khi họ trình báo với công an địa phương vì họ biết kẻ đánh, cướp là ai, có trình báo cũng mất công vô ích vì tất cả những vụ bị đánh cướp kiểu này có trình báo, tố cáo đều không có kết quả. Đây là một câu trả lời cho thấy bọn này là bọn nào. Mặc dù không mặc sắc phục nhưng nếu không phải là công an thì còn lực lượng nào vào đây? Chẳng lẽ lưu manh, côn đồ bình thường lại dám hoành hành ngang nhiên như thế và nếu được trình báo, công an địa phương lại "bất lực"? Nghe nói cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới cơ mà.

Trong các trường hợp tương tự, họ đều ở tỉnh xa đến, làm gì có mâu thuẫn cá nhân với ai. Trương Minh Tam kể với tôi khi bị ba tên khống chế đem đi, chúng hỏi anh: “Mày có phải là thằng Tam đầu trọc ở Hà Nội không? Đây cũng là một chi tiết đáng chú ý cho thấy kẻ nào tổ chức vụ cướp bóc này.

Với Trương Minh Tam, anh nói chúng chỉ cướp, có xô xát nhưng không ra tay đánh. Tuy nhiên, khi về thì mới thấy có nhiều vết tím trên người. Còn Nguyễn Huy Tuấn là con của dân oan Nguyễn Thị Oanh, Ninh Giang Hải Dương. Chị Oanh bị kết tội chống người thi hành công vụ rồi đi tù 7 tháng. Tuấn bị tàn tật bẩm sinh, thế nhưng chúng nhẫn tâm đánh đập cháu đến ngất đi, 2 giờ sau mới tỉnh lại được.

Tuấn kể với tôi, khi đánh, chúng đe cháu: Mày còn 1 cái tay mà cứ tham gia, lôi kéo mọi người biểu tình nọ kia, tao bẻ nốt cái tay còn lại cho mày ăn cơm bằng chậu.

Tay phải của Nguyễn Huy Tuấn bị tàn tật bẩm sinh

Những người hoạt động bị hành xử thật tàn nhẫn, dã man bằng luật rừng. Tính mạng, tài sản họ luôn luôn bị đe dọa. Họ làm sao địch lại được số đông, mạnh về cơ bắp, chúng lại luôn luôn an tâm rằng không bao giờ phải chịu trách nhiệm về pháp luật, tuy thiếu về lẽ phải, lý lẽ. Bản thân tôi, người lên tiếng bằng bài viết này cũng từng bị đánh ở Thái Bình khi thăm ông Trần Anh Kim ở phường Trần Hưng Đạo thành phố Thái Bình và đón Tù nhân lương tâm Trịnh Bá Khiêm ở Trại giam số 6, xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An.

Có điều đáng mừng, đáng khâm phục là mặc dù vậy, đội ngũ này ngày càng đông đảo hơn và gần như không có ai bỏ cuộc.

Tôi kêu gọi truyền thông trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền trên thế giới, chính phủ các nước dân chủ lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ những người hoạt động hợp pháp ở Việt Nam.


13/1/2016


LỜI KHAI RÙNG RỢN CỦA MẸ CHÁU BÉ 11 TUỔI KHIẾN MỌI NGƯỜI LẠNH GÁY....

Những ai đã xem phiên xét xử sơ thẩm vụ án cháu bé 11 tuổi đòi công lý cho Cha Mẹ chắc không thể quên hình ảnh chi tiết khi chủ tọa phiên tòa hỏi Bị cáo Tâm (Mẹ cháu Hiếu) và, lúc đang hỏi, Bị cáo quỳ xuống đất, giơ hai tay lên trời hét to: "Tôi bị oan, điều tra viên khi dựng hiện trường đã chỉ thẳng súng vào đầu tôi nói, nếu không ký, tao bắn...".

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Hàng trăm người Hà Nam đi bộ lên Hà Nội phản đối cưỡng chế đất

(TNO) Sáng nay 9.1, hàng trăm người, chủ yếu ở thôn Hưng Đạo, phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã đi bộ lên Hà Nội, phản đối việc chính quyền phường Châu Sơn và thành phố Phủ Lý cưỡng chế, thu hồi đất tại đây.

8 giờ sáng, khoảng trên 200 người đã tập trung thành đoàn dài, đi bộ theo quốc lộ 1A để lên Hà Nội.

Trong đoàn, thành phần chủ yếu là người già, phụ nữ, có cả người tàn tật được gia đình đẩy xe lăn.

Cựu TNLT Lê Thanh Tùng bị bắt lần hai, liên quan đến vấn đề 'an ninh quốc gia'

PV (VNTB) Thêm một cựu tù nhân lương tâm (CTNLT) ở Hà Nội bị bắt giam lần 2 với cùng một tội trạng liên quan đến an ninh quốc gia. Theo gia đình anh Tùng, anh Tùng bị bắt ở Gia Lai khoảng chừng ngày 14 - 15/12/2015 tức là trùng thời điểm bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài, trong bối cảnh Hà Nội chuẩn bị tiến hành Đại hội Đảng XII.

VNTB - Cựu TNLT Lê Thanh Tùng bị bắt lần hai, liên quan đến vấn đề 'an ninh quốc gia'

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Nhà ga chỉ phục vụ một nữ sinh ở Nhật Bản

Coi trọng con người, coi trọng giáo dục đã làm Nhật Bản thành cường quốc.
Ngược lại coi dân như cỏ rác, giáo dục lôm côm nhồi sọ thì cũng chỉ ì ạch như VN mà thôi.
Tôi suy nghĩ rất nhiều về câu chuyện này. Người ta thì như thế còn người dân mình nó rẻ mạt thế.
NTT

- Đã nhiều năm nay, chỉ có một hành khách duy nhất đợi tàu ở nhà gà Kami-Shirataki thuộc hòn đảo cực bắc của Hokkaido, Nhật Bản.

Dư luận trước việc Civil Rights Defenders kêu gọi trả tự do cho LS Nguyễn Văn Đài



2016-01-09

Ảnh chụp qua màn hình TV phiên xử Luật sư Nguyễn Văn Đài và Luật sư Lê Thị Công Nhân tại Tòa án Nhân dân Hà Nội hôm 27/11/2007. AFP

Tại sao Việt Nam có cưỡng chế, Mỹ thì không ?

( Báo Nước Việt) Ở Việt Nam, chúng ta đọc báo đài tin tức hay có hai từ cưỡng chế, với hàm nghĩa là cưỡng ép sách dân làm một hành động gì đó mà họ không muốn. Vậy câu hỏi đặt ra tại Mỹ, có chính sách cưỡng chế hay không ? Qua bài viết này, chúng ta sẽ hiểu thêm vì sao Mỹ không có cưỡng chế.

Ngôi nhà lấy cảm hứng cho bộ phim Up của hãng Pixar

Hai chiều chuyện gia đình Thủ tướng VN

Ông Trần Quốc Thuận cùng một số đảng viên gửi thư kiến nghị về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Việt Nam triển khai tàu ngầm ra Biển Đông để ‘xua đuổi’ Trung Quốc

Tàu ngầm lớp Kilo. VN bắt đầu tuần tra khu vực có tranh chấp ở Biển Đông bằng tàu ngầm lớp Kilo để ngăn cản sự lấn lướt của TQ.

Trung Quốc bay 46 chuyến “cảm tử” vào vùng bay Hồ Chí Minh không thông báo

Viet Times

9-1-2016
Đồ họa tàu bay của Trung Quốc đi vào FIR Hồ Chí Minh. Ảnh: VTV.
Đồ họa tàu bay của Trung Quốc đi vào FIR Hồ Chí Minh. Ảnh: VTV.
Tối 8/1, trao đổi với PV, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh khẳng định, Trung Quốc đang uy hiếp nghiêm trọng an toàn bay tại vùng bay (FIR) Hồ Chí Minh.  
Ông Lại Xuân Thanh cho hay, Cục Hàng không Việt Nam đã gửi thông báo tới Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO về việc liên tiếp có máy bay uy hiếp an toàn bay vùng thông báo bay Hồ Chí Minh.
Cụ thể, ngày 1-8/1 Trung Quốc đã thực hiện 46 chuyến bay vào vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh) để tới đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Riêng sáng 8/1, có 4 chuyến bay vào và ra FIR Hồ Chí Minh.

Thông tin mới về ông Trần Anh Kim

Bà Nguyễn Thị Thơm, vợ ông Trần Anh Kim cho biết, ngày hôm nay, 8/1/2016 bà đã đến Công an Thái Bình để hỏi tin tức về ông Kim thì được biết cơ quan điều tra đã chuyển ông Kim lên trại giam B14 (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội).
Trước đó ngày hôm qua, bà đến tiếp tế cho ông Kim tại nơi tạm giam nhưng chỉ được biết ông Kim đã chuyển đi 3 ngày nay, chứ không cho biết là chuyển đi đâu.
Việc chuyển ông Trần Anh Kim lên Hà Nội sẽ vô cùng khó khăn cho bà Thơm trong việc thăm nuôi vì bà say xe không thể đi được ô tô, chỉ có thể đi xe ôm, sức khỏe bà Thơm rất yếu. Khi bị tạm giam ở Thái Bình, bà vẫn đi tiếp tế cho ông Kim vào thứ 5 hàng tuần.

"Tàu bay Trung Quốc uy hiếp an toàn hoạt động bay trong khu vực"

Đường băng phi pháp Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập. (Nguồn: AFP)

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Tòa án Hà Nội sẽ đưa Nhà báo Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) ra xét xử vào ngày 19/1/2016

Theo fb Thị Minh Hà Lê, Tòa án Hà Nội đã có thông báo cho các luật sư về việc lịch xử vụ án Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy

Theo đó, ngày 4/1/2016, Tòa án Hà Nội đã ra quyết định số 04/2016/HSSTđưa vụ án Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy ra xét xử theo điều 258 bộ luật hình sự (tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân).

Chương trình tri ân Thương phế binh Việt Nam cộng Hòa (2)

Phần tiếp theo

Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn tràn ngập cảm xúc về Chương trình tri ân TPB VNCH do Dòng Chúa cứu thế 38 Kỳ Đồng tổ chức, về các thương phế binh VNCH.

Cuộc nội chiến 1861-1865 ở Mỹ kết thúc bằng chiến thắng của Miền Bắc đối với miền Nam nước Mỹ không có hận thù, không có mừng chiến thắng, không có sự coi thường, xúc phạm của phe chiến thắng đối với phe bại trận. Người thắng trận nâng đỡ người bại trận, cùng nhau xây dựng đất nước để nước Mỹ hùng cường như ngày nay.

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Lẽ nào Quốc hội VN không biết Mao là "trùm diệt chủng“?

Nhà văn Võ Thị Hảo

"Mao Trạch Đông là lời nguyền ma quỷ khiến chủ nghĩa cộng sản không có cách nào tự giải thoát...“

(Chương Lập Phàm – Sử gia hiện đại Trung quốc).

Thời nay ai còn kính cẩn nghiêng mình trước Mao?

Những động thái xâm lấn lãnh hải và lãnh thổ VN của TQ là hết sức rõ ràng liên tục và nhà cầm quyền TQ không thèm giấu giếm. Tuyên bố man trá ngày 7/11/2015 tại của Tập Cận Bình khẳng định những hòn đảo thuộc lãnh hải VN trên biển Đông mà TQ đang lấn chiếm là thuộc TQ từ thời cổ đại. Đặc biệt là những tuyên bố đó được phát ra chỉ sau một ngày ông ta thăm và phát biểu về tình hữu nghị trước QH VN cùng nhữn động thái khác đã khiến người dân VN vô cùng phẫn nộ.

Kinh tế thị trường không cần ai 'chủ đạo'

Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam sắp diễn ra hạ tuần tháng này sẽ quyết định nhiều vấn đề nhân sự và đường lối quan trọng đối với Việt Nam.

Lực lượng bảo vệ vùng biển: ‘Cô lên kêu khóc mà họ còn hẹn hò ngày mai’

PV (VNTB) - “Lực lượng cứu hộ Nhà nước ra lâu lắm, ở đây lâu lắm. Tàu nhà cô gặp chuyện cô lên kêu khóc mà họ còn hẹn hò ngày mai” - ngư dân Huỳnh Thị An (Khánh Hòa) cho biết.

Ngoài việc giong buồm ra khơi để mưu cầu cuộc sống thì người ngư dân còn góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam trên Biển Đông, đây là giá trị thiêng liêng đích thực mà bất cứ người ngư dân nào cũng hãnh diện. Thế nhưng, để giữ được giá trị thiêng liêng này thì không phải ai cũng nghĩ đến cái giá phải trả của người ngư dân sau mỗi chuyến đi biển, những khó khăn như gió bão, thuyền hư hỏng giữa biển và đặc biệt đối diện hiểm nguy từ tàu thuyền nước ngoài đem lại…như là những câu chuyện thường ngày mà họ kể. 

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Lựa chọn nhân sự: tiêu chuẩn và lý sự cùn



Thiên Điểu (VNTB) Chính trường Việt Nam đang rơi vào khoảng lặng “nín thở” chờ đợi kết quả cuối cùng việc lựa chọn nhân sự cho các vị trí chop bu. Những đồn đoán và thông tin trái chiều liên tục được tung ra khiến cho mọi giả định trở nên rối rắm và thiếu cơ sở chưa từng có trong lịch sử ĐCS kể từ khi cầm quyền tới nay.


CTNLT Trần Minh Nhật bị khủng bố tinh thần, triệt hạ kinh tế do sinh hoạt dân chủ?


Khúc Thừa Sơn (VNTB) “Tôi đặt dấu hỏi những việc tôi làm rõ ràng không làm hại ai, tôi chỉ nói những việc đã xảy ra, những quyền con người, tự do dân chủ cần phải có mà tôi được quyền nói. Những người cộng sản thấy những điều này là đụng chạm đến họ thì họ ghét… Những gì họ gây ra đối với gia đình tôi đau lòng hơn là họ đang gieo một nỗi sợ hãi, họ gieo sự vô cảm, gieo cái ác, bất kỳ kẻ đó là ai thì những hành động đó đều phi nhân tính”. Lời chia sẻ của anh Trần Minh Nhật trước sự việc gia đình anh đang bị những kẻ “giấu mặt” khủng bố tinh thần, triệt hạ về kinh tế.

HỘI GIÁO CHỨC CHU VĂN AN CHÍNH THỨC THÀNH LẬP

CHÚC MỪNG HỘI GIÁO CHỨC CHU VĂN AN
==========

Hôm nay là ngày 26 tháng 11 Âm Lịch (05/01/2016 Dương Lịch), ngày giỗ của cụ Chu Văn An, một người mà lịch sử nước ta đã tôn vinh là "Vị Thày Của Muôn Đời". Một số nhà giáo đã chọn ngày này, một ngày có ý nghĩa quan trọng đối với nền giáo dục Việt Nam, để tổ chức một cuộc họp mặt nhằm chính thức thành lập Hội Giáo chức Chu Văn An, sau hơn một tháng vận động.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Người lính hòa hợp – Nhà nước có hòa giải?

Những ngày tri ân TPB – VNCH vừa kết thúc tốt đẹp trong sự nỗ lực của tất cả mọi người tham gia chương trình này vào ngày 04.01.2016. Đó là một sự cố gắng rất lớn của một số linh mục Dòng Chúa Cứu Thế thuộc Văn Phòng CLHB Sài Gòn, của các tình nguyện viên, của các nhà hảo tâm và ân nhân. Đặc biệt là sự phá rào khỏi sợ hãi và tâm lý lo lắng của chính những người lính VNCH sau bao năm tháng sống trong sợ hãi. Và hơn hết có cả sự xuất hiện của những cựu binh Bắc Việt.

Một mặt khác của chương trình Tri Ân Anh – TPB VNCH

GNsP (05.01.2016) – Chúng tôi tạm dùng bài tường thuật này để kết thúc giai đoạn 1 của cuộc hội ngộ quý TPB VNCH trong dịp năm mới 2016, phần 2 sẽ được tiếp tục nhưng mang một sắc thái khác hơn, đó là việc tiếp đón các quý TPB VNCH vì nhiều lý do khác nhau đã không thể tham dự trong phần 1. Phòng Công lý và Hòa bình sẽ liên tục mở cửa để tiếp nhận quý ông đã ‘trễ tàu’ trong phần 1 và sẽ thực hiện việc gửi quà đến những vị trong tình trạng không thể đến được.

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Chương trình tri ân Thương phế binh Việt Nam cộng Hòa.

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Tôi có một số việc cần có mặt ở Sài Gòn. Được biết Dòng Chúa cứu thế tổ chức tặng quà cho các anh Thương phế binh Việt Nam cộng Hòa (TPB VNCH) vào dịp Noel và năm mới Dương lịch nên càng thêm động cơ đi vào dịp này. Đây là cơ hội hiếm để tôi có thể tiếp xúc được nhiều với những người lính mà trong cuộc chiến tranh 1955-1975 các anh với tôi thuộc hai chiến tuyến khác nhau.

Linh mục Lê Ngọc Thanh cho biết, chương trình này Dòng Chúa cứu thế 38 Kỳ Đồng tổ chức từ 4 năm nay, là sự tiếp nối công việc của Thượng tọa Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, trụ trì tại Chùa Liên Trì.