Thái Bình
Anh Đỗ Đức viết bài Sổ hưu đăng trên báo Tiền Phong ngày 25/12/2012 và Bauxite ViệtNam đăng lại với lời bình vào ngày 27/12/2012.
Trong bài báo, anh Đỗ Đức đã nêu rất nhiều kiểu tạo lập sổ hưu như mua vàng, mua nhà cho thuê, đầu tư cho các con ăn học… Nhưng bản chất của sổ hưu anh Đức vẫn chưa nêu.
Sổ hưu để cấp cho người lao động trong các doanh nghiệp và sổ hưu cấp cho các quan chức của chính quyền các cấp bao gồm bộ máy hành chính các cấp, quân đội, công an, giáo dục, y tế…
Lương hưu là số tiền cơ quan Bảo hiểm trả cho người lao động trong các doanh nghiệp và các quan chức chính quyền hết tuổi lao động được gọi chung là người lao động. Trong quá trình lao động ở các doanh nghiệp, người lao động đã trích một phần lương của mình cùng chủ doanh nghiệp trích một khoản lớn hơn người lao động vào chi phí sản xuất hình thành nguồn bảo hiểm xã hội nộp cơ quan Bảo hiểm xã hội. Tương tự, các quan chức chính quyền các cấp cũng được đóng Bảo hiểm xã hội nguồn từ tiền thuế của dân. Khi nghỉ hưu người lao động được nhận lương hàng tháng từ nguồn tiền lương họ đã đóng góp.
Như vậy, về bản chất, lương hưu là tiền của người lao động đóng góp trong quá trình lao động và lương hưu của quan chức chính quyền các cấp kể cả Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng được dân nuôi, hiểu đúng như vậy thì không sợ bất cứ lời đe doạ nào, chỉ kẻ thiếu hiểu biết hoặc bịp bợm mới doạ người. Các nước tư bản họ thay chính quyền như thay áo với mục đích tìm chính quyền tốt nhất cho nước, cho dân, nhưng bất kể chính quyền nào cũng phải trả lương hưu cho người lao động và quan chức vì bản chất lương hưu được đề cập trên. Lương hưu không phải là ân huệ của chính quyền với người lao động.
Vừa qua có người mang sổ hưu ra dọa giới trí thức, có thể giải thích theo một trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất anh ta là người đại bịp, coi thường người nghe.
Thứ hai anh ta mang hàm đại tá lương bổng cao ngất ngưởng, học hàm PGS, học vị TS, danh hiệu nhà giáo ưu tú mà trình độ hiểu biết kém hơn cả “phó thường dân”.
Nhân đây tôi xin kể một câu chuyện có thật về lương hưu.
Tôi có anh rể ở quê, anh đi bộ đội sau 30/04/1975 và được khoảng gần hai chục năm thì được về hưu, hiện lương hưu của anh trên 3 triệu đồng một tháng. Anh khoe với tôi: “Tớ ngủ dậy là có hơn 100 ngàn đồng, đó là ân huệ của nhà nước”.
Thấy ông anh không hiểu về bản chất của lương hưu, tôi chất vấn: Nhà nước lấy đâu ra tiền để cho bác hưởng? Ông anh tôi lúng túng! Tôi phải giải thích: Nhà nước chỉ đứng ra lập kế hoạch chi tiêu chứ tất cả ngân sách hình thành từ tiền thuế của dân, trong đó có cả con anh đấy. Nghe thế, ông anh tôi gật đầu: Cậu nói thế tớ hiểu rồi!
Trường hợp nhận thức về lương hưu sai lệch như ông anh tôi không phải ít, chính vì thế mới sinh ra lắm kẻ tù mù đại bịp kiểu Lý Thông thời hiện đại.
Hà Nội ngày 28/12/2012
T.B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Đặc biệt, sự dính líu quân sự của Trung Quốc vào thời gian chiến tranh Mỹ-Việt khác cuộc chiến Pháp-Việt ở chỗ có sự hiện diện của hàng vạn quân Trung Quốc ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu trong các binh chủng công binh và phòng không.
Trả lờiXóaGiới nghiên cứu lịch sử chiến tranh Việt Nam cho rằng đây là vai trò rất quan trọng vì từ năm 1965 đến 1972, Hoa Kỳ đã ném hơn một triệu tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam.
Sau chiến tranh chỉ còn lại chút ít dấu tích các điểm phòng không với vũ khí Trung Quốc ở Việt Nam.
Đỉnh điểm của sự can dự từ phía Trung Quốc vào cuộc chiến Việt Nam là năm 1967, khi tổng số lực lượng phòng không lên tới 17 sư đoàn, với 150 nghìn quân.
Bài trên Military History cũng nói phía Trung Quốc cho rằng họ đã bắn hạ 1707 máy bay Mỹ trên vùng trời Việt Nam.
Nhân dịp này, BBC xin giới thiệu lại một số tư liệu lịch sử về sự tham gia của Liên Xô và Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là trong các trận chiến phòng không, không quân trên miền Bắc chống lại Không lực Hoa Kỳ:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121231_vietnam_war_china_russia.shtml