Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

Tại sao ca nhiễm dịch thứ 17 lại nghiêm trọng bất thường?

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Ngày 25/2 ca nhiễm Covid-19 thứ 16 được công bố là đã chữa khỏi. Ông Vũ Đức Đam Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch hoan hỉ tuyên bố: “Với tất cả sự khiêm tốn cầu thị, có thể nói chúng ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh”.
Ngày 4/3 ông Đam thông báo “Một tuần nữa không có ca nhiễm mới, Việt Nam sẽ công bố hết dịch”.
Thế nhưng chỉ 2  ngày sau thì ca thứ 17 xuất hiện làm ầm ỹ truyền thông và náo loạn thị trường nhu yếu phẩm. Đây là hiện tượng hết sức bất thường.
Xin tạm chia ra 2 giai đoạn để tiện so sánh
Giai đoạn trước 6/3: Truyền thông dừng lại ở con số 16 ca chữa khỏi/16 ca nhiễm, không có trường hợp nào tử vong. Trong khi đó, ở Trung Quốc lục địa và các quốc gia khác, con số nhiễm bệnh và tử vong tăng lên vùn vụt mỗi ngày làm nhiều người hoài nghi. Sự im lặng thông tin về dịch corona tại Việt Nam như khoảng lặng ở chiến trường giữa hai đợt tấn công, báo hiệu đợt sau khốc liệt hơn đợt trước.
Đây đó vẫn có những tin về những cái chết bất thường, có những triệu chứng giống nhiễm dịch Vũ Hán. Nhiều cái chết trong bệnh viện, tại phòng trọ, đặc biệt có cả những ca tử vong khi đang đi trên đường - điều mà trước đây rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên cơ quan chức năng vẫn cho rằng những ca này không liên quan đến dịch cúm Vũ Hán mà là do các bệnh lý khác như não, thận tiểu đường tuýp 3, trúng gió...
Từ khi ca nhiễm đầu tiên phát hiện ở Việt Nam vào khoảng 20/1 cho đến ca thứ 16 vào ngày 13/2, tâm lý xã hội nói chung là cảnh giác nhưng bình tĩnh. Sau giai đoạn cảnh giác ban đầu thì cùng với sự tự hào về khả năng kiểm soát dịch của chính quyền lại sinh ra tâm lý chủ quan. Nhiều người ra đường không quan tâm đến việc đeo khẩu trang nữa và các quán ăn, siêu thị đã nhộn nhịp trở lại.
Giai đoạn sau 5/3: Thế mà chỉ cần thêm một ca nữa thì tình hình lại khác hẳn. Ca thứ 17 được phát hiện vào ngày 6/3 có sức nặng hơn tất cả các ca trước đó cộng lại. Ngay trong ngày, lãnh đạo Hà Nội họp gấp bất kể đã 10 giờ đêm. Báo chí gọi đây là tình huống đặc biệt. Rất nhanh chóng, ngày hôm sau người ta công bố thêm 3 ca nữa và sáng sớm ngày hôm nay, 8/3 công bố ca thứ 21.Cuối buổi chiều cùng ngày thêm 9 ca nữa nâng tổng số người bị nhiễm dịch lên 30.
Điều đặc biệt khó hiểu là tâm lý trong nhân dân. Chưa bao giờ thấy người dân Hà Nội hoảng loạn đến thế. Thời kỳ Mỹ ném bom B52 vào tháng 12 năm 1972 hay Trung Quốc tấn công xâm lược ngày 17 tháng 2 năm 1979, người dân Hà Nội bình tĩnh hơn nhiều. Có lẽ, họ có cảm giác điều phải đến đã đến.
Người ta chen nhau đi mua hàng dự trữ. Hàng đối phó với dịch bao gồm thực phẩm, rau quả, lương thực và khẩu trang, giấy vệ sinh... Giá cả ngày 7/3 tăng gấp đôi ngày thường. Thịt lợn có chợ lên tới 400 nghìn/kg. Chỉ trong buổi sáng, các chợ hay siêu thị đã hết sạch những mặt hàng thiết yếu.
Rất khó giải thích tâm lý này. Ai cũng hiểu, hàng hóa hiện nay rất dồi dào, luôn đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Virus Vũ Hán gây bệnh chứ không thể ăn được hàng hóa mà cần tranh giành với nó. Người ta vét hàng tích trữ, tranh giành lẫn nhau. Việc tích trữ hàng vô cùng nguy hiểm vì chắc chắn có một tỉ lệ nhỏ nào đó trong dân không tích trữ sẽ không có nhu yếu phẩm để sử dụng. Và như vậy có thể dẫn tới không chết vì dịch mà chết vì đói. Tích trữ sẽ gây ra sự khan hiếm giả tạo, làm cho thị trường rối loạn. Ngoài ra, việc vét hàng dự trữ còn dẫn đến phải dùng hàng quá “đát”...
Có lẽ người dân bị ảnh hưởng bởi thông tin từ chính quyền. Khi chính quyền trấn an, bằng lòng và tự hào với thành tích chống dịch bệnh thì người dân sinh ra chủ quan và khi họ tỏ ra nghiêm trọng thì người dân cũng hốt hoảng theo.
Còn về phía chính quyền, giải thích thế nào về việc ca 17 lại nghiêm trọng hơn tất cả các ca trước? Họ hẫng hụt tiếc nuối trước ý định công bố hết dịch nhưng thất bại hay lo ngại virus lây lan? Chắc là cả hai. Nhưng tại sao từ ca thứ 17, họ lại sốt sắng hơn hẳn trước? Đây là điều khó lý giải.
Qua cách đưa tin của truyền thông sẽ hiểu được chủ trương của nhà cầm quyền trước mỗi sự việc. Hay nói cách khác, truyền thông nhà nước là phát ngôn của nhà cầm quyền. Báo chí có nhiệm vụ định hướng, lèo lái dư luận. Có việc họ dẹp đi, có việc cho đưa tin hạn chế và cũng có việc thổi phồng lên nếu đó được coi là thành tích. Chính ông Vũ Đức Đam, trong một video được đài RFA công bố (báo chí VN không nhắc đến việc này) cũng yêu cầu báo chí không tuyên truyền rộng kịch bản 30 nghìn người nhiễm dịch sợ nhân dân hoang mang. Từ đó có thể hiểu, mọi sự kiện diễn ra, nói hay không, nói ở mức độ nào là do chủ trương của nhà nước nên không thể hy vọng có thông tin đầy đủ, khách quan từ báo chí. Trước những thông tin báo chí đưa ra, công chúng cần có sự đánh giá, phân tích, nhìn nhận riêng của mình. Mỗi người cần chủ động trong việc đối phó với đại dịch Vũ Hán, không nên bị động chạy theo truyền thông một cách đơn thuần, ví dụ không nên tích trữ hàng quá mức cần thiết.
Trở lại sự nghiêm trọng của ca nhiễm dịch Vũ Hán thứ 17, trên mạng xã hội có một luồng ý kiến mà dễ nhận được sự tán đồng. Đó là thông tin ngày 5/3, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (mà VN là thành viên) công bố sẽ cấp khoảng 50 tỷ USD để giúp các nước ứng phó với dịch Covid-19. Vì vậy VN không khăng khăng với con số 16 thần thánh nữa.
Nếu vậy thì đáng sợ thật. Số phận con người lại được quyết định bởi những điều đơn giản thế sao?

8/3/2020

6 nhận xét:

  1. Nặc danh11/3/20 3:28 CH

    Không một cơ quan y tế chính thống của quốc gia nào công bố triệu chứng lâm sàng chi tiết của các giai đoạn phát bệnh. Lý do tại sao. Người bình thường bỏ chút suy nghĩ cũng đoán ra. 'Khôn cũng chết, dại cũng chết". Mấy việc lẻ tẻ của các giai đoạn, có gì khó hiểu. Để người tàu tràn vào khi TQ có lệnh cấm, chủ yếu là giới bình dân, không liên quan đến bọn chóp bu. Yên tâm đi, qua nhiều rào chắn mới đến được khu vực cấm. Dân đen chết không sao. Nau chóp bu phơi nhiếm, không cuống mới lạ. Cứ xem thái độ ở tòa thì biết. Người già, nhất là mang sẵn bệnh dễ chết ư? Giảm gánh nặng đủ mặt. Một số vỡ nợ ư? Nước sẽ chảy chỗ trũng.
    Không chỉ truyền thông TQ hạn chế tin tức, phát biểu của các chuyên gia ngành y. Truyền thông phương tây cũng thế. Nhiều chuyên gia độc lập về virus nói chung, về corona nói riêng, đã đang những nghiên cứu trên blog cá nhân.
    Bắt đầu làm tổ ở mũi, gây sổ mũi, sốt nhẹ, nhức đầu. Ăn xuống vòm họng, ho khan. Nuốt vào gây nôn, đi ỉa. Ăn vào khí quản ho có đờm mỏng, tiếp tục đi ỉa. Vào phế quản, phá phổi, ho nặng tiếng, đờm đặc, tiếp tục đi ỉa, nôn. Gây suy hô hấp, suy thận, viêm não. Phá cơ tim do phản ứng thái quá của hệ miễn dịch, dẫn tới trụy tim cấp.
    Người già có bệnh mãn tĩnh dễ chết. Người khỏe, do phản ứng thái quá của hệ miễn dịch dẫn tới suy tim cấp do cơ tim bị tổn thương vì sự bùng phát của tế bào miễn dịch, cái gọi là Cytokine release syndrome gì đó, mấy ông to con béo mập, đang đi ngã lăn đùng ra bất động.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh30/3/22 7:02 CH

      Nguyễn Tường Thụy'S Blog : Tại Sao Ca Nhiễm Dịch Thứ 17 Lại Nghiêm Trọng Bất Thường? >>>>> Download Now

      >>>>> Download Full

      Nguyễn Tường Thụy'S Blog : Tại Sao Ca Nhiễm Dịch Thứ 17 Lại Nghiêm Trọng Bất Thường? >>>>> Download LINK

      >>>>> Download Now

      Nguyễn Tường Thụy'S Blog : Tại Sao Ca Nhiễm Dịch Thứ 17 Lại Nghiêm Trọng Bất Thường? >>>>> Download Full

      >>>>> Download LINK 9L

      Xóa
    2. Việt Nam được cả thế giới ca ngợi về chống dịch đó

      Xóa
  2. Nặc danh15/3/20 9:39 SA

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Mấy ông dân chủ dởm, mấy ông mấy mang cài cắm ở nước ngoài, thôi thì không tính tới. Mấy ông dân chủ thật, có nghe thủ tướng xứ sương mù, với chuyên gia virus hàng đầu của Đức phát biểu không, chính phủ Đức tuyên bố tin tưởng ông này. Đại khái, các gia đình sẽ mất người thân, chờ dịch bệnh lan rộng sẽ sinh miễn dịch cộng đông, nước Đức có thể chết 120 ngàn người già, dịch bệnh khoảng 3 năm sẽ sản sinh miễn dịch cộng đồng ...v v .. Nhà khoa học đoán thế, và cần có chỗ thí nghiệm để chứng minh giả thuyết đó. Chả thấy tổ chức nhân quyền nào lên tiếng. Mấy vụ lẻ tẻ ở nước độc tài yếu thế như VN, chẳng qua là quân bài cho các bên mà thôi. K tự đứng lên cứu mình, dựa hồn dựa cốt thì chỉ có ăn bánh vẽ mà thôi.

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh30/3/22 7:01 CH

    Nguyễn Tường Thụy'S Blog : Tại Sao Ca Nhiễm Dịch Thứ 17 Lại Nghiêm Trọng Bất Thường? >>>>> Download Now

    >>>>> Download Full

    Nguyễn Tường Thụy'S Blog : Tại Sao Ca Nhiễm Dịch Thứ 17 Lại Nghiêm Trọng Bất Thường? >>>>> Download LINK

    >>>>> Download Now

    Nguyễn Tường Thụy'S Blog : Tại Sao Ca Nhiễm Dịch Thứ 17 Lại Nghiêm Trọng Bất Thường? >>>>> Download Full

    >>>>> Download LINK

    Trả lờiXóa