Từ thượng cổ đến nay, chưa bao giờ trấn áp có thể bảo đảm cho chính quyền tồn tại. Nó chỉ có tác dụng nhất thời, dập được lửa, nhưng không dập được than hồng vẫn âm ỉ cháy, lan tỏa và nhất định sẽ bùng lên như cháy rừng trên diện rộng, vô phương cứu chữa.
Nhà văn Phạm Thành
Có lẽ chuyện chính quyền cố tình vi phạm pháp luật phương hại đến lợi ích và gây cẳn thẳng trong dân không thiếu, đến mức cùng đường họ phải tự thiêu như mẹ bloger Tạ Phong Tần, hay thắt cổ chết, uống thuốc sâu chết cũng đã diễn ra ở nhiều nơi, hoặc nhẹ như mẹ con bà Phạm Thị Lài ở Cần Thơ buộc phải trần truồng ra để giữ đất, hoặc như dùng súng bắn lại chính quyền như vụ Đoàn Văn Vươn ở Hai Phòng, hoặc như vụ cướp đất của hàng vạn người dân ở tỉnh Hưng Yên mà đến nay dân còn đang phản đối quyết liệt.
Nội dung vụ việc dẫn đến hành động chống đối có khác nhau, nhưng bản chất chỉ có một, đó là chính quyền chỉ nghĩ đến lợi ích của chính quyền mà quên đi lợi ích của dân, danh dự của người dân. Sở dĩ chính quyền dám làm thế vì lực lượng trấn áp dân, tuy đều từ con em nhân dân mà ra, nhưng lại do chính quyền điều hành, chỉ nghe lệnh của chính quyền.
Họ không biết làm như thế là cố ý dồn dân về phía đối lập với chính quyền và những hành động này nếu không “hồi tâm tu tĩnh” để dừng lại, đương nhiên chính quyền sẽ không còn là chính quyền của dân nữa. Vậy, một chính quyền không còn là của dân nữa thì dân cần nó mà làm gì?
Chính quyền nên nhớ rằng, từ thượng cổ đến nay, chưa bao giờ trấn áp có thể bảo đảm cho chính quyền tồn tại. Nó chỉ có tác dụng nhất thời, dập được lửa, nhưng không dập được than hồng vẫn âm ỉ cháy, lan tỏa và nhất định sẽ bùng lên như cháy rừng trên diện rộng, vô phương cứu chữa.
Tôi cứ lan man nghĩ như vậy khi hay tin LS Lê Quốc Quân, giám đốc Công ty Giải pháp Việt Nam, vừa bị bắt sáng 27.12.2012 với lý do trốn thuế hơn 400 triệu đồng.
Chuyện trốn thuế có hay không đương nhiên là phải đợi tòa án kết luận. Nhưng điều tôi băn khoăn ở đây là, tại sao công an Việt Nam lại thích bắt người như vây? Thử hỏi, ngành thuế đã có giấy tờ gửi cho Quân, nói rõ rằng Quân trốn thuế bấy nhiêu là căn cứ vào pháp luật này, quy định kia của Việt Nam chưa? Và từ đó, Quân đã giải trình lại chưa, cái gì đúng cái gì chưa đúng chưa? Nếu hai bên không thống nhất thì cùng nhau ra tòa. Nếu hai bên ra tòa và chiếu theo quyết định của tòa tuyên Quân trốn thuế thật, nếu Quân không nộp thì cưỡng chế tài sản của Quân. Thế chả hơn sao? Thế chả thấu tình đạt lý hơn sao? Thế chẳng tâm phục, khẩu phục cho Quân và cho dân hơn sao và quan trọng hơn việc hành xử như vậy sẽ tạo ra môi trường công khai, minh bạch, làm cho dư luận khỏi ì xèo, đơm đặt. Thế chẳng hơn sao? Thế chẳng hơn là đưa công cụ chuyên chính bắt người sao? Cần phải ứng sử như vậy mới là chính quyền của dân, do dân, vì dân. Vì đây hoàn toàn chỉ là vấn đề tranh chấp tiền tài. Đằng này, cứ đụng một tý là hình sự, là bắt, ai trái ý chính quyền một tí là bắt, ai làm công an bực mình một tý là bắt...
Tôi e rằng, cách hành sử như vậy, nhân dân nước mình chả mấy ai ủng hộ mà quốc tế cũng phê phán, từ đó sẽ làm giảm uy tín của chính quyền. Quốc tế phê phán ngày một nhiều, lòng tin của dân vào chính quyền ngày một suy giảm, liệu chính quyền đó có còn đứng vững?
Tát nhiên là không rồi.
Tác giả gửi cho NTT blog
Bây giờ thì đốt đuốc đi tìm người dân tin vào nhà cầm quyền thì cũng ... hơi khó.
Trả lờiXóa