Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

MIẾNG NGON NHỚ LÂU – 2

(Đòn đău nhớ đời)

9 kì – 2/9

Lê Xuân Quang
RƯỢU CUỐC LỦI:

Theo lệ thường, cứ tết nhất, hội hè bao giờ mâm cỗ cũng có rượu . Tôi đến cửa hang Hoa Nhài (Nhân sắp tói tế) - trao đổi việc quảng cáo rồi thông báo số lượng khách đặt tiệc cho những ngày cuối tuần để nhà hàng chuẩn bị. Công việc xong, chủ nhân mời Rượu Cuốc Lủi và nhấn mạnh: ’’tự tay tôi nấu từ gạo nếp cái Hoa vàng mua từ cửa hàng thực phẩm châu Á, các huynh uống thử’’. Ý kiên thật hay gọi cho sụ liên tưởng:

’’Vương quốc Lúa Nước’’, chẳng những thức ăn nuôi sống cư dân là Gạo và ngũ Cốc. Thức uống hảo hạng cũng chính là Rượu được chưng cất từ gạo Nếp - thứ gạo có nhiều đường, dân ta thường dùng để nấu xôi, cúng lễ thần linh, tổ tiên. Gạo Nếp có từ rất lâu đời, cách đây hàng nghìn năm ghi trong dã sử, truyền thuyết: Bánh chưng, Bánh dầy được làm tư gạo nếp.

Trên mâm cỗ , có món nhắm ngon, không có rượu - món ngon mất hấp dẫn. Rượu kích thích dịch vị tiêu hóa - ăn cảm thấy ngon hơn. Vì vậy, trong bất cứ bữa liên hoan, ăn tươi, tiệc tùng phải có rượu (...).

Trên hành tinh này, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có rượu, nấu từ những nguyên liệu đặc trưng của đất nước mình. Dân Việt nấu rượu từ ngũ cốc (...), nhưng đặc biệt nấu bằng gạo nếp thơm (nếp Cẩm, nếp cái hoa Vàng...) - sẽ cho thứ rượu có thể coi là ’’quốc hồn, quốc túy’’ (1).

Ở miền Bắc, Rượu Cuốc Lủi làm tử gạp nếp, chưng cất bằng phương pháp thủ công. Dù đã nếm thử một số rượu ngon, qúy của thiên hạ - tất nhiên đắt gấp hàng chục lần so với Cuốc Lủi của ta - tôi vẫn cho rằng Cuốc Lủi - nếu là loại cực phẩm - 10 kílô nếp cái hoa vàng chỉ lấy 3 lít, (nồng độ đạt tới trên 50 độ rượu) - ngon hơn bởi đậm hương vị gạo nếp thơm, dịu, uống nhiều không nhức đầu mệt mỏi, không sốc đến độ muốn quậy phá... chỉ say, mê xỉu đi, tỉnh dậy cơ thể thêm sảng khoái.

Cuốc Lủi còn để ngâm: Rắn (tam, ngũ xà), các loại Cao (Hổ cốt, Mật gấu, Khỉ, nhung Hươu...), các loại thảo mộc qúy (nhân Sâm, Hà thủ ô, Tam thất...) - sẽ chữa được nhiều bệnh, tăng lực cho những người yêu thích, có nhu cầu... Riêng Cuốc lủi hạng 1 ngâm với Tắc kè, Hải Mã, nhân Sâm - theo dân gian uống vào sẽ cường dương, tráng khí. Còn theo những ‘’hiệp sĩ chăn gối’’ thì... khiên các bà Tuyệt đỉnh khoái cảm!

- Sao lại có tên Cuốc Lủi? Nghe ngồ ngộ - Tôi cắt ngang phút đê mê của ông chủ?

Bạn lặng lẽ nhìn tôi, trấm ngâm: Theo một ’’sâu rượu’’: Tên Rượu Cuốc Lủi ra đời từ khoản 70, 80 năm trước. Thơì đó thực dân Pháp cấm dân ta nấu rượu. Nếu phát hiện ai nấu lậu, kẻ xấu số bị bắt đi tù ngay. Dân muôn uống rượu, phải ra ngoài đồng hay những nơi có bụi rậm để chưng cất. mùi rượu khuyếh tán, tan nhanh. Nếu không may bọn Tây đoan truy lùng, khám xét, bà con ta đem dấu trong bờ bụi để phi tang. Dấu - nghĩa là ’’lủi’’ - nhanh như con Cuốc khi nhìn thấy người, sợ sẽ bị Người bắt đem chúng xáo măng như đối với Cò. (2).

Tên Rượu Cuốc Lủi bắt đầu xuất hiện từ đây.

Hơn 20 năm sau - vào giữa những năm sáu mươi của thế kỷ 20 (cách đây hơn 50 năm), Rượu Cuốc Lủi lại bùng phát ’’tái xuất giang hồ’’ bới do nền kinh tế của đất nước thời đó rất nghèo, dân đói triền miên, cả miền Bắc trong hoàn cảnh ’’Hạt gạo chia ba’’(3). Một vài vị trong cơ quan quản lý lương thực đề xuất: Cấm nấu rượu sẽ tiết kiệm được khối lượng lớn gạo - tiêu phí, phục vụ cho nhu cầu ’’xa xỉ’’.

Tóm lại nấu rượu vì thiếu gạo ăn.

Dù đã có rất nhiều chỉ thị, nghị quyết, hội nghị, nhiều cuộc vận động... Năng xuất lúa vẫn dậm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi Mỗi Hecta ruộng cố sức mỗi năm cũng chỉ thu được 3 tấn thóc. Còn 5 tấn/hecta là niềm mơ ước. Hậu qủa là kinh tế Nông nghiẹp suy xụp, dân đói, kéo theo nhiều hệ lụy... Các nhà lãnh đạo thời đó lúng túng không tìm ra lối thoát, trong khi lại dị ứng với loại kinh tế cá thể, mà trên thực tế, người nông dân mong muốn thực sự ’’Người cầy có ruộng’’, hay ít ra họ phải cảm thấy ruộng là của mình, mới phát huy hết tiềm năng để tăng năng xuất lúa, làm ra nhiều thóc gạo phục vụ xã hội...

Trước tình hình nan giải, khắc nghiệt giữa lý thuyêt và thực tế, ông Kim Ngọc - bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú (bây giờ chia thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ) - đã đề xuất một phương thức canh tác mới trong nông nghiệp: Khóan sản phẩm cho Nông dân. Nội dung chủ yếu của chủ trương này là: Giao ruộng đất cho Nông dân tự chủ sản xuất, thu hoạch, tiêu dùng, nhà nước đóng vai trò giúp đỡ, thu thuế đủ thóc theo kế hoạch, đáp ứng nhu cầu, đảm bảo sự phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân trong hoàn cảnh đất nước đang có chiến tranh.

Trước khi công bố luận thuyết của mình, ông Kim Ngọc đã lặng lẽ cho mấy xã của huyện Vĩnh Tường - huyện trọng điểm lúa của tỉnh - làm thử. kết qủa rất khả quan. (sau này nông dân gọi vui là ’’Khoán chui (lủi)’’. Có điều: Phương thức sản xuất này sẽ làm lu mờ, đi đến xóa bỏ Hợp tác xã nông nghiệp (bây giờ thì đã rõ). Làm gì thì làm nhưng thời điểm đó, bỏ HTX nông nghiệp - không được! Thế là ’’tai hoạ’’ ập xuống đầu con người qúa thông minh, có tâm huyết với dân với nước ’’cầm đèn chạy trước... thời đại’’.

Cái mới manh nha nhưng bị tư duy cũ cùng hoàn cảnh của thời đại ngăn trở. Ông Kim Ngọc - nhà cách tân hàng đầu của Đảng Lao Động Việt Nam trong lĩnh vực Nông nghiệp, bị chỉ trích kịch liệt. Gay gắt nhất: Nhà Lí luận hàng đầu của Đảng - viết bài cho đăng trên tạp chí Học tập (4) - cơ quan lí luận của Đảng - phê phán ông Kim Ngọc ,, ghép cho tội: Muốn đi ngược lại chủ trương đường lối, dung dưỡng đường lối kinh tế tư bản.... Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc bị mất chức, về vườn, rồi chết trong đau buồn, uất ức... (5)

Khoảng gần 20 năm sau (1986), Đảng Cộng Sản Việt Nam mới có nghị quyết về Nông nghiệp số 10 - Nông dân gọi tắt là Khóan 10. Từ một nước Nông nghiệp lạc hậu, vừa ra khỏi chiến tranh, không nuôi nổi mình, các vị lãnh đạo hàng năm phải ’’vác rá, đeo bị gậy’’, ngửa tay đi xin các nước bạn trong phe XHCN : Bột mì, hạt lúa mạch, sữa bột (dùng cho chăn nuôi gia súc) - về cho dân ăn, cứu đói. Thế mà chỉ một thay đổi chút ít trong đường lối kinh tế, Việt Nam đã bứt phá thật ngoạn mục, đi lên, trở thành nước xuất khẩu gạo có thư hạng trong nhóm các nước châu Á có gạo xuất khẩu. Ý tưởng của ông Kim Ngọc do nhiều nguyên nhân, hoàn cảnh... phải thực hiện chậm lại gần 20 năm.

Đó là một khúc quanh của lịch sử...

Tiếc thay!

Thời đó, bất cứ cá nhân nào không theo lối mòn đã vạch sẵn, nói lời ’’hơi’’ đi ra ngoài khuôn mẫu đều bị xếp vào nhóm ’’tư tưởng có vấn đề’’, thậm chí - ’’chống Đảng’’. Người ta không cần xem sét ’’ý kiến trái tai’’, cứ phủ định, dập tắt, thay vì phải nghiên cứu, tìm cách giải phóng cho nông dân khỏi sự ức chế, để huy động tối đa tiềm năng khiến họ chăm chỉ, cần mẫn tăng năng xuất lúa. Ngược lại hội chẩn sai - không trị bệnh trong ’’tâm can’’ mà lại đi chữa ’’ngoài da’’: Cấm chợ ngăn sông, cấm lưu thông lúa gạo, không được chế biến, làm thức ăn từ gạo như: Bún, Phở, Bánh trái...

Nghiêm khắc, triệt để nhất: Cấm dùng gạo nấu rượu!

Muốn thực hiện được mục tiêu ’’Có gạo’’, các cấp chính quyền ở cơ sở qúan triệt tinh thấn cấm rượu, coi , buôn bán rượu là phạm pháp.

Dân nghiện buộc phải ’’cai’’ rượu!

Cán bộ công nhân viên, tết nhất, năm thì mười họa, gia đình đông người mới được mua phân phối một chai rượu trắng hiệu Lúa Mới của Quốc doanh, nấu bằng mía đường, ngô, khoai, sắn - pha cồn thực phẩm, hoặc một chai rượu Màu - hương chanh, cam, dứa - sặc sụa mùi cồn công nghiệp.

Nhưng Rượu là thứ đã tồn tại trong lòng dân Việt hàng nghìn đời, không lệnh nào có thể cấm được. Thế là - Nhà nước cấm cứ cấm, cứ bắt, Dân nấu cứ nấu, bán cho nhau. Rượu Cuốc Lủi được phục hồi, tiếp tục phát triển. Nó mang ý nghĩa được nấu, bán ’’chui, lủi’’, rồi người dùng và cả xã hội chấp nhận như là ’’Thương hiệu’’ có sức thuyết phục. Khi xưa Cuốc Lủi, lủi trốn Tây đoan, còn bây giờ Cuốc Lủi trốn Chính quyền (Thuế vụ - Tài chính). Cụm danh từ gợi cho người nghe hình ảnh con Cuốc bé nhỏ khi gặp người, sợ bị hại - Cuốc ’’lủi - trốn’’ rất nhanh vào bụi rậm.

’’Cuốc Lủi’’ tồn tại cùng Quốc Doanh, thách thức Quốc Doanh - về chất lượng! Đến nỗi, suốt vài thập kỉ, nhất là từ cuối những năm sáu mươi, cả những năm bẩy mươi, tám mươi - hàng ngày, từ 5 cửa ô của Hà Nội, dăm ba trăm người trên xe khách, xe thồ, xich lô, xe đạp, cắp nách, xách tay, dấu dấu diếm diếm - từng chai (nút lá chuối khô), từng can nhựa, từng chiếc bong bóng trâu (1*) trong đựng Cuốc Lủi - mang vào cung cấp cho dân Hà Thành. Nếu không có nguồn rượu lậu vào phục vụ các đệ tử Lưu linh đất nghìn năm văn vật, (vốn đã quen, nghiện dùng rượu) - sự thể sẽ ra sao?

Người buôn lậu rựơu cũng chỉ lấy công làm lãi, bất chấp mạo hiểm (khi vận chuyển), cố kiếm chút lời về bù đắp cho cuộc sống thiếu thốn của gia đình mình. Trong một bài viết của nhà văn Phùng Qúan kể chuyện Thi sĩ Hoàng Cầm lúc cuộc đời bi đát nhất (...) đã từng nấu rượu lậu ngay tại nhà và đã bị chính quyền Tiểu khu - (Phường)...’’cảnh cáo’’!

Hà Nội lúc bấy giờ có khoảng hơn nửa triệu dân, với hàng chục nghìn người có nhu cầu dùng rượu. Đặc biệt dân Đình Bảng, Từ Sơn - Lò Cuốc Lủi khổng lồ - và cả những xã ven đô ngày đêm kìn kìn mang Cuốc Lủi vào cung cấp cho những cái dạ dầy đang bị cơn khát rượu dầy vò...

Chỉ cái tên Cuốc Lủi, bạn đã diễn giải tỉ mỉ hoàn cảnh xuất xứ của một thương hiệu ra đời từ một thời kì lịch sử. Tôi thoả mãn tìm hiểu, quay trở lại mục đích chính, hỏi: Tại đây - nước Đức, ông có thể tự sản xuất được thứ rượu ngon này rồi bán cho những người ’’yêu Cuốc Lủi’’ như tôi không? Tôi ao ước Cuốc Lủi được sản xuất theo đúng quy trình của dân gian. Nếu làm được như vậy, nó sẽ là thứ rượu làm vang danh đất Việt như rượu của vùng Boóc đô (Pháp) Vodka Gorbachop (Nga) hay các thương hiệu rượu nổi tiếng của những cường quốc Rượu?

- Ý kiến ông rất hay và rất trúng. Nhưng chưa thể làm được. Tôi chỉ cất mỗi tháng vài chục lít để uống và tặng bạn bè. Muốn bán phải được nước Đức cho phép. Hàng nhập khẩu phải được Đức kiểm nghiệm đóng dấu KCS, nộp thuế. Bán chui, nấu chui để kinh doanh là phạm pháp, sẽ bị phạt đến sạt nghiệp ngay. Ngừng lại một chút, bạn tộp... hớp... khà - đoạn mới tiếp: Tôi đang tiến hành liên kết với một số cơ sở chưng cất rượu thủ công ở mấy làng nghề nâu rượu truyền thống bên nhà để sản xuất Cuốc Lủi rồi xin phép đưa vào Đức. Nhưng theo thói quen ’’cổ truyền’’ làm ăn nhỏ của dân ta, xem ra ý tưởng này khó mà thực hiện được.

- Tin rằng với khả năng của ông, nhất định sẽ được. Tuy nhiên xin nhắc: Người Việt ta nói chung, ít chú ý đến chữ tín trong kinh doanh. Cứ vài mã hàng đầu tiên, bao giờ cũng đảm bảo chất lượng, rồi sau đó thì thụt lùi một cách rất tệ hại. Ngay bây giờ, nếu vào Siêu thị của người Việt, mua quần áo may sẵn Made in Vietnam với tâm thức’’ta về ta tắm ao ta’’ - như dân Nam Triều Tiên vẫn hành xử. Nhưng than ôi! mặc được ít bữa: Khóa kéo quần, áo - hỏng, khuy (cúc) - đứt , đường may tuột chỉ... đành vứt đi, trong khi hàng của Đức không bao giờ có chuyện này. Thế là dù có ’’yêu nước’’ đến mấy, cũng đành ’’chào’’, lần sau hùa cùng dân Đức, bảo nhău: Đừng mua hàng của Việt Nam - đó là loại hàng kém phẩm chất, gian dối.... Thế đó! Phải chăng tính ẩu tả đã ngấm vào mắu, xương, tủy của dân ta, trước hết là cánh lái buôn ’’cò con’’!

Bạn ngắt lời ngay: Tôi là người hiểu rõ vấn đề này hơn ai hết vì đã từng là nạn nhân của tệ nạn ăn gian, làm dối của các lái buôn vô lương. Tất nhiên cái chính là vấn đề là kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS). Không thể tin được lời hứa hẹn của đám thủ lĩnh lái buôn, trong mắu đậm đặc chất ’’Gà què ăn quẩn cối xay’’. Nhất định phải được người của tôi nghiệm thu bằng thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn của EU trươc khi đóng chai, chuyển đi.

Không phải chủ hàng nào cũng làm ăn chụp, giật gian dối. Do không có kiến thức kinh doanh, không hiểu luật chơi khi đã gia nhập WTO, họ cũng bị cấp dưới, công nhân của mình lừa đến nỗi phải gánh hậu qủa oan, Trong thâm tâm, chủ hàng cũng muốn cố gắng thực hiện đảm bảo hàng chất lượng. Bởi vì 1 lít rượu đúng chất lượng, tôi có thể mua với gía gấp 5 so với bán trên thị trường trong nước. Mất hợp đồng là ’’đói’’!

- Này, Cuốc Lủi của ta ngon là vậy, sao - khi chiêu đãi các nguyên thủ Quốc gia đến họp thượng đĩnh APEC, bộ phận lễ tân lại đi chọn rươụ vang Đà Lạt? Ta đâu có nhiều Nho, trình độ chưng cất, uy tìn của thương hiệu rượu Vang Đà lạt là cái gì mà đãi khách qúy – tôi ngắt lời bạn, hỏi.

- Chịu! Chắc có nguyên nhân riêng... Đã có nhiều người thắc mắc như ông mà không có lời giải đáp. Theo tôi, người đề xuất có thể do không có kiến thức về rượu, sính ngoại, coi thường vốn qúy cổ truyền của dân tộc. Cũng có thể họ đặt lợi ích cá nhân nhỏ nhoi trên lợi ích Quốc gia nên đưa ra ý kiến này hòng kiếm chút lễ mọng của tay cò mồi. Vang ngon, nổi tiếng là loại được cất từ Nho. Cả châu Âu đều trồng được Nho nên đều sản xuất được Vang. Nhưng chỉ có Vang Ý, Pháp - nấu từ Nho của một vài vùng của nước họ rồi với kinh nghiệm chưng cất hàng trăm năm mới có được thứ rượu xứng danh hảo hạng, khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Đà Lạt của ta đâu có Nho, quy trình công nghệ, kinh nghiệm sản xuất kém - làm sao có Vang ngon. Sao lại không chọn Rượu Cuốc Lủi - ’’quốc hồn, quốc túy’’ của vương quốc lúa nước - Viễt Nam mà chiêu đãi ’’tiến’’ các ’’Vua APEC’’?

Các vị khách này hần như được thết đãi các loại rượu qúy mội khi đến làm khách các quốc gia khác. Giờ đến Việt Nam, lại phải ’’nhấp môi’’ thứ rượu vang ’’Rởm’’, liệu họ sẽ có phản cảm gì về đất nước xuất khẩu nhiều sản phẩm dùng cho Ăn - Uống, đặc biệt là Gạo? (6)

Tiếc thay chúng ta đã để lỡ cơ hội quảng bá một thương hiệu rượu đặc trưng của Việt Nam - đến các vị ’’Thủ lĩnh - Lái buôn’’ - thương thặng!

- Vậy bao giờ chúng tôi có thể đàng hoàng mua Cuốc Lủi của ông? Nếu có, tôi đề nghị ông hãy cứ giữ tên CUỐC LỦI do dân Việt đặt - thương hiệu đã ghi dấu ấn sâu đậm của dân tộc trong giai đoạn lịch sử. Khi nào nó mới có thể hiện diện trên các kệ hàng của nước Đức, của EU như X.O, Uýtxki, Napoléon, Remi Martin?...

- Với cung cách làm ăn như thế này, không thể nhanh được, xin các vị hãy kiên nhẫn chờ!

10.10.2008

(1*) – Bong bóng (bọng đái) con trâu tẩy sạch, đem phơi khô dùng để chứa rượu rất tốt, dễ vận chuyển lại dai bền không sợ thủng.

(1) Phía Nam cũng có Rượu như Cuốc lủi - tên là Rượu Đế. Theo dư luận, Rượu Đế - cũng chưng cất từ gạo và có tên xuất xứ tương tự như Cuốc Lủi...

(2) Lấy ý của bài ca dao: Con cò mà đi ăn đêm/Đậu phải cành mền lộn cổ xuống ao... ông nỡ lòng nào đem tôi xáo măng...

(3) Danh từ minh hoạ cho câu ’’Thắt lưng buộc bụng’’ - ý nói chịu gian khổ để chi viện cho công cuộc thống nhật đất nước. Hạt gạo chia ba là chi viên cho 3 chiến trường: Miền Bắc, Miền Nam, Lào - Miên.

(4) Hiện nay đổi tên thành Tạp chí Cộng sản. Người viết bài này là ông Trường Chinh lúc đó là chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, nhà lí luận hàng đầu của đảng LĐVN.

(5). Nhà văn Hoàng Hữu Các có bài ký viết về ông Kim Ngọc khi ông đã mất - đăng trên báo Văn Nghệ, đọc rất hay, xúc động. Vì đã lâu nên không nhớ chính xác tựa đề... hình như: Tiếng vọng của Đất!

(6) Nghe đâu, các trưởng đoàn tùy tùng của các nguyên thủ quôc gia, sau khi nếm thử Vang Đà Lạt, họ ’’nhăn mặt’’ - yêu cầu đổi ngay sang dùng Vang Pháp, Vang Ý...

Kỳ sau: BÚN CHẢ NEM - CHẢ CHÓ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét