Công nhân làm việc tại một dây chuyền lắp ráp tàu ở Trung Quốc. 13 chiếc tàu điện của Trung Quốc mà Việt Nam tính mua của một công ty ở Bắc Kinh trị giá hơn 60 triệu đôla. Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào cuối năm 2015, và tàu sẽ được đưa về Việt Nam năm 2016.
Dư luận trong nước những ngày qua dậy sóng sau khi một quan chức chính phủ tuyên bố Việt Nam buộc phải mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc vì “điều kiện ràng buộc” về vay vốn giữa chính quyền hai nước.
Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng mới được báo chí trong nước trích lời cho biết rằng dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội phải sử dụng tàu điện mua của nước láng giềng phương bắc theo một hiệp định vay tín dụng ký giữa chính phủ hai nước từ năm 2008.
Ông Thăng cho biết thêm rằng chính vì việc mua tàu này, mà ông đã bị nhắn tin đe dọa và thậm chí có người còn đặt dấu hỏi về quan hệ của ông với Trung Quốc.
Tôi chắc chắn là để ảnh hưởng tới Việt Nam, mọi mặt của nước Việt Nam. Tôi chắc chắn là có, bởi vì chuyện như thế từng xảy ra. Trong quan hệ tài chính, vay mượn kiểu như thế luôn luôn kèm theo những điều kiện, và nếu mà không minh bạch cho dân chúng biết, cứ mập mờ như thế này thì tôi nghĩ rằng tình chính đáng của chế độ này sẽ bị hủy hoại một cách rất là nghiêm trọng.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, nói.
Về phản ứng mạnh mẽ của dư luận trước sự kiện này, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, nói với VOA Việt Ngữ:
“Người dân Việt Nam có tâm lý kỵ Trung Quốc, không thích hàng Tàu. Đã đủ thứ quần áo, thức ăn rồi đồ chơi chất lượng rất kém tràn lan ở thị trường Việt Nam rồi nên người ta cũng thấy tàu đường sắt trên cao của Trung Quốc thì người ta ngại thế thôi.”
13 tàu điện của Trung Quốc mà Việt Nam tính mua của một công ty ở Bắc Kinh trị giá hơn 60 triệu đôla. Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào cuối năm 2015, và tàu sẽ được đưa về Việt Nam năm 2016.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, được khởi công tháng 10/2011 với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 550 triệu USD, trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 169 triệu USD.
Dự án này đã gặp phải một số sự cố nghiêm trọng, và đỉnh điểm là cuối năm ngoái, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao này chấn chỉnh nhà thầu thực hiện một dự án này.
Kiến nghị được đưa ra sau hai sự cố xảy ra, làm một người chết và ba người bị thương, trong chưa đầy hai tháng tại dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông với các tư vấn giám sát và tổng thầu Trung Quốc.
Trong cuộc trao đổi với báo chí mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết rằng ông “nhiều lần muốn thay thế nhà thầu Trung Quốc vì yếu kém, nhưng không thể vì ràng buộc các điều kiện về hiệp định vay vốn”.
Tuyên bố nói trên của ông Đinh La Thăng được đưa ra ít lâu sau khi ông nói rằng "không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, tính mạng của người Việt Nam để vay vốn" của Trung Quốc.
Việc ông Thăng chỉ trích nhà thầu Trung Quốc sau các sự cố gây chết người đã bị một tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc cáo buộc là “tìm cách nhen nhóm tinh thần bài Trung Quốc”.
Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng hai nước “cần phải thúc đẩy hợp tác trên biển, trên bộ và trong lĩnh vực tài chính”.
Người dân Việt Nam có tâm lý kỵ Trung Quốc, không thích hàng Tàu. Đã đủ thứ quần áo, thức ăn rồi đồ chơi chất lượng rất kém tràn lan ở thị trường Việt Nam rồi nên người ta cũng thấy tàu đường sắt trên cao của Trung Quốc thì người ta ngại thế thôi.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A.
Chưa rõ là việc hợp tác tài chính này cụ thể là gì, nhưng việc ông Lý kêu gọi tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này khiến nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi là liệu phải chăng Trung Quốc đang tìm cách gây ảnh hưởng lên Việt Nam thông qua các khoản vay.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nhận định:
“Tôi chắc chắn là để ảnh hưởng tới Việt Nam, mọi mặt của nước Việt Nam. Tôi chắc chắn là có, bởi vì chuyện như thế từng xảy ra. Trong quan hệ tài chính, vay mượn kiểu như thế luôn luôn kèm theo những điều kiện, và nếu mà không minh bạch cho dân chúng biết, cứ mập mờ như thế này thì tôi nghĩ rằng tình chính đáng của chế độ này sẽ bị hủy hoại một cách rất là nghiêm trọng.”
Bình luận trên Facebook, luật sư Lê Công Định viết: “Lời giải thích của Bộ trưởng Đinh La Thăng về việc mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh–Hà Đông có những vấn đề sau: hoặc (1) ông che giấu bản chất và áp lực phía sau việc vay vốn ODA của Trung Quốc, hoặc (2) ông lừa dối dân chúng và xem tất cả đều ngu dốt, hoặc (3) ông (và những người giống ông) ngu dốt.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với Bộ trưởng Đinh La Thăng để phỏng vấn.
Việt Nam thời gian qua cũng đã nhanh chóng lên tiếng hậu thuẫn ngân hàng phát triển hạ tầng Châu Á, AIIB, do Trung Quốc khởi xướng, dù một số nước trong đó có Mỹ và Nhật Bản, khước từ việc gia nhập định chế tài chính mới nổi này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét