Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Báo Quân đội nhân dân lên tiếng… bảo vệ nhóm lợi ích Bộ Quốc phòng !

Thiền Lâm


(VNTB) - Quân đội nhân dân - một kênh “chuyên chính” của đảng và có cơ quan chủ quản là Bộ Quốc phòng, rốt cuộc đã lên tiếng bảo vệ nhóm lợi ích tại bộ này liên đới vấn nạn “sân golf trong sân bay”.



Ngày 13/6/2017, Quân đội nhân dân phỏng vấn TS Lương Hoài Nam, chuyên gia về lĩnh vực hàng không - người nêu ra quan điểm ủng hộ phương án mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất về phía nam, và “mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất về phía nam là phương án hợp lý nhất”.

Vậy “phía Nam sân bay Tân Sơn Nhất” có cái gì?

Đó là toàn bộ các khu dân cư của các quận Gò vấp, Phú Nhuận, và cả Công viên Gia Định - một trong hiếm hoi lá phổ xanh cuối cùng của Sài Gòn.

Trước khi báo Quân đội nhân dân gióng tiếng, một nhân vật của Bộ Quốc phòng là Thiếu tướng Lâm Quang Đại cũng đã nêu ra hàng loạt phát để bảo vệ sân golf Tân Sơn Nhất và đưa ra vài hứa hẹn trên trời, chẳng hạn “Bộ Quốc phòng sẽ thu hồi sân golf Tân Sơn Nhất bất cứ khi nào có nhu cầu về quốc phòng”, đồng thời lại PR cho sân bay Long Thành…

Cùng “tác chiến” với ông Lâm Quang Đại, đáng ngạc nhiên, lại là Bộ trưởng giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa. Ông Nghĩa trở nên quá trơ trẽn và tai tiếng với phát ngôn “không thể mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Bắc”. “Phía Bắc” ấy chính là sân golf Tân Sơn Nhất của nhóm lợi ích Bộ Quốc phòng.

Ngay lập tức, phát ngôn của hai ông Lâm Quang Đại và Trương Quang Nghĩa đã bị công luận phản ứng dữ dội.

Phản ứng từ nhiều tầng lớp xã hội lại đang kéo theo phản bác của chính giới quân nhân và cựu quân nhân. “Quân ủy trung ương cần có ý kiến” là một yêu cầu của Trung tá Lê Trọng Sành - Nguyên Cục phó Cục tác chiến Quân chủng Phòng không không quân.

Quân ủy trung ương” ở đây không ai khác là Bí thư quân ủy Nguyễn Phú Trọng và Phó bí thư quân ủy kiêm bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch - những nhân vật chưa bao giờ dám lộ diện để hồi âm trước đòi hỏi “trả sân golf về sân bay” của công luận.

Một bạn đọc đã viết ý kiến” quân đội ra Trường Sa và Hoàng Sa mà ở chứ chui vào sân golf làm gì!”.

Quả thật, sau 6 năm kể từ ngày tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam vào năm 2011, sự thể đến nay đã quá rõ: một Bộ Quốc phòng luôn cổ vũ ngư dân “bám biển” lại rung rúc bám bờ như một tư thế phủ phục nhất. 

Nhưng dù gì, Tập Cận Bình ở Trung Quốc cũng còn làm được một việc có ý nghĩa về đối nội: tước hẳn quyền làm kinh tế của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Các doanh nghiệp quân đội Trung Quốc đã chấm dứt cảnh “mượn đầu heo nấu cháo” kể từ năm 2016. Trong khi đó, hàng trăm doanh nghiệp kinh tế quân đội ở Việt Nam vẫn nghiễm nhiên kinh doanh, trong số đó có nhiều vụ việc lợi dụng chính sách như dạng chiếm dụng 157 ha của sân bay Tân Sơn Nhất nhưng đã không hề bị pháp luật sờ gáy.

Quân đội nhân dân cũng đóng góp một phần không nhỏ vào cái sự nghiệp kinh doanh trên đầu người dân ấy. Tờ báo này, trong khi luôn công kích các quyền căn bản của nhân dân như tự do biểu tình, tự do lập hội, tự do ngôn luận…, thì lại sẵn sàng bao che cho những bất công khủng khiếp mà Tập đoàn Him Lam của nhóm lợi ích Bộ Quốc phòng đã gây ra trên đất nước tàn tạ này.

Sau vụ khủng hoảng Đồng Tâm, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng đã phải lần đầu tiên đề cập đến “đề án đối thoại”. Nhưng ngay sau đó, báo Quân đội nhân dân đã viết bài răn đe“Không được lợi dụng vấn đề đối thoại để chống phá” đối với giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét