Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Việt Nam ưu tiên tăng trưởng kinh tế hơn cải cách chính trị

Hòa Ái, phóng viên RFA


Hà Nội trang trí trên đường phố kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh chụp hôm 25 tháng 1 năm 2017.  AFP photo

Tại hội thảo quốc tế “Quản trị kinh tế hướng tới một nhà nước kiến tạo” vừa được tổ chức vào ngày 13/6/2017 tại Hà Nội, đại diện chính phủ Việt Nam nói rằng đặc trưng của nhà nước kiến tạo Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế hơn cải cách chính trị.

Theo đuổi mục tiêu “nhà nước kiến tạo”

Khái niệm “nhà nước kiến tạo phát triển” được nhà nghiên cứu Chalmers Ashby Johnson đưa ra từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước khi nhà nghiên cứu này ghi nhận sự phát triển thần kỳ ở đất nước Mặt Trời Mọc, với vai trò rất quan trọng của Nhà nước Nhật Bản.

Khái niệm “nhà nước kiến tạo phát triển” du nhập vào Việt Nam qua thông điệp đầu năm 2014 của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với chủ trương của Chính phủ Hà Nội lúc bấy giờ là nhà nước điều hành quản lý về mặt vĩ mô và pháp luật cũng như kiến tạo những cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và doanh nhân tại Việt Nam.

Kể từ khi nhậm chức vào cuối tháng 7 năm 2016, tân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển nhằm kiến tạo phát triển cho đất nước.

Với mục tiêu của Chính phủ do tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắm tới, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hồi trung tuần tháng Giêng năm 2017 có một bài phân tích nhà nước kiến tạo phát triển cần phải làm gì. Bài phân tích nêu rõ nhà nước phải tạo ra được hệ thống khuyến khích để các nguồn lực của xã hội được tập trung đầu tư cho các mục tiêu phát triển, đồng thời nhà nước tạo ra khuôn khổ thể chế và mọi điều kiện cần thiết để từng người dân có thể dễ dàng làm ăn và mưu cầu hạnh phúc. Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và Quốc hội Việt Nam cần thực hiện những yêu cầu như thế của một nhà nước kiến tạo phát triển.

Cải cách kinh tế đương nhiên phải dẫn tới một số cải cách thể chế, trong đó có những cải cách mang tính chất chính trị. 
- Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

Từ Sài Gòn, nhà quan sát tình hình Việt Nam-Tiến sĩ Kinh tế Phạm Chí Dũng nêu lên quan điểm của ông liên quan đến chính sách “nhà nước kiến tạo phát triển” mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện:

“Cải cách kinh tế đương nhiên phải dẫn tới một số cải cách thể chế, trong đó có những cải cách mang tính chất chính trị. Đặc biệt đối với một nhà nước độc đảng thì càng phải cải cách về mặt chính trị. Chuyện họ nói cải cách chính trị từ từ, thật ra họ đã từ từ 30 năm rồi. Đã quá lâu! Và bây giờ vẫn từ từ. Nhưng thật ra thực tế về kinh tế và những tiềm năng khủng hoảng kinh tế không chờ họ. Và Hội nghị Trung ương 5 vào tháng 5 vừa rồi thì lại một lần nữa Trung ương Đảng đưa ra Nghị quyết về Hoàn thiện nền Kinh tế Thị trường Định hướng Xã hội Chủ nghĩa, vẫn tiếp tục ‘cái đuôi: Xã hội Chủ nghĩa’. Như vậy bây giờ nếu không cải cách chính trị, có nghĩa không cắt đuôi ‘Định hướng Xã hội Chủ nghĩa’ thì làm sao có được một nền kinh tế thị trường đầy đủ theo quy chế thị trường?”

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng lập luận chủ trương của Chính phủ Hà Nội ưu tiên tăng trưởng kinh tế hơn cải cách chính trị là một sai lầm nghiêm trọng vì thế giới chỉ chấp nhận cơ chế kinh tế thị trường. Ông Phạm Chí Dũng trưng dẫn các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á Châu kể cả Nhật Bản cho vay hay cho tín dụng không hoàn lại đối với Việt Nam đều không chấp nhận chính sách kinh tế thị trường mà gắn kết “Định hướng Xã hội Chủ nghĩa” của Việt Nam.

Từ gốc độ bên ngoài nhìn vào bối cảnh kinh tế chính trị hiện thời của Việt Nam, Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa nhận định điều tiên quyết Hà Nội cần phải làm là phải giải quyết vấn đề chính trị thì sẽ dẫn theo thay đổi về kinh tế. Từ Hoa Kỳ, ông Nguyễn Xuân Nghĩa lên tiếng:

“Giải quyết vấn đề chính trị trước tiên hết. Tức là làm sao chấp nhận chuyện giới hạn vai trò của đảng. Thứ hai là mở rộng vai trò của Quốc hội, ít nhất trong hoàn cảnh hiện nay, chưa nói đến một tương lai nào đó mờ mịt mà người dân được phép bầu Quốc hội một cách tự do và thông thoáng.

Giải quyết được chuyện đó thì mới giải quyết được vấn đề kinh tế, vì kinh tế thị trường phát triển một cách lệch lạc nào đó, thì nó gây ra những tai họa ở nơi này nơi kia, ở Việt Nam, ở Trung quốc, tại Hoa Kỳ, chính là do hệ thống chính trị. Nếu không giải quyết hệ thống chính trị và không phá vỡ được đặc quyền của một thiểu số ở trên cùng thì chúng ta sẽ không có kinh tế thị trường.”

Ẩn số của lộ trình thực hiện

Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và thay đổi nền kinh tế quốc doanh sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào đầu thập niên 1990 cho đến nay, nợ công của Việt Nam tiến sát ngưỡng 65% Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP), trong khi doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh không hiệu quả với nhiều dự án thua lỗ nặng nề. Mặc dù vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đến giờ vẫn kiên định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế.

Người ta không thể thay đổi một cách đột ngột được. Cái này nó đụng chạm vào rất nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn đề về sự tồn vong của chế độ.
- Tiến sĩ Phạm Quý Thọ

Các nhà lý luận cộng sản ở trong nước cũng thừa nhận mô hình “Kinh tế Thị trường Định hướng Xã hội Chủ nghĩa” là không tồn tại. Do đó, các nhà lý luận về kinh tế cho rằng Nhà nước Việt Nam cần thay đổi thể chế thì nền kinh tế Việt Nam mới có thể vận hành theo đúng quy luật của nó và đó cũng là tiền đề và yếu tố trọng tâm để quốc gia phát triển.

Theo Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, chuyên gia về chính sách thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu tư thì tại Hội nghị Trung ương 5 diễn ra vào hồi đầu tháng 5 vừa qua, vấn đề cải cách thể chế phải được đặt ra một cách quyết liệt hơn. Thế nhưng, điều này đã không xảy ra.

“Người ta không thể thay đổi một cách đột ngột được. Cái này nó đụng chạm vào rất nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn đề về sự tồn vong của chế độ.”

Chủ trương của chính phủ Hà Nội là xây dựng một chính phủ kiến tạo phát triển, tuy nhiên lộ trình hoạch định để đạt được mục tiêu đề ra vẫn còn là ẩn số. Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) phát biểu tại buổi Hội thảo ở Hà Nội hôm 13 tháng 6 rằng ai cũng nói đến nhà nước kiến tạo nhưng không ai làm.

1 nhận xét:


  1. Sao lại than thở như mặt Hồ, Đà Lạt dấu yêu ơi ?
    **********************************

    Thân tặng Em gái Hậu phương LV bên trời Las Vegas Đất Mỹ ....

    rongchoidalat.com/wp-content/uploads/2014/05/biet-thu-1.jpg

    Đà Lạt dấu yêu ơi như Hồ Than thở
    Thời Đồ đểu giết Em rồi hết thẩn thơ
    Paris Đông Dương mệnh danh - Đà Lạt
    Thung lũng Tình yêu Thành phố hẹn hò
    Thành phố của thông hoa thác suối
    Hàng ngàn biệt thự Tây đứng đơn cô
    Chứng nhân Tình yêu Tuần trăng mật

    http://khachsandalat.pro/wp-content/uploads/2016/08/thung-lung-tinh-yeu-1.jpg

    Nẩy mầm trong Thung lũng Hồng trông chờ
    Điểm Tâm tình cbao chuyện tình đôi lứa
    Giờ Thời Đồ đểu Đà Lạt phai nhạt chất thơ
    Quê Hương chỉ đẹp khi lãnh đạo đầy nhân bản
    Có Tâm có Tầm Văn hóa nhân văn cơ !
    Thương Đà Lạt cùng số phận Hà Nội - Huế

    http://file.talaweb.com/u1049233/home/cadasa-dalat.jpg

    Trải qua bao thăng trầm dâu bể cuộc cờ !
    Đà Lạt gái tơ trong tay tướng tá võ biền đấm đá
    Đà Lạt lại thành gái gú chân dài lỡ sa cơ
    Trong tay tướng tá vô sản vô học vô văn hóa
    Bần cố nông răng đen mã tấu răng hô !
    Đà Lạt dấu yêu ơi Em như Hồ Than thở
    Thời Hồ Chí Meo - Chí Phèo như Hóa Vô cơ !


    TRIỆU LƯƠNG DÂN


    Trả lờiXóa