Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

Mẹ Nấm: Việt Nam đã bắt giữ blogger nổi tiếng nhất như thế nào

La Hồng dịch

Một trong những blogger chính trị có ảnh hưởng nhất của Việt Nam, được Melania Trump trao tặng giải thưởng can đảm, đối diện với một thập kỷ sau song sắt nhà tù vì hoạt động “phản động”.

Blogger người Việt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được biết với tên Mẹ Nấm, tại tòa án thành phố Nha Trang. Ảnh: Vietnam News Agency/EPA

“Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng dù được làm lại con vẫn sẽ làm như vậy”.

Đó là lời nói của một trong những blogger có ảnh hưởng nhất Việt Nam – được biết với bút danh trên mạng, Mẹ Nấm – vài phút trước khi cô bị tuyên một bản án gây sốc, mười năm tù. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã nói lời này với người mẹ 61 tuổi của mình, khi đó đang xem trực tiếp phiên tòa qua màn hình ở phòng bên cạnh vì bà không được phép vào phòng xử án.

Người phụ nữ 37 tuổi bị buộc tội nói xấu chế độ cộng sản Việt Nam trên mạng và trong các bài phỏng vấn với truyền thông nước ngoài.

“Tôi vỗ tay, mặc kệ trong phòng có 20 nhân viên an ninh nhìn tôi với ánh mắt giận dữ, tôi cứ không sợ; tôi vẫn vững vàng và tự hào về con mình”, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan nói.

Bị bắt vào tháng Mười, trong khi đang cố đi thăm một nhà bất đồng chính kiến khác đang ở trong tù, Quỳnh, 37 tuổi, đã trải qua chín tháng sau song sắt trong những điều kiện tồi tệ, theo lời luật sư của cô.

Ông Võ An Đôn cho biết, cô chỉ được cấp cho mỗi bữa ăn cá nục và canh mồng tơi trong bảy tháng đầu tiên, và bị từ chối dùng cả băng vệ sinh và đồ lót.

Sau khi Quỳnh bị bắt vào ngày 10 tháng Mười, mẹ cô không nghe tin tức gì về nơi ở và tình hình sức khỏe của cô cho đến buổi gặp gỡ ngắn ngủi tại nhà lao trước phiên tòa ngày 29 tháng Sáu vì tội chống nhà nước.

Những tháng ở trong tù đã làm tổn hại con gái tôi, bà Lan nói với Guardian trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại tại nhà bà ở thành phố biển Nha Trang. Quỳnh xuất hiện xanh xao trong buổi gặp đó, bà cho biết.

“Tôi nói: “Con ơi, giờ mẹ tin rằng con vẫn sống”. Nhưng nó trông yếu ớt với làn da tái nhợt”, bà nói.

Việt Nam đang bị tai tiếng vì những giới hạn về quyền tự do biểu đạt, nhưng việc giam giữ Mẹ Nấm và kết án tù dài bất thường đã cất lên hồi chuông báo động trong cộng đồng viết blog trong nước vốn tránh được sự kiểm duyệt của các phương tiện in ấn thuộc sự điều khiển của nhà nước. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhanh chóng kêu gọi phải thả ngay lập tức tất cả các tù nhân lương tâm.

Trong khi Quỳnh bị nhà nước dán nhãn là phản động đối với hành vi viết blog chống chính quyền, bạn bè và gia đình cô bảo vệ cô như một người hùng đấu tranh cho quyền tự do biểu đạt trong một quốc gia mà khi nhà bất đồng chính kiến chống lại chế độ độc đảng thì bị xem là phạm luật.

“Con tôi làm điều bình thường ở cái xã hội bất bình thường nên phải trả giá bằng tù đày, bằng các đòn thù”, bà Lan nói.

Quỳnh nổi tiếng trong giới viết blog Việt Nam vào cuối những năm 2000 vì công việc làm báo độc lập gan lì của cô. Là một thành viên sáng lập Mạng lưới Blogger Việt Nam, cô tha thiết đặc biệt đến các vấn đề môi trường, công an bạo hành và tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về việc kiểm soát biển Đông.

Bà Lan cho biết con gái bà bắt đầu thức tỉnh về mặt chính trị sau khi học ngoại ngữ ở trường đại học.

Khi khám phá thế giới trực tuyến đa nguyên, Quỳnh đã hỏi mẹ những câu hỏi khó.

“Nói hỏi tôi: ‘Mẹ, mẹ có biết điều này hoặc điều kia [về chính phủ] không?’. Tôi nói tôi có biết, nó chất vấn tôi: ‘Tại sao mẹ không nói với con?’”, bà Lan nhớ lại.

“Tôi đã nói với nó rằng tôi biết, nhưng trong xã hội mà chúng ta đang sống, đó không phải là xã hội mà con có thể lên tiếng, và họ sẽ trả thù con”.

Quỳnh đã trở thành một nhân vật nổi tiếng vượt ra khỏi Việt Nam, và có những nỗ lực đấu tranh trong xã hội dân sự Việt Nam để tổ chức các tranh luận chính trị trên Facebook. Chính phủ tức giận phong trào này đến nỗi họ kêu gọi tất cả công ty ở Việt Nam ngừng quảng cáo trên YouTube và Facebook.

Quỳnh đã nỗ lực đấu tranh trong xã hội dân sự Việt Nam để tổ chức các tranh luận chính trị trên Facebook. Ảnh: Tracey Nearmy/AAP

Vào tháng Ba, đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, Melania Trump, đã trao tặng Quỳnh Giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm, mà Việt Nam nói là “không phù hợp và không có lợi cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước”.

Bạn bè Quỳnh miêu tả cô là người bộc trực và nóng tính đúng với lời cô nói.

“Cô ấy luôn nói ra suy nghĩ của mình, vì vậy điều đó là không tốt cho cô ấy khi cô ấy gây ra rắc rối với một cá tính như vậy, nhưng cô là người luôn làm những gì mình nói”, Trịnh Kim Tiến, nhà hoạt động 27 tuổi sống ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Các bài viết cuối cùng của Quỳnh trên Facebook, phương tiện viết bài trực tuyến ưa thích của cô trước khi bị bắt, là một chuỗi bài đăng lại các bài báo của những nhà hoạt động khác và đó là những công kích nhà nước một cách ngắn gọn, đầy chất nghệ thuật và sâu cay.

“Loại xã hội gì mà những người chịu trách nhiệm với địa vị [cao] của mình, các quan chức lại coi công dân là ngu hơn lợn?”, bà viết vào ngày 29 tháng Chín.

Phil Robertson, phó giám đốc tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực Châu Á, đặt trụ sở ở New York, phát biểu sự tham gia của Quỳnh vào cuộc biểu tình chống lại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh thuộc sở hữu Đài Loan ở Bắc Trung bộ Việt Nam, nối kết với thảm họa làm chết cá năm 2016, là giọt nước tràn ly đối với nhà chức trách.

“Gắn kết nổi bật của Mẹ Nấm với phong trào chống Formosa, mà chính phủ ngày càng xem như một thách thức về mặt an ninh với chính quyền của mình, khiến cô ấy trở thành ứng viên lý tưởng cho một bản án nặng nề được tạo ra để loại trừ cô ấy và đe dọa những người khác”, ông Robertson nói.

Những người biểu tình vì môi trường yêu cầu doanh nghiệp Đài Loan Formosa rời khỏi Việt Nam. Ảnh: Bennett Murray gửi cho The Guradian.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết có khoảng 110 tù nhân chính trị được biết đến ở Việt Nam, mặc dù quốc gia này phủ nhận mọi vụ bắt giữ. Phát biểu tại cuộc họp báo vào ngày diễn ra phiên tòa, người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói rằng “tất cả các hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị nghiêm trị theo pháp luật Việt Nam”.

Phạm Thanh Nghiên, một người bạn của Quỳnh đã từng ngồi tù từ năm 2008 đến 2012 vì viết blog, nói rằng cô đã khóc khi bản án được đưa ra.

“Dù tôi không ngạc nhiên vì theo chế độ này cô ấy đã phạm nhiều tội … Tôi thấy run chân run tay”, cô nói.

“Chúng tôi là bạn, chúng tôi cũng là phụ nữ, và tôi cảm thấy đồng cảm với những đứa con của cô ấy, với gia đình cô”.

Mẹ của Quỳnh, bà Lan, hiện gánh trách nhiệm nuôi hai đứa cháu của mình trong khi mẹ chúng ở trong tù. Trừ phi nhà nước ân xá cho Quỳnh, những đứa trẻ này sẽ lớn lên không có cha mẹ.

“Hiện giờ tôi cảm thấy trống rỗng”, bà Lan nói.

B. M.

Dịch giả gửi BVN.

Bauxite VN

1 nhận xét:

  1. Chuyện Bắc Kinh giờ nhớ chuyện Bá Linh xưa
    ********************************************

    https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/91/Ossietzky.jpg/220px-Ossietzky.jpg
    Carl von Ossietzsky (3 October 1889 - 4 May 1938)


    Nay chuyện phương Đông Bắc Kinh
    Nhớ chuyện xưa phương Tây Bá Linh
    Cả hai Chiến sĩ Hòa bình Tàu-Đức
    Bị độc tài cấm đến nhận Giải quang vinh
    Hai Tù nhân Lương tâm Trung-Đức
    Hai Nguyên khôi Giải Nobel Hòa bình
    Người đói lạnh mắc bệnh lao phổi mất

    http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/g20-press-cn-free-nobel-laureat-07072017103446.html/017_209266.jpg/@@images/aaea0304-e1ef-438f-8174-cab73cf88a05.jpeg
    Lưu Hiểu Ba (28 -12- 1955 - ?-? - 2017)

    Người trại lao cải bị ung thư chắc bỏ mình
    Gió Tây gặp Gió Đông Thời Hiện đại
    Hai Người tù Lương tri quang minh
    Sử lịch Đông-Tây tưởng trùng lập lại
    Chu kỳ chu trình nào Luật Tái sinh ? ?

    TỶ LƯƠNG DÂN


    Tù nhân Lương tâm Lưu Hiểu Ba chắc sẽ là giải Nobel Hòa
    Bình đầu tiên chết trong điều kiện bị quản thúc tại Trung
    Quốc,


    Cũng giống như trường hợp của Nhà tranh đấu cho Hòa
    bình Đức Carl von Ossietzsky, qua đời năm 1938 trong
    một bệnh viện, khi ông bị Đức quốc xã giam giữ.

    Trả lờiXóa