NGUYỄN
TƯỜNG THỤY
“Thế lực thù địch” tấn công
Trước
đây, trên mặt trận truyền thông, đảng CSVN một mình một sân. Nhà nước quản lý tất
cả các thể loại báo chí như báo in, báo nói, báo hình, báo ảnh, sân khấu, điện ảnh...
Lại có cả một hệ thống báo cáo viên khoác lác đi khắp các cơ sở nói những chuyện
mà nếu đăng báo dễ bị bắt bẻ. Vì chỉ có thông tin một chiều nên với người dân
nói sao biết vậy. Những thông tin “vỉa hè” trái chiều chỉ có ý nghĩa đối với một
số rất ít những người có tư duy cấp tiến và nhạy bén về chính trị. Vì vậy, mới
có câu “đài bảo, báo đăng”, “cãi đài à?”. Đài báo đã nói là phải đúng.
Tình
hình thay đổi một cách ngoạn mục từ khi Việt Nam hòa vào mạng Internet toàn cầu
(1997). Sang thế kỷ 21 ngày càng nhiều người sử dụng Internet, thậm chí coi
internet là một phần của cuộc sống. Theo số liệu báo cáo từ tổ chức We Are
Social, tính đến tháng 01 năm 2018, cách nay 1 năm rưỡi, VN có 64 triệu người sử
dụng internet, tức là 2/3 dân số. Thông tin đa chiều trên mạng Internet khiến đảng
CSVN không kiểm soát nổi và không còn độc quyền thông tin nữa.
Thông
tin đa chiều làm thay đổi nhận thức, nếp nghĩ và tinh thần của con người, đặc
biệt là các vấn đề chính trị, xã hội theo hướng bất lợi cho thể chế chính trị.
Tại
hội nghị báo cáo viên các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc TW hôm 5/7, Võ
Văn Thưởng, trưởng ban tuyên giáo TW thừa nhận trong đảng có nhiều “cán bộ đảng viên, kể cả có những đảng viên
từng giữ chức vụ trung cao cấp trong bộ máy, hệ thống chính trị suy thoái về tư
tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hoá”.
Võ
Văn Thưởng cũng nhận ra “thế lực thù địch” sử dụng internet và truyền thông xã
hội để chống phá với nhiều phương thức, thủ đoạn “muôn hình vạn trạng”. Tuy nhiên, những giải pháp mà ông ta nêu ra
lại rất chung chung, quen thuộc như thể trích trong những nghị quyết đảng trước
đây, khó có thể làm thay đổi tình hình.
*
Võ
Văn Thưởng khẳng định tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng là vấn đề cấp bách.
Ai cũng hiểu, nền tảng tư tưởng mà ông ta nhắc tới ở đây là chủ nghĩa Mác Lênin.
Ngay
từ giữa thế kỷ trước, Chủ nghĩa Mác Lênin đã bộc lộ ra những khiếm khuyết thể
hiện ở các quốc gia đi theo và vận dụng học thuyết này. Cho đến cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của
thế kỷ trước, khối XHCN đã đồng loạt sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu. Vì vậy, việc
bảo vệ cái nền tảng tư tưởng này vất vả là phải.
Vẫn
bổn cũ, Võ Văn Thưởng đổ cho các “thế lực thù địch”. Có lẽ chỉ ở VN, mọi khiếm
khuyết, kém cỏi xảy ra người ta đều đổ tất cả cho các thế lực thù địch.
Đúng
là có một trào lưu tấn công vào chủ nghĩa Mác Lê nin, không phải bây giờ mới có
và tất nhiên, tấn công cả những người bảo vệ nó. Có hai yếu tố cần thiết khi
tranh luận một vấn đề là lý luận và thực tiễn. Thực tiễn là cơ sở của lý luận
và lý luận soi đường cho thực tiễn.
Hiện
nay, đảng CSVN đang bế tắc về cả lý luận và thiếu về thực tiễn. Những vấn đề đấu
tranh giai cấp, giá trị thặng dư không còn đứng được. Nhiều luận điểm cốt lõi tạo
nên chủ nghĩa Mác Lênin đã phải loại bỏ trong thực tiễn như nền kinh tế tập
trung, bao cấp, chức năng kinh tế của nhà nước bị thu hẹp, chấp nhận kinh tế thị
trường dẫu vẫn còn cái đuôi định hướng XHCN. Hiện thực xã hội và sự bế tắc
trong hướng giải quyết lại càng không thể chứng minh cho tính ưu việt của CNXH.
Vì
vậy, chống đỡ với cái gọi là “thế lực thù địch” là một việc vô cùng khó khăn. Tại
hội nghị này, Võ Văn Thưởng than: “người
đấu tranh bảo vệ và phản bác lại thụ động hơn, lại phải chờ định hướng, thậm
chí là chờ chế độ, chính sách”
Ai ngồi chờ chế độ, chính sách?
Những
người Võ Văn Thưởng vừa nhắc đến là ai?. Vì yêu cầu phải phản bác, phải định hướng,
ắt những người này làm công tác tuyên truyền, tức là do tuyên giáo quản lý về
“nghiệp vụ”.
Còn
ai là người “chờ chế độ, chính sách”? Hẳn không phải những người làm công việc
tuyên giáo đã có vị trí ở các cơ quan đảng hay bộ máy hành chính có lương bổng
hậu hĩnh. Họ có nhiệm vụ cụ thể, chứ không phải bám mạng cãi nhau với “thế lực
thù địch”.
Vì
vậy, những người “chờ chế độ, chính sách”
chỉ có thể là lực lượng dư luận viên.
Cư
dân mạng không ai còn lạ về lực lượng này, thường gọi là đám “ba củ” Cái gọi là
“bút chiến” của đám này chỉ là những câu
vỡ lòng, tầm cỡ như “không có bác thì làm sao có chúng mày”... mà ai cũng dễ dàng phản biện. Bí quá thì đám
này “phản biện” bằng cách: “Đồ phản động!” “Đm mày!”.
Một
số DLV có trình độ cao hơn một chút thì được giao lập những trang blog với các
“nghiệp vụ” như bịa đặt, xuyên tạc, photoshop hình ảnh nhằm bôi nhọ những người
đấu tranh cho dân chủ nhân quyền.
Các
trang blog này không công khai danh tính, thường ký tên bằng những bút danh vu
vơ nào đó và ban biên tập cũng không có nốt. DLV cấp thấp chuyên đi comment chửi
dạo cũng thế.
Hình: Nguyễn Tấn Dũng
Khả
năng “bút chiến” trên mạng của DLV cho thấy, bút chiến” không phải là việc đơn
giản, dễ dàng. Nó có 2 nguyên nhân:
- Thứ
nhất là trình độ của DLV rất thấp. Tư cách lại càng không có.
- Thứ
hai, điều này quan trọng hơn, là rất khó bảo vệ những gì mà đảng CSVN đang làm
và đang tuyên truyền.
Vì
vậy, DLV mệt mỏi, chán chường là điều dễ hiểu. Không có lẽ phải thì bênh vực cũng
khó lắm chứ. Cố lắm thì chỉ biết chửi là cùng. Khi “chế độ, chính sách” được đảm
bảo thì đám này còn chửi cho đủ chỉ tiêu, còn nếu chậm hoặc không có thì uể oải
hay nằm im.
Ngược
lại, những người đấu tranh chẳng có bất cứ chế độ gì ngoài chuyện nguy hiểm có
thể đến bất cứ lúc nào nhưng họ vẫn đưa ra những thông tin khách quan, những lập
luận sắc bén còn tinh thần thì không mệt mỏi. Cái họ khác với DLV là ở chỗ ấy.
Về
phía trả lương cho lực lượng “ba củ” có lẽ họ cũng nhận ra điều này. Phải nói
việc sử dụng DLV là hại nhiều hơn lợi. Việc chửi tục, cãi cùn, bịa đặt, xuyên tạc,
bôi nhọ người khác thô thiển tới mức không ai tin, không cần kiểm chứng cũng biết là bịa đặt đã làm
mất mặt đảng vì ai cũng biết DLV là sản phẩm của đảng. Nói cách khác, người ta
nhìn vào DLV thì thấy bộ mặt của đảng, biết khả năng “bút chiến” của đảng.
Vì
vậy, việc nuôi lực lượng này gần đây có phần sao nhãng. Nhắc tới lời than của Võ
Văn Thưởng về việc “chờ chế độ, chính sách”, nhiều facebooker nhận xét, thảo nào từ tết đến
giờ thấy đám “ba củ” bớt hẳn.
11/7/2019
Ngân sách cạn kiệt, không kham nổi nữa rồi. Dư luận viên thì vì tiền, lại đòi hỏi họ hy sinh cho lý tưởng? Ông Võ Văn Thưởng nói riêng, các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam nói chung, lý tưởng bây giờ của họ là gì? Ước mơ cháy bỏng của họ là thể chế này tồn tại muôn năm.
Trả lờiXóa