Trước hiểm họa biến đổi khí hậu địa cầu, cuộc
vận động tiết kiệm năng lượng (TKNL) để hạn chế nước biển dâng đã được
toàn thế giới ủng hộ.Tuy nhiên chọn bóng sợi đốt (BSĐ) làm vật tế thần
và ép
dùng bóng compact (BCP) như là biện pháp hữu hiệu để TKNL dù
được cả LHQ kêu gọi vẫn diễn ra không mấy suôn sẻ. Nguyên nhân thì có nhiều
nhưng ở các nước có truyền thống dân chủ thì trước hết là vì chiến dịch này đã
can thiệp thô bạo vào tự do lựa chọn của người tiêu dùng. Điểm lại diễn biến
của chiến dịch này ở vài cộng đồng lớn cũng đủ rõ.
1- Lộ trình của khối EU
Cộng đồng 27 nước Châu Âu đã triển khai chiến dịch khá
sớm, ra lệnh cấm sản xuất bóng 100 w ngay từ 2010
(riêng bóng 100
w loại mờ từ 9-2009), các cửa hàng chỉ được bán đến hết hàng tồn kho, ai vi pham sẽ bị phạt 5.500
ơ-rô. Điều khoản đặc biệt cấm sx bóng mờ trước 4 tháng đã lập tức bị lật tảy và
đả kích qua tranh châm biếm đặt tên EU
condom. Hình vẽ mô tả bóng sáng
phải chụp bao cao su để biến thành bóng mờ.
Té ra khi rục rịch nghe tin cấm dân chúng đã lũ lượt đi mua hàng dự trữ nên
bóng 100 w mờ mà họ ưa thích đã bị vét sạch nên ai chậm chân nếu
muốn thì chỉ còn cách “cải tạo” bóng sáng theo sáng kiến khôi
hài đó. Thông tin trên mạng cho hay ở Đức nhiều người mua dự trữ đủ dùng cho 20
năm, còn ở Cộng hòa Czech Tổng thống Vaclav Klaus thậm chí còn khuyên mọi người
hãy dự trữ đủ dùng cho đến hết đời.
Năm sau đó một doanh nhân người Đức lập luận rằng một
dụng cụ đun điện có hiệu suất năng lượng
(HSNL) đến 95% thì không phải là tồi nên đã tự tin nhập 40.000 BSĐ từ TQ với nhãn trên vỏ hộp là Bóng sưởi (Heat ball) rồi rao bán trên mạng. Kết quả là 4000 bóng
của đợt hàng đầu tiên đã hết veo sau 3 ngày.Nhưng các chuyến sau đã bị ách lại
vì bị buộc tội lách luật.
Sau 3 năm vào đúng thời điểm kết thúc lộ trình khai tử
BSĐ ở khối EU (1-9-2012), ngài Vaclav Klaus tự hào lên tiếng: “Chúng ta là con
người tự do và chúng ta muốn sử dụng chút ít tự do ở châu Âu ngày nay, vậy sao
chúng ta không thể tự quyết dùng loại bóng đèn nào mà ta muốn?”. Thật
vậy hiện nay ở các nước trong khối những ai không ưa dùng BCP vẫn có thể dễ
dàng mua các bóng Halogen ECO – là loại BSĐ nhưng có HSNL cao hơn 25% và tất
nhiên không có độc tố thủy ngân .
2- Lộ trình của Hoa kỳ
Hoa kỳ chủ trương khai tử BSĐ như một kích
thích cải tiến kỹ thuật . Trong đạo luật về Độc lập và An ninh năng lượng
ban hành năm 2007 ghi rõ: Bắt đầu từ đầu năm 2012, BSĐ khi đó muốn tồn tại phải
tiêu hao điện năng ít hơn 25-30% so với bóng truyền thống hiện nay . Kể từ đó các công ty lớn về bóng đèn đã triển khai ngay
các nghiên cứu nhằm đổi mới BSĐ. Đã có nhiều sáng kiến tập trung xử lí sợi tóc
làm cho độ sáng tăng gấp đôi bằng kỹ thuật cao nhưng chưa thể sớm đưa vào sản
xuất vì cần đầu tư lớn khiến giá thành phẩm thiếu sức cạnh tranh. Riêng các
hãng chọn hướng tiếp tục cải tiến đèn Halogen thì đến năm 2011 đã đưa ra thị trường các bóng
với nhãn mác Halogen Energy Saver,
Halogen ECO. Các bóng đèn này đã tăng HSNL cao hơn 28 - 30% so với BSĐ
truyền thống và vì thế đã được Lưỡng viện Hoa kỳ vào 17-12-2011 chấp nhận là đã
đạt yêu cầu của đạo luật 2007. Tuy nhiên do luật không cho phép hỗ trợ ngân
sách cho sản phẩm mới, thời điểm cưỡng bức thi hành luật đối với bóng 100 w đã phải dời đến tháng 7-2013.
2- Lộ trình của công xưởng thế giới.
Dựa vào ưu thế nhân công rẻ TQ chủ trương khuyến
khích đầu tư nước ngoài để nhanh chóng trở thành nước hàng đầu về sản xuất và
xuất khẩu đủ loại bóng đèn . Cụ thể
- Năm 2007 BSĐ
sx : 4,44 tỉ bóng ; xk :
2,54 tỉ (chiếm 57%)
BCP sx :
3 tỉ xk : 2,1
tỉ (chiếm 70%)
- Năm 2010 BSĐ
sx : 3,9 tỉ bóng ; xk :
2,8 tỉ (chiếm 72%)
BCP
sx : 3,85 tỉ xk : 2,78 tỉ (chiếm 72%)
Đặc biệt sx bóng đèn LED
có sự tăng trưởng vượt bậc, năm 2006 mới chiếm 20% số lượng sx toàn cầu thì đến
năm 2010 đã tăng lên 85% và đóng góp 1,03 tỉ US$ vào tổng số 12.2 tỉ US$ doanh thu từ công nghiệp sx bóng đèn.
Theo kế hoạch 5 năm
2005-2010 TQ dự định đến 2015 mới bắt đầu khai tử BSĐ nhưng ngày 5-11-2011 đột ngột tuyên bố sẽ cấm nhập và bán BSĐ
theo lộ trình 5 năm, bắt đầu từ tháng 10-2012 với bóng 100 w để chuyển sang ưu tiên dùng bóng đèn LED.
Theo dự tính doanh thu riêng về bóng đèn LED có thể tăng lên 7,6 tỉ US$.
Như vậy
mục tiêu của chiến dịch đã đổi hướng vì theo thời gian sự thổi phồng quá đáng
về những ưu điểm của BCP đã không thể che dấu được những thực tế sau đây :
- Nếu
đặt ở không gian hẹp hoặc bật-tắt liên tục tuổi thọ giảm rõ rệt.
- Chế
tạo cần nhiều loại vật liệu, kể cả nguyên tố hiếm, đồng thời lượng chất thải
cũng rất lớn (nếu BSĐ thải 8 gam thì BCP thải 128 gam,trong đó 78 g là rác độc
hại). Bởi vậy nếu tính toàn bộ năng lượng
dùng để khai thác, chế biến nguyên liệu,xử lí chất thải và trong công nghệ chế
tạo... thì các nhà KH đã tính BCP phải tốn gấp 10 đến 20 lần BSĐ .
- Phát
tán ô nhiễm thủy ngân là khó tránh.
4 – Lộ trình của Việt nam
Vào cuối năm 2005 EVN
trong kiến nghị trình Chính phủ có đề xuất thay thế hoàn toàn 20 triệu BSĐ bằng
BCP với số tiền hỗ trợ gần 570 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.Khi đó Bộ trưởng
CN chủ trì cuộc họp cho là không khả thi nên đã bác
bỏ.Do thị trường vẫn còn có nhu cầu về bóng đèn tròn nên BT yêu cầu không thay
thế toàn bộ, đến năm 2010 dự tính sẽ vẫn còn khoảng 10 triệu bóng đèn tròn được tiêu thụ.
Tuy nhiên theo kết quả
điều tra đến năm 2010 thực tế vẫn còn khoảng 20 triệu BSĐ được sử dụng trong các hộ gia đình, chủ yếu là người
có thu nhập thấp,tiêu thụ khoảng 50 kwh
/ tháng. Đặc biệt, để khuyến khích TKĐ EVN đã chi 29,1 tỷ đồng cho
chương trình gọi là Đổi miễn phí 1
triệu bóng đèn compact cho người nghèo. Xin lưu ý, Đổi chứ không dám Phát,
quả là BCP cho không cũng khó!
Trong bối cảnh đó vào
trung tuần tháng 9-2011 CP đã ra Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg về việc quy định danh mục phương tiện, thiết
bị phải dán nhãn năng lượng, trong đó nêu rõ không được nhập khẩu, sản xuất và
lưu thông loại đèn tròn (đèn sợi đốt) có công suất lớn hơn 60W từ ngày
1/1/2013. Như vậy chỉ còn hơn 2 tháng nữa số phận BSĐ 100 w coi như đã an bài và rồi những
hộ nghèo không biết sẽ tính sao đây! Lúc đó nếu EVN còn đoái thương cho đổi
miễn phí thì cũng bó tay, và nếu không đủ tiền mua BCP hoặc đèn LED thì làm sao
hưởng được điện với giá ưu tiên. Vậy những ai không vô cảm trước lệnh cấm này liệu có dám đi mua dự trữ vài bóng để thể hiện
chút ít tự do của mình không nhỉ ?
N.T.
Tác giả gửi cho NTT blog
Cám ơn bác Nguyễn Tân đã cho thêm thông tin về vụ bóng đèn tiết kiệm năng lượng này. Đây là điều tôi quan tâm, vì không những nó liên quan đến túi tiền và sức khỏe của hàng triệu người dân mà còn cả chuyện biến đổi khí hậu toàn cầu nữa.
Trả lờiXóaỞ Mỹ thì tôi thấy nhiều người đã mua bóng compact để thay thế cho bóng sợi tóc, trước tiên là vì cùng độ sáng như trước mà gia chủ lại đỡ tốn tiền điện hàng tháng hơn; và thứ đến là thường có những đợt khuyến mãi loại bóng mới này, giá rất rẻ.
Trong bài bác Nguyễn Tân có nói đến những cái bất lợi của đèn compact. Thế còn lợi hại của đèn led thì ra sao, mong được nghe bác giải thích thêm.
Nhân tiện, hình như bác Thụy đặt cái Blog song song của bác bên Wordpress vào chế độ Private rồi phải không ạ? Mong rằng thế chứ không phải có tin tặc nào... táy máy.
Trả lờiXóaMà em thấy bác chỉ cho hiện thị một blog thôi thì tiện hơn, vì hai blog song song làm nhiều lúc em hổng biết nên còm vào blog nào. :)
Bạn nên phân biệt blog bị phá với blog mới lập lại. blog Wordpress đang đăng bài là blog mới lập sau khi blog cũ bị phá
XóaÔ, vâng, đúng là em lấy nhầm cái địa chỉ cũ dã bị phá vẫn còn lưu trong bookmark. Hi hi, cái bookmark của em danh sách dài thườn thượt toàn bolg là blog. Cám ơn bác Thụy.
XóaÀ quên, mình đăng 2 blog song song là để bạn đọc quen dần, nếu bị phá blog này thì còn blog kia. Hiện nay blog bên Wordpress coi là blog chính. Ba Sàm thường giới thiệu bài trên blog ấy.
Xóa