Đỗ Trường
Có thể nói,
những năm đầu của thập niên tám mươi(của thế kỷ trước) cả nước đói. Nhà nhà làm
thêm, người người chạy chợ. Cái đói đã đẩy con người đến gần hơn với hè phố và
những con đường, góc chợ. Câu thành ngữ “ đầu đường xó chợ“ chỉ giành riêng cho
kẻ nào đó, bây giờ nghĩa thực, đôi khi là cả nghĩa bóng của nó vận tất tần tật
vào mọi tầng lớp, từ ông giáo sư đến bà quét rác. Tôi là người đầu tiên trong
dòng họ bỏ việc, đi buôn bán máy khâu, máy vắt sổ. Mẹ tôi gào lên: Làm thầy không
muốn, mày lại thích người ta gọi là thằng hả, thằng kia! Dù mấy chục năm qua mẹ
đã nuôi tôi chủ yếu từ những chén trà hè phố.
Nhà tôi ở đầu Ô
Chợ Dừa, gần Nhạc Viện và trường Mỹ Thuật Công Nghiệp. Buổi sáng mấy ông nghệ
sỹ rách việc hay vào hàng nước mẹ tôi, tào lao, hút thuốc lào vặt. Thấy họa sỹ
Hệ chuyên về tranh sơn mài, hay ngắm những đường hoa văn máy khâu, khi tôi ngồi
lau chùi sửa chữa ở góc nhà. Buột miệng, tôi hỏi, anh có thể vẽ nối được những
đoạn hoa văn bị đứt trên đầu máy khâu không? Anh bảo, vẽ không khó, nhưng nét
vẽ mới, làm cũ đi giống như hoa văn (original) nguyên thủy, phải thử. Chở mấy
cái đầu máy may đến nhà cho anh thử, tuần sau anh báo, đã làm được, rất đẹp.
Cũng từ đó họa sỹ Hệ trở thành thợ vẽ không chỉ cho riêng tôi, mà cho cả ổ buôn
lậu máy khâu, vắt sổ Hà Nội. Từ các bác ở thông tấn xã Việt
Đến lấy máy,
nhiều khi hoa văn chưa kịp khô, chúng tôi phải kéo nhau ra hàng nước gần nhà
thợ vẽ Hệ ngồi chờ. Lúc đầu tôi cũng không để ý nhiều đến người đàn ông cụt
chân, ngồi bán nước, giọng Nghệ pha Bắc vui nhộn, chuyện nổ như ngô rang. Bản
Cò (dốc Thọ Lão) phóng viên thông tấn xã VN, rỉ tai tôi: Hoàng Cát,
nhà thơ dính vào vụ Cây Táo Ông Lành đấy. Lúc này nhìn Hoàng Cát thấy phơi phới
đầy tương lai, những u uất thương đau hình như luẩn quất đâu đó, chứ tuyệt
nhiên không thấy trên khuôn mặt ông. Câu chuyện Cây Táo Ông Lành và Hoàng Cát
bị tẩm quất, tôi đã nghe nhiều, nhưng cụ thể sự việc, hỏi ai cũng lắc đầu ngơ
ngác. Nhiều lần tôi định hỏi thẳng Hoàng Cát, nhưng nơi hàng quán thấy bất
tiện, hơn nữa lại sợ chạm vào nỗi đau trong ông. Sau đó hàng(cáy) tầu biển Hải
Phòng, Quảng Ninh về nhiều, chúng tôi mua bán cả mớ(bán mua sỉ) nên không còn
đến thợ vẽ Hệ và ngồi hàng nước của ông nữa.
Gần đây công
việc thảnh thơi hơn, tôi tìm đọc Hoàng Cát. Phải nói thẳng thơ Hoàng Cát ít có
bài thật hay, hoặc bất chợt thăng hoa, vụt sáng lên như Nguyễn Trọng Tạo. Nhịp
thơ đều đều dàn trải trong mạch thơ về tình yêu và tự sự về thân phận kiếp
người, xuyên suốt cả quá trình sáng tác của ông. Và có lẽ không ai có thể phủ
nhận nghị lực sống, tình yêu thơ ca mãnh liệt trong ông. Trong cái bi của cuộc
đời giữa một xã hội điên đảo, đâu đâu cũng có những KẺ SIÊU HÌNH rình mò truy
bức. Ấy vậy mà Hoàng Cát vẫn vặn hết mình cho thi ca, quả thật ít có
người làm được.
“Cảm Ơn Cái Vỉa
Hè“ như một lời tri ân vắt ra từ trái tim, không còn riêng của Hoàng Cát nữa,
mà nó đã hóa thành hàng triệu lời cảm ơn của nhiều thế hệ và những mảnh đời lay
lắt, bất hạnh:
“Ta cảm ơn cái vỉa hè bụi bặm
Đã nuôi ta những năm tháng cơ hàn
Ta cảm ơn những tháng ngày mưa nắng
Cho ta hiểu đời trong đục buồn thương…“
Thật vậy, cuộc
đời bi đát của Hoàng cát là hình ảnh thu nhỏ của xã hội đương thời. Mỗi lần
nghĩ và đọc thơ ông, bao nhiêu những kỷ niệm vui buồn của xã hội, gia đình, bản
thân lại hiện về:
“Trong im lặng, ta hiểu mình rõ nhất
Đã trải hết khổ đau, đói khát
Nào nhục, nào vinh
Nào tang tóc chiến tranh
Nào sợ hãi KẺ SIÊU HÌNH truy bức
Giờ ta buồn vui như
lữ khách độc hành…“
Thật là có lý,
ai đó cho rằng, nếu như không có vụ án lửng lơ Cây Táo Ông Lành, thì Hoàng Cát
và thơ của ông, không được nhiều người biết đến như vậy. Thật ra trong một cái
xã hội luật pháp chỉ là đồ trang sức, thì có rất nhiều, rất nhiều những oan án
khác nghiêm trọng hơn vụ Cây Táo Ông Lành, cho đến nay vẫn còn chìm trong bóng
tối.
Anh Chế, giảng
viên trường đại học giao thông Hà Nội, con trai của cô Đặng Thị Uẩn, (họ hàng
bên mẹ tôi) em ruột của tổng bí thư đảng Trường Chinh. Là giảng viên đại học
lâu năm, nên mức lương của anh đủ tiêu chuẩn khám chữa bệnh ở hạng bét của bệnh
viện Việt Xô. (Bệnh viện Việt Xô giành cho những ông lớn, nhưng cũng phân chia
ra làm nhiều khu, cao thấp khác nhau, theo chức vụ. Cho đến nay, tôi đi và sống
ở khá nhiều nước tư bản thối nát và đang giãy chết, nhưng không thấy đâu phân
chia thứ bậc tiêu chuẩn từ thực phẩm, hàng hóa cho đến chăm sóc y tế như ở Viêt
Nam. Trong khi chúng ta ra rả ngợi ca xã hội công bằng, bình đẳng văn minh).
Nửa đêm, anh Chế bị đau bụng, đạp xe đến bệnh viện khám, xin thuốc. Không biết
do mắt nhắm mắt mở khệnh khạng, coi thường bệnh nhân hạng bét, hay dốt nát, bác
sỹ Tịnh chuẩn đoán sai, cho thuốc bậy, làm cho anh Chế chết ngay sau đó. Được
tin, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp của anh đều sửng sốt. Tôi thấy cô Uẩn và
chị Phương vợ anh Chế chỉ biết nén những uất hận, khi nghe ai đó ở trên bảo
không được làm to chuyện. Đồng nghĩa với việc miễn truy cứu hình sự, cánh cửa
về hưu sớm, hưu non đã mở cho kẻ giết người (bác sỹ Tịnh). Nóng tính như chú
đại tá Đặng Xuân Phi em ruột cô Uẩn, im lặng. Anh Đặng Hồi Xuân là người nhà,
cũng là giám đốc Việt Xô vừa được đẩy lên làm bộ trưởng y tế cũng lặng im. Một
sự câm lặng đến tàn nhẫn. Chịu không nổi, tôi đi tìm bác sỹ Tịnh định tẩn cho
một trận, nhưng anh Bộ con út của cô Uẩn, và ông anh họ tôi Đặng Đình Phúc
trưởng khoa tai mũi họng bệnh viện Việt Xô ôm chặt can ngăn. Cái chết oan ức
của anh Chế đến nay đã gần ba mươi năm, vẫn chưa được minh bạch. Không biết
linh hồn anh đã được siêu thoát, hay còn vất vưởng đâu đó. Việc này nhiều người
biết hoặc đã chứng kiến còn sống, và có lẽ trong đó có cả chị Đặng Việt Nga(con
gái cố TBT Trường Chinh) kiến trúc sư ở Đà Lạt không thể quên.
Kể lại câu
chuyện trên, để nói lại một điều, nhà thơ Hoàng Cát còn tốt số hơn rất nhiều
người vì ông còn được sống và được giải oan. Và đây có lẽ cũng là lời lý giải
duy nhất, khi nhiều người cho rằng nhà thơ Xuân Diệu đã làm ngơ, không cứu
người em Hoàng Cát. Trong một cái xã hội luôn rình mò, bới móc, ăn một miếng
thịt cũng phải giấu xương này, chỉ cần một kẻ siêu hình ngồi trên ho. Một Xuân
Diệu, chứ có cả trăm Xuân Diệu cũng không thể cứu được Hoàng Cát.
Thân Con Kiến là
một trong những bài thơ hay nói về thân phận bọt bèo của một kiếp người. Từ ngữ
đơn giản, với những câu nói cửa miệng, mộc mạc hàng ngày, không cần gọt dũa
Hoàng Cát đã đưa vào thi ca. Nhưng đọc lên ta thấy rất thơ, rất sinh động:
“Thân con kiến giữa mênh mông xa mạc
Nắng. Rồi mưa. Rồi bão. Lũ. Cuồng phong
Còn sống đến hôm nay- Là ta “lãi” vô cùng
Ta không chết đấy mới là chuyện lạ..”
Có ý kiến cho
rằng, thơ Hoàng Cát là những lời tự sự, tự ru mình, ru người. Không hẳn như
vậy, ta hãy đọc tiếp bài Thân Con Kiến, để thấy cái khao khát tự do, mà Hoàng
Cát suốt đời lang thang tìm kiếm, làm cho KẺ SIÊU HÌNH cũng phải run sợ:
“…Ta là thân con kiến giữa mênh mông
Ai giẫm đạp, ai chầy chà cũng được
Nhưng ta biết có một loài thú gộc
Luôn chờn ta- Ấy là lũ voi rừng
Hễ nghi ngờ chúng đập ta nát bươm
Ta là con kiến lang thang…”
Còn mạnh hơn cả
những khát khao và cả một đời tìm kiếm, trong bài thơ Tặng Nguyễn Trọng Tạo,
Hoàng Cát đã dùng ngòi bút đâm thủng màn đêm đen ấy. Ông đã mượn sự tài hoa của
thi sỹ Nguyễn Trọng Tạo để bóc trần sự dốt nát, nhưng đầy thủ đoạn, giả dối,
lưu manh của những kẻ ăn trên ngồi trốc:
“Tài hoa chi lắm Tạo ơi
Loài tò he chẳng cần người tài hoa
Chúng cần gọi dạ xin thưa
Chúng cần nô bộc làm lừa kéo xe
Qua rồi trăm núi ngàn khe
Chúng phăng teo suốt cả bè tài danh
Nghế trên vắt vẻo “rỗ rành”
Tài hoa liệu liệu-tan tành mi ơi”
Tuy chưa được
đọc tuyển tập, hay những tập thơ đã ra lò của Hoàng Cát, nhưng đọc tất cả các
bài thơ trên hoangcat.vnweblogs.com, tôi cảm phục tính nhẫn
nại, dù ông đang bị hành hạ khổ đau về cả thể xác lẫn tâm hồn./ Mười bảy nghề
tủi nhục nắng mưa/ Hăm ba tết đập tan tành quán cóc/ Kẹo hất tung tôi ôm mặt
khóc òa. Nhưng ông vẫn yêu thơ, làm thơ. Thơ là chiếc lạng gỗ giúp ông lội qua
những vũng lầy của cuộc sống. Ông phó cối, hàng xóm nhà tôi, người cũng đã trải
qua chiến tranh đọc Hoàng Cát, rồi bảo: Nếu như bắt Hoàng Cát đoạn tuyệt với
thi ca để được sống, thì dứt khoát ông này sẽ chọn cái chết để được làm thơ.
Qủa thật, mỗi
lần nghĩ, đọc Hoàng Cát, tôi lại nhớ đến lời khuyên của giáo sư Vũ Tuyên Hoàng.
Và cảm thấy mình vô cùng yếu kém, có những ước mơ nhưng không đủ dũng khí đi
đến tận cùng.Vào khoảng năm 1987, 1988 tôi có đọc bài thơ“Chiếc Ghế Của Cha“
của giáo sư viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, viết về cái đau và sự trống vắng mỗi khi
nhìn vào chiếc ghế của cha anh, nhà văn Vũ Ngọc Phan vừa qua đời. Bài thơ này,
làm tâm hồn kẻ mổ heo chuyên nghiệp, sống nơi xứ người như tôi xúc động mạnh,
bật ra một bài dạng thơ con cóc với cái tựa đề: Xuân Này Cha Viết Gì?
“ Đêm nay cũng như bao đêm
Cha tôi lại ngồi viết
Hà Nội còn đông trời lạnh ngắt
Cha ngồi đó trầm tư bên bản thảo
Cha viết gì với cuộc sống hôm nay
Viết thực ư? Ngòi bút lạc dòng
Viết khác chăng? Lương tâm người cầm bút…
Ngoài cửa sổ giàn hoa thiên lý
Cha thường bế con lên để hái
Mùi hương thơm con cảm thấy ngọt ngào
Không phải con lớn, giàn hoa kia thấp
xuống
Mà con người thay đổi theo qui luật của
tự nhiên…
Cứ mỗi lần cha nhìn con
Cha cảm thấy mình là người có lỗi.
Con hiểu, điều đó không phải tại cha
Mà do người cầm lái
Đưa con tầu xuống vực thẳm thương đau.
Con biết cha trăn trở đã bao ngày
Với ngòi bút dường như không lối thoát
Nhưng con mong cha viết lên những sự thật
Dù sách của cha không được in như những
ngày nào
Nhưng bản thảo của cha vẫn sống
Con yêu cha hơn hết thảy bao giờ”
Chẳng hiểu trời
xui đất khiến thế nào, tôi dám đề tặng, gửi bài này cho nhà thơ Vũ Tuyên Hoàng,
hình như lúc đó anh đang ở (viện) trường đại học nông nghiệp. Mấy
tháng sau tôi nhận được thư hồi âm của anh. Anh khen bài thơ con cóc của tôi có
hình ảnh, nhưng không thể đăng báo trong nước. Anh khuyến khích tôi viết tiếp.
Nhưng lúc đó áp lực công việc và lo kiếm tiền giúp đỡ gia đình ở Việt Nam , rồi những
biến động chính trị ở Đức, nên tôi không còn hứng thú với thơ phú. Nói vui, nếu
như có một chút nghị lực, một tí ti kiên trì, tình yêu thơ ca mãnh liệt của
nghệ sỹ Hoàng Cát, có lẽ đến nay tôi cũng đẻ được một vài tập thơ chứ chẳng
chơi.
Chiến tranh đã
cướp đi một phần cơ thể, cho nên hơn ai hết Hoàng Cát thấm được nỗi đau của sự
mất mát, cái tàn nhẫn của chiến tranh. Bài thơ Đừng Bao Giờ, như một tiếng kêu
thống khổ xé trong đêm của người thương binh tàn phế từ mặt trận trở về. Cả bài
thơ là một sự nguyện cầu, không hề thấy một lời trách móc. Nhưng đọc lên ta
thấy nghèn nghẹn đắng cay. Đằng sau sự đắng cay khổ ải về thân xác ấy, là cái
phũ phàng không tình người sau chiến tranh, còn cay nghiệt, buồn tủi gấp ngàn
lần:
“Tiếng lọ kẹo va vào nhau lanh canh
Tiếng xe hàng nghiến xuống đường lộc cộc
Tiếng chân gỗ của tôi kót két bước cao,
bước thấp
Tôi đẩy xe hàng đêm đêm đi kiếm ăn.
Đừng bao giờ trở lại nữa-chiến tranh
Đừng ai phải tật nguyền như tôi vất vưởng
Dằng dặc một ngày chạy lo cái sống
Dằng dặc một ngày tàn phế khổ đau
Bao nhiêu sợi tóc trên đầu
Bấy nhiêu buồn lo đọng lại
Bấy nhiêu nhọc nhằn
Bấy nhiêu buồn tủi
Đừng bao giờ trở lại nữa chiến tranh”
Có thể nói Hoàng
Cát là một trong những nhà thơ viết về thân phận con người hay nhất hiện nay.
Những năm tháng cùng khổ về vật chất, tù túng về tinh thần, tạo cho Hoàng Cát
có một tâm hồn nhạy cảm. Ông đau với cái đau đồng loại, cảm thương trước những
mảnh đời bất hạnh. Sự đồng cảm ấy trong ông làm ấm lại tình người, qua những
câu thơ lời hát. Theo Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Cát là người cả nghĩ. Vâng! Đúng
như vậy, sự cả nghĩ, đa cảm đó là những chất liệu làm nên tính cách và hồn thơ
Hoàng Cát.
Sông Hồng Chiều
Đông, theo tôi là bài thơ hay nhất của Hoàng Cát viết về thân phận con người về
cả hai khía cạnh, nội dung và nghệ thuật. Thoạt tưởng bài thơ là một bức tranh
toàn bích của mùa đông về trên sông. Nhưng mặt sau bức tranh này, người
xem(đọc) sẽ cảm nhận được cái đói lạnh và sự lam lũ, cô độc trong cái mênh mông
sông nước của những kiếp người. Bài thơ chia làm ba khổ, mỗi khổ bốn câu độc
lập, mang mang hoài cổ làm ta nghĩ đến những câu thơ đường.
“Dòng lạnh trôi, run rẩy chở gió mùa
Hoa cỏ dại bãi bờ hoang lẩy bẩy
Mây xám chiều đông. Cánh đồng trống trải
Ngô hái bắp rồi. Phơ phơ hoa khô.
Chiếc thuyền gỗ mong manh buông lưới gần
bờ
Ngư phủ là một người đàn bà không tuổi
Có tiếng trẻ trong khoang che bằng lá
chuối
Khiến sông nước mênh mang, lạnh đến tận
chân trời…”
Đọc đến câu
thơ“Cái gia đình lênh đênh kia chừng như không để ý” tôi cứ thấy măng mắc, gờn
gợn. Đây có lẽ là một câu thơ dở, và gượng ép trong một bài thơ hay. Tôi cho
rằng nếu không có vết mực này, bức tranh Sông Hồng Chiều Đông của Hoàng Cát
hoàn bích hơn rất nhiều.
“…Ánh hoàng hôn đã sậm sậm xa rồi
Cái gia đình lênh đênh kia chừng như
không để ý
Sương dần buông. Gió chiều đông tê tái.
Chiếc thuyền chài lầm lũi khuất trên
sông”
Bước vào tuổi
bảy mươi, cái tuổi con người thường dừng lại để mà nghĩ suy, để mà chiêm
nghiệm. Nhưng Hoàng Cát vẫn hừng hực yêu, hừng hực viết. Vết chân tròn của ông
vẫn ghim sâu vào lòng cát. Từ trong lòng cát nóng bỏng ấy, đã nẩy lên những
nhánh hoa xương rồng, cháy vào hồn người.
“Ta là hạt cát của Miền Trung
Như hoa trên nhánh xương rồng ấy
Vẫn nở vì nhau đến cháy lòng”
Tác giả gửi cho NTT blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét