Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Tết này, tôi nhớ chú Quân.

Nhà văn Phạm Thành


Chú Quân đây là luật sư Lê Quốc Quân, người đang ở trại tạm giam để chính quyền điều tra về tội chú trốn thuế với số tiền là 437 triệu đồng. 

Tôi, tuy mới được quen biết chú, nhưng thấy chú là người hiền lành, có tấm lòng thương người, lại thích có nhiều bạn bè; chả thế mà cuộc biểu tình chống Tàu Cộng nào, chú cũng đi đầu, cầm cờ đi đầu, nên tôi mến chú. 

Tết này, có chú ở ngoài, hẳn ngày cúng tiễn ông Táo về Trời, anh em bạn bè lại ngồi lai rai với nhau, rồi cụng với nhau vài ly, rồi bàn chuyện trên trời, dưới biển, chuyện công quyền, công lý và bàn chuyện tự do, những đề tài mà chú thích. 

Luôn nhớ chú ở những lần “hội thảo” trước đây. Chú luôn nhường nhịn chính kiến cho người khác. Bao giờ cũng vậy, chú chỉ khiêm tốn nhận vài trò là người đánh máy ghi chép lại lời của các “đại ca”, “tiểu ca”. 

Bạn bè cùng chú đã có mấy cuộc “ hội thảo” bàn về chủ đề này. 

Có cuộc suôn sẻ. Có cuộc bị rượu bia, chẳng ai chịu nhịn nhường ai, mà tắc tị. 

Cứ tưởng ở đất nước “dân chủ triệu lần hơn dân chủ tư sản” này, đề tài này sẽ được chú cùng bạn bè của chú tự do bàn thảo, vì nó luôn là đề tài muôn thuở khi một xã hội vẫn còn có tổ chức nhà nước, nghĩa là có thống trị và bị trị. Nào ngờ chú lại bị “tiền” làm mất đi cái tự do mà người tử tế nào cũng phải sống vì nó, chết vì nó. 

Chú còn nhớ không? Lần anh em mình đi pích ních xa Hà Nội cả chục cây số, có lần cả trăm cây số mà hai diễn giả là nhà văn Nguyễn Tường Thụy và nhà triết học Nguyễn Hòang Đức, say “hội thảo” đến mức cởi trần và nằm thẳng chân, thẳng tay trên giường, ngáy “kho kho”. 

Tôi thấy trên blog của chú vẫn còn bài này. 

Nhớ về chú, thỉnh thoảng tôi lại mở ra xem. 

Nhưng nhớ nhất lại là cái lần “hội thảo” ở nhà nhà văn N.Đ.C. “Hội thảo” này chính thức bị tắc tị khi trong xã hội bỗng xuất hiện một trung tá công an, công tác ở thành phố mang tên lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, đưa ra khái niệm mới về tự do: 

“ Tự do là cái con củ cặc”. 

Cả “hội thảo” ngỡ ngàng. Cả “hội thảo” không thể tưởng tượng được, cái tự do ở xứ mình lại phát triển đến độ cao như vậy. Xem ra, tất cả những luận điểm về tự do của tất cả các nhà từ cổ chí nay đều trở nên lu mờ trước luận điểm mới này. 

Chu cha, kể từ khi Người nói: 

“Không có gì quý hơn độc lập tự do”. 

Sau hơn bốn mươi năm, con cháu của Người, vì kính Người, đã học tập, rèn luyện và đã đưa được cái tự do của dân tộc mình lên một tầm cao hơn. Thực, không hổ danh là con cháu Người. 

Không hổ danh là “lá khiên bảo vệ chính quyền” 

và đặc biệt không hổ danh: 

“Hổ phụ sinh Hổ tử” 

Lại nhớ, trước khi chú bị bắt một ngày, mừng giáng sinh “an lành” năm 2012 tại nhà chú. Mấy anh em lại định bàn tiếp chủ đề về tự do ở tầm cao mới này, nhưng vì cảm xúc mạnh với khái niệm tự do mới mà bia, rượu nhà chú đã nốc ao tất các diễn giả. Diễn giả nào cũng lử khử, nên chủ đề tự do cũng chẳng có ai há miệng ra nói được một câu cho ra hồn. 

Tôi nhớ chú, còn là vì, chú là người anh trong gia đình có năm anh em, mà cha chú thì đã mất. Chú là anh cả trong gia đình. Ở vai trò “ quyền huynh thế phụ”, hẳn chú phải là người “ đứng mũi chịu sao” để lo Tết yên bình cho cả đại gia đình, rồi đón Tết, rồi vui xuân, rồi đi hội hè nay, mít tinh kia mà Cung chúc tân Xuân, mà “Mừng Đảng, Mừng Xuân, mừng Đất Nước”. 

Vắng chú, liệu mọi chuyện trong nhà chú có còn được “trong ấm, ngoài êm?” như khi chú đang ở ngoài? 

Chú còn là chồng của một người vợ, cha của ba đứa con nhỏ nữa. Tết này vắng chú, liệu vợ và các con chú có được đón Xuân đầm ấm như các Xuân xưa? Liệu khi chúng nó chụm mặt vào với nhau thổi nến đón giao thừa, chúng có hỏi mẹ nó: 

“Mẹ ơi, sao giờ này, cha vẫn chưa về?”. 

Rồi ai sắm đồ Tết, quà Tết cho chúng nó? Ai mua quần áo mới cho chúng nó? Ai đưa chúng về quê thắp hương cho tổ tiên, ông bà, thăm hỏi bà con lối xóm? 

Rồi người mẹ già của chú nữa. 

Từ ngày chú bị giam, mẹ chú lúc nào cũng trầm tư, lo lắng. Mẹ chú tin chú không làm những gì sai. Nhưng chú bị giam chung với tù hình sự, mẹ chú làm sao yên lòng, khi ngươi bị đánh chết trong trại giam không thiếu, chú lại là thư sinh, chân yếu, tay mềm? 

Chú có thể xin phép chính quyền tạm tha cho chú mấy ngày mà về vui Tết cùng gia đình, rồi vui cùng không khí “Mừng Đảng, Mừng Xuân, Mừng Đất Nước” được ít ngày không? 

Tôi hy vọng đấy, chú Quân ơi. Vì nghe đâu ông Đoàn Văn Vươn bị điều tra về tội dùng súng bắn người của công quyền, nhưng vẫn được tạm tha để về ăn Tết. Chú chỉ bị điều tra về tội trốn thuế mà chỉ có 437 triệu đồng, so với các đại gia trốn thuế, hay thất thóat, hay tham ô, lãng phí thì số tiền nghi chú trốn thuế chả bỏ bèn gì, thế mà có mấy người bị bắt đâu. 

Hơn nữa, tội trốn thuế, so với tội dùng súng bắn vào chính quyền, thì sự nguy hiểm khác xa một trời, một vực. Ấy mà người ta được ra khỏi trại giam để ăn Tết, chú nguy hiểm gì mà không được tạm ra? 

Chú được tam tha một ngày là chú đã có một ngìn Thu ở trong tù rồi đấy. 

Bác Hồ chẳng đã nói sao: 

“ Một ngày tù ngìn Thu ở ngoài”. 

Tôi nhớ chú và cứ hy vọng thế. Mà hy vọng của tôi không phải không có lý, có tình đâu nha. Vì đạo lý của luật pháp là: 

“pháp bất vị thân” kia mà! 

Nếu chú được ra ngoài ăn Tết, tôi sẽ tâm sự với chú nhiều điều nữa. Nhưng khi chú vẫn còn ở trong buồng gian, chú hãy ráng nghe lời cán bộ và hãy học tập tinh thần sống của các cháu nhi đồng nhà: 

“Trung thực, Thật thà, Dũng cảm”; 

và tinh thần làm việc của các chú công an: 

“Đối với công việc, phải tận tụy 

Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo"; 

và đặc biệt, chú không nên tuyệt thực. 

Chú không được học bác Tố Hữu quyết tâm nhịn ăn để giữ vững khí tiết ( Con cá chột nưa). Tuyệt thực dễ dẫn đến cái chết lắm. 

Chú nên nhớ, Bác Hồ ta, trước đây bị Tưởng Giới Thạch bắt giam, không thấy Bác nói, Bác nhịn ăn, nhưng chỉ có bốn tháng tù mà thân thể Bác đã trở nên thân tàn ma dại. 

Chú vẫn nhớ bài thơ đó, đấy chứ. Kỳ lạ là Bác cũng bị bốn tháng tù như lệnh tạm giam đối với chú : 

"Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài", 

Lời nói người xưa đâu có sai; 

Sống khác loài người vừa bốn tháng, 

Tiều tuỵ còn hơn mười năm trời. 

Bởi vì: 

Bốn tháng cơm không no, 

Bốn tháng đêm thiếu ngủ, 

Bốn tháng áo không thay, 

Bốn tháng không giặt giũ. 

Cho nên: 

Răng rụng mất một chiếc, 

Tóc bạc thêm mấy phần, 

Gầy đen như quỷ đói, 

Ghẻ lở mọc đầy thân. 

May mà: 

Kiên trì và nhẫn nại, 

Không chịu lùi một phân, 

Vật chất tuy đau khổ, 

Không nao núng tinh thần”. 

Và chú cũng nên học bác Hồ ở cả tinh thần lạc quan khi ở trong tù nữa: 

“ Thân thể ở trong lao 

Tinh thần ở ngoài lao 

Muôn nên sự nghiệp lớn 

Tinh thần càng phải cao”- (Hồ Chí Minh: Nhật ký trong tù). 



Ngày tiễn ông Táo về Trời năm 1012 

P.T 

Tác giả gửi cho NTT blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét