Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

CẢM TÁC KHI NGHE BẢN HỢP XƯỚNG "Tiếng hát gửi người chiến sĩ biên thùy’’ của Nhạc Sĩ TÔ HẢI!

Bút Kí của Lê Xuân Quang

.
Tôi không được đào tạo để làm nghề Âm Nhạc. Tuy thế, cũng như nhiều người, khi nghe những bài hát dù được các nhạc sĩ người Việt sang tác, hay mang ca khúc của nước ngoài dịch sang lời Việt rồi phổ biến trên các đài Phát thanh - Truyền hình, tôi đều cảm nhận được cái hay của những tác phẩm nổi tiếng. Riêng trong lĩnh vực Nhạc Giao hưởng - Hợp xướng thì hầu như chẳng có kiến thức để cảm nhận được thể loại Âm nhạc’’Bác học’’ – này.

Thế nhưng, khi nghe bản Giao hưởng hợp xứng (GHHX) - Tiếng hát gửi người chiến sĩ biên thùy (NCSBT) của NS TÔ Hải, tôi lại đồng cảm ngay cùng tác giả. Bản giao hưởng có 4 chương.

Chương 1:

Bằng nét nhạc dàn trải, âm thanh dịu êm, tác gỉa đưa người nghe đi đến núi rừng biên cương của tổ quốc . Nhắm mắt lại , trong đầu xuất hiện núi rừng trùng trùng điệp điệp, bên tai vang vọng tiếng chim muông ca hát, gió rừng xào xạc, văng vẳng tiếng khèn, tiếng sáo vang vọng trong không gian… Trong tận đáy sâu cõi lòng, thốt lên : Tổ quốc ta hùng vĩ, thân thương làm sao ?!

Chương 2:

Tiếng hát, tiếng nhạc cụ của dàn nhạc rồn rập…

Người nghe mường tượng ra tốp chiến sĩ biên phòng áo xanh cùng những dân quân áo chàm, sát cánh bên nhau, súng trên vai băng rừng, lội suối, lên đèo cao, dọc theo đường biên giới, canh giữ biên cương chống kẻ địch xâm nhập, giữ cho tổ quốc bình yên…

Chương 3:

Tiếng hát, tiếng nhạc cụ chuyển điệu thức…

Người nghe thấy tâm hồn đột nhiên lắng đọng, lời ca chắp cánh cho trí tưởng bay bổng làm bùng lên nỗi nhớ nhà , nhớ người thân yêu da diết:

Chiều chiều dừng chân đỉnh non sườn núi

(ai đi xa xôi nhưng lòng vẫn vui)

Ngó trông xa xa tận phía chân trời

(có người thương yêu ngày đêm ngóng trông)

Quê hương yêu dấu bao người chờ trông (…)

Những đêm trăng rằm tiếng ca vang lừng cùng người xa vắng

Đập lúa dưới trăng…


Tôi cho rằng chương 3 này hay nhất trong toàn bản hợp xướng, làm người nghe xúc động mạnh.

Chương 4:

Tiếng kèn thôi thúc gịục gĩã…

Người nghe cũng bừng lên lòng nhiệt huyết cùng người chiến sĩ biên thùy với ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc Việt Nam thân yêu…

Bản hợp xướng đã dứt, trong đầu tôi hiện lên rõ nét một kỉ niện sâu sắc thời trai trẻ : Một đêm mùa đông năm 1962. Tôi đang làm tổ trưởng tổ máy khoan nổ mìn BU 10 ở công trường khai thác than của Mỏ Cọc 6 , Cẩm Phả - Quảng Ninh . Lúc đó là 10 giờ 16 đêm, đội trưởng phổ biến xong nhiệm vụ của các máy khoan ca đêm. Tôi cùng 1 thợ phụ, 1 học nghề vượt qua cánh rừng để lên đỉnh núi nơi máy khoan của chúng tôi đang khoan. Khi đi qua cột điện trên gắn chiếc loa công cộng đang phát bản hợp xướng THGNCSBT chúng tôi dừng lại đứng dưới loa nghe hết bản nhạc rồi mới đi tiếp. Được một đoạn, đột nhiên người thợ phụ đi trước kêu rú lên…

Tôi tiến đến, một cảnh tương kì lạ hiện ra: Bên đường đi , đằng sau những lùm cây Sim có một khoảng đất rộng, bằng phẳng nhìn thấy có rất nhiều ngọn đèn đỏ rực cùng tiếng mõ lốc cóc , rồi có tiêng thậm thich tiếp theo nhưng vật to đen đồng loạt đứng dậy khua sừng hương ra phía trước - phía ba chúng tôi. Lần đầu tiên được chứng kiến cảnh tượng kì vĩ, tôi hoảng hồn, đứng chết lặng, (nghĩ ngay đến chuyện bị tấn công húc lòi ruột (…).

Biết ý thầy , cậu học sinh học nghề người dân tộc Sán dìu, gạt tôi lùi lại, tiến lên hướng vào phía những ngọn đèn, nói bằng tiến dân tộc… (sau này cậu ta dịch lại) : Chúng tao là chủ của bọn mày đó. Đừng sợ. Cứ nằm yên để lũ con yên giấc.

Sau câu nói, đàn trầu nằm lại vị trí củ, không còn nghe thấy những tiếng phì phò giận giữ, tiếng mõ trên cố con đầu đàn cũng im, các’’ngọn đèn’’ - cặp mắt trâu trong đêm - bớt sáng rồi một số tắt hẳn . Tôi định thần nhìn kĩ, thì ra đây là đàn trâu nhà khoảng hai chục con do đồng bào Sán dìu thả rông. Đêm đến, chúng ngủ lại trong rừng. Theo thói quen, tập tục hàng nghìn đời, những con trâu’’bố, mẹ, chú bác, anh em’’ – khỏe nằm xung quanh thành vòng tròn, quây bọn nghé, nhưng con trâu mẹ đang có chủa - nằm trong. Tất cả chúng giương cặp sừng nhọn hoắt hướng ra ngoài, sẵn sang nghênh chiến. Tôi bàng hoàng xúc động trước tinh thần của con vật mà dân ta - có người thường buông lời khinh miệt : Ngu như trâu !

Trên thực tế trâu có thể ngu vì’’kính trọng’’ con người, một sinh vật có đẳng cấp cao’’do trời phái xuống thống trị muôn loài trên trái đất’’. Nhưng tinh thần thương yêu, bảo vệ nòi giống. Tính quật cường của chúng thật vô cùng đáng kính. Chống kẻ thù Hổ, Báo chỉ duy nhất có Trâu . Hổ, Báo là những con vật hung hãn, chúng tấn công tất cả muông thú (trừ voi), nhưng khi gặp đàn trâu, tổ tiên chúng đã phải trả gía cho sự liều lĩnh hung hãn trước bầy trâu hiền lành’’ngu muội’’ – mà ’’ôm đầu mắu’’ bỏ chạy ! Cứ thế - đời này qua đời khác - nhiễm vào mắu, hằn sâu trong tiềm thức tạo ra Gien di truyền’’Sợ’’ bầy Trâu – phải là cả bầy - của mọi thế hệ Báo, Hổ .

Gây cho kẻ thù nỗi kinh hoàng - sợ - đó chính là sự đoàn kết , lòng quyết tâm chiến đấu dũng cảm, cho dù kẻ thù là ai…Sự dũng mãnh của đàn CON TRÂU làm - dân tộc ta - CON NGƯỜI phải suy gẫm, học ở kẻ’’hèn – ngu muội’- đức tính cao cả : Sự đoàn kết - Sự chiến đấu dũng mạnh ngoan cường!… Đã 50 năm trôi qua, cái đêm đáng nhớ kia - nhưng con trâu hiền lành thể hiện tinh thần dũng cảm ngoan cường trước tai họa (sắp) xẩy ra cho nòi giống - khiến tôi không thể nào quên, củng cố them niềm cảm phục người bạn, xứng đáng’’ con trâu là đầu cơ nghiệp’’!

Bản Giao hưởng - Hợp xướng THGNCSBT , ngoài khơi dậy những tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng về Tổ quốc : Đất - Nước, gợi cho tôi những suy tư sâu lắng… Điều quan trọng nhất : Đánh thức kỉ niệm sâu sắc trong đời về bầy trâu trên núi rừng vùng mỏ - năm xưa…

(Kỉ niệm nhân nghe lại bản Giao hưởng hợp xương : Tiêng hát gửi người chiến sĩ biên thùy của lão Nhạc sĩ Tô Hải – 26.3.2013)

Berlin 26.3.2013

LXQ
Tác giả gửi cho NTT blog

1 nhận xét:

  1. Vũ Xuân Tửu29/3/13 3:28 CH

    Tôi cũng đã được nghe bản hợp xướng Tiếng hát gửi người chiến sỹ biên thùy, của nhạc sỹ Tô Hải. Nhạc hiệu Chương trình phát thanh Vì an ninh tổ quốc cũng được trích từ bản giao hưởng này.
    Tôi cũng đã đến vùng người Sán Dìu. Người Sán Dìu từ Quảng Ninh, qua Bắc Giang, về chân Tam Đảo (Tuyên Quang, Vĩnh Phúc...). Tôi cũng đã tả mắt trâu "bắt đèn" trong đêm, nhưng cả rừng sao đỏ thế này, thì quả là choáng ngợp. Cám ơn bác Lê Xuân Quang.
    Vũ Xuân Tửu

    Trả lờiXóa