Ls HÀ HUY SƠN
Đạo Phật kể từ khi truyền vào Việt Nam đến nay trải hơn 2000 năm đã dần dần đi vào tâm thức, ảnh hưởng nhiều đến cách nghĩ, cách sống của phần đông người Việt. Tuy có nhiều thịnh suy do những nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài nhưng đạo Phật từ lâu đã có vai trò quan trọng trong đời sống người Việt, góp phần không nhỏ trong di sản lịch sử và văn hóa của đất nước Việt Nam.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
“Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo của các nơi khác trên thế giới. Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2005, hiện có gần 10 triệu tín đồ Phật giáo, còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường...”
Theo quy luật thì bất cứ một tôn giáo nào hay bất cứ một nhà nước nào cũng đều có quan hệ qua lại hay ảnh hưởng đến nhau là không tránh khỏi. Nhưng sự ảnh hưởng của nhà nước làm cho mất đi tính độc lập của một tôn giáo là một biến cố lớn của một xã hội hay một dân tộc đã được hình thành bởi tính lịch sử. Dân tộc Việt Nam được hình thành trong lịch sử và mang tính lịch sử đặc trưng và đây cũng chính là giá trị cơ bản trong cộng đồng các dân tộc của nhân loại. Phật giáo Việt Nam là một đặc trưng cơ bản, một giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam. Trong lịch sử thì tuổi thọ của một tôn giáo thường dài hơn rất nhiều lần tuổi thọ của một thể chế chính trị hay tuổi thọ của một loại hình nhà nước, bất kể đó là loại nhà nước kiểu gì.
Thực tế xã hội Việt Nam hiện nay thì Phật giáo đã chịu sự ảnh hưởng quá lớn của nhà nước. Mục đích của tôi không phải là chứng minh hay tranh luận về nhận định này. Đây là quan điểm của cá nhân tôi, một người dám chịu trách nhiệm truyền kiếp về thuyết nhân quả, dám chịu trách nhiệm về tính trung thực. Vấn đề tôi muốn nêu ra ở đây chính là hậu quả của việc đánh mất tính độc lập của Phật giáo Việt Nam đối với Phật giáo chân chính và dân tộc Việt Nam. Xã hội Việt Nam là một xã hội đa tôn giáo, mọi tôn giáo trong xã hội đều chịu sự ảnh hưởng khác nhau của nhà nước. Tôn giáo ít chịu sự chi phối của nhà nước hơn thì ít được ưu ái hơn và đồng thời cũng mang tính độc lập nhiều hơn. Phật giáo Việt Nam do tính lịch sử và do yêu cầu đối trọng với các tôn giáo khác nên đã chịu chi phối nhiều hơn và đồng nghĩa với ít tính độc lập hơn. Ví câu chuyện: Trong một gia đình có nhiều anh em, ai được cha mẹ ưu ái chiều chuộng hơn thì kẻ đó không còn là mình nữa và khi cha mẹ chết đi thì người anh em bị cha mẹ trước đây phân biệt hà khắc sẽ lại chính là người có bản lĩnh làm chủ gia đình.
Không một thể chế chính trị nào, hay không một nhà nước nào là vĩnh cửu chỉ có giá trị văn hóa của dân tộc là vĩnh cửu. Chính giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam đã góp phần cơ bản bảo vệ độc lập cho dân tộc Việt Nam, dù vô tình hay hữu ý từ phía nhà nước hay từ bản thân Phật giáo làm mất đi tính độc lập của Phật giáo là hủy hoại nền tảng lịch sử của dân tộc Việt Nam. Hậu quả của việc đánh mất tính độc lập của tôn giáo đang góp phần tạo ra tệ nạn trầm trọng vô phương cứu chữa trong xã hội ngày nay. Đây là một vấn đề ảnh hưởng tới mọi nơi, mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Một hình chiếu khác nhỏ hơn nhiều của hiện tượng này trong xã hội nhưng mọi người lại dễ nhân ra tai họa của nó. Đó chính là hiện tượng giới trí thức Việt Nam mất đi tính độc lập của mình, mất đi tính nhân bản của mình. Học vị, học hàm giả, nhân cách giả, trí thức giả…là một hậu quả nghiêm trọng nhưng nó cũng chỉ là quá nhỏ so với một tôn giáo bị đánh mất tính độc lập. Đánh mất tính độc lập của Phật giáo Việt Nam là đánh mất di sản cơ bản của dân tộc Việt Nam.
Hà Nội, 04/04/2013
HHS
Tác giả gửi cho NTT blog
RẤT CHÍNH XÁC, THƯA LS. HÀ HUY SƠN.
Trả lờiXóaNHỮNG ĐIỀU ÔNG NÓI LÀ THỰC TRẠNG RẤT ĐÁNG BUỒN TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY.
TRÍ THỨC HÈN NHÁT, CHỈ DÁM "ĂN THEO NÓI LEO" - ĐÓ LÀ TRÍ THỨC THẬT NHƯNG ĐÁNH MẤT MÌNH. CÒN LOẠI TRÍ THỨC GIẢ MÀ LẠI LÀM QUAN CHỨC THÌ "ĂN THEO, NÓI THEO" MỘT CÁCH TUYỆT ĐỐI. NÓI LẤY ĐƯỢC, BẤT CHẤP LÝ LẼ, THẬM CHÍ NÓI CÀN...
BUỒN LẮM THAY!
Nền tảng và Cương lĩnh của Phật giáo Việt Nam hiện nay là: Đạo pháp, Dân tộc và Xã hội chủ nghĩa. Lấy Đạo pháp và Dân tộc làm nền tảng thì đúng rồi. Nhưng, nói như LS Hà Huy Sơn:"Không một thể chế chính trị nào, hay không một nhà nước nào là vĩnh cửu". Vậy nếu khi đất nước này không còn Xã hội chủ nghĩa nữa, thì Phật giáo lấy gì làm nền tảng thứ ba đây. Thật buồn cười khi chính trị hóa một tôn giáo đã có lịch sử hàng nghìn năm trên đất nước này. Và trong quá khứ, khi chưa có CNXH trên đất nước này, Phật giáo phát triển rất mạnh. Chỉ từ khi có CNXH ở trên cả hai miền đất nước, thì Phật giáo bị gò bó, hạn chế và phân hóa. Mà ngay cả cụm từ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI mà người ta xưng tụng,tôn thờ, thì bản chất nó ra sao cũng chưa ai biết. Vậy người ta đang dắt nhau đi theo một mô hình tưởng tượng. Một số nước Bắc Âu,như Na Uy, Thụy Điển..vv, và ngay cả Cựu TT Muammar Gaddafi của Ly Bi và cựu TT Tổng thống Venezuela Hugo Chavez vừa qua đời, cũng nói đất nước họ đi theo con đường CNXH đấy. Ôi! xây nhà trên đá hay xây nhà trên băng đây?
Trả lờiXóa