Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung 2009, quy định:
“Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, quy định:
“Điều 10. Xác định sự thật của vụ án
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Điều 72. Lời khai của bị can, bị cáo
1. Bị can, bị cáo trình bày về những tình tiết của vụ án.
2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội”.
Suy luận,
Một: Chỉ ai phạm một trong những tội danh được ghi trong Bộ luật hình sự mới bị khởi tố, truy tố, xét xử.
Hai: Trách nhiệm hình sự của bị cáo phụ thuộc vào sự thật khách quan của vụ án hay phụ thuộc vào hành vi của bị cáo chứ không phải là “thái độ”, quan điểm chủ quan của bị cáo, nhận tội hay không nhận tội.
Ba: Việc bị cáo hợp tác hay không hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng chỉ là tình tiết giảm nhẹ chứ không phải là tình tiết tăng nặng.
Bốn: Việc nhận tội của bị cáo không được coi là chứng cứ duy nhất để kết tội.
Một số tội thuộc chương XI “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”, các hành vi tội phạm hay “mặt khách thể của tội phạm” không được định lượng rõ ràng. Các cơ quan có thẩm quyền giải thích luật lại không giải thích cụ thể về nhóm các tội danh này. Nội dung các tội danh mang nhiều định tính. Đây là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp dụng tùy tiện pháp luật hình sự trong thực tiễn.
Tại các phiên tòa thường xảy ra:
- Các thẩm phán ít khi ghi nhận lời khai của bị cáo và của những người khác nếu trái với lời khai tại cơ quan điều tra hoặc lời khai có lợi cho bị cáo, ngược lại hay ghi nhận những lời khai bất lợi cho bị cáo. Nhưng lời khai tại các cơ quan điều tra nhiều khi không khách quan vì người bị bắt thường bị sức ép nên đã phải khai theo ý muốn của điều tra viên, đến khi ra tòa thì bị cáo đã tỉnh táo hơn, lương tâm có trăn trở nên có lời khai khác.
- Các thẩm phán không ít trường hợp ngang nhiên ép các bị cáo phải nhận tội tại tòa và dùng chính lời nhận tội đó để kết tội bị cáo. Có nhiều trường hợp bị cáo có lời khai khác không phù hợp với cáo trạng thì thẩm phán phản ứng với thái thái độ cho rằng bị cáo ngoan cố, nếu không nhận tội sẽ vẫn bị kết tội và tăng nặng hình phạt.
Điều đó đã làm cho nhiều bị cáo không có tội cũng phải nhận tội hoặc có tội ít cũng phải nhận có tội nhiều theo ý của thẩm phán để hy vọng được nương tay, bớt tội. Không ít những người bị kết án oan sai, không đúng người đúng tội. Văn hóa tố tụng này góp phần nuôi dưỡng ý thức giả dối trong xã hội: người trung thực thì bị kết tội, thậm chí tội nặng, kẻ giả dối thì vô tội, tội nhẹ. Việc xét xử dựa vào “nhận tội” của bị cáo là chính mà không coi trọng các hành vi khách quan là trái với các quy định về quyền của công dân, sau đây.
Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung 2001:
“Điều 69
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966, trích:
“Điều 19:
1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.”
Vì cơ chế tiến hành tố tụng: giữa các cơ quan điều tra, cơ quan công tố, kiểm sát tố tụng, xét xử là có sự phân công thống nhất mà không độc lập, không hoàn toàn chỉ tuân theo pháp luật. Nó đã dẫn đến tình trạng tùy tiện như một vị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã từng phát biểu tại Quốc hội trước đây rằng: “Luật ở Việt Nam xử sao cũng được”.
Hà Nội, ngày 24/05/2013
H.H.S.
Nguồn: Bauxite Việt Nam
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã từng phát biểu tại Quốc hội trước đây rằng: “Luật ở Việt Nam xử sao cũng được". BÓ TAY.
Trả lờiXóaĐề nghị LS Hà Huy Sơn, LS Nguyễn Văn Đài, LS Trần Đình Triển, LS Lê Quốc Quân ..vv và các vị luật sư yêu nước khác, mở lớp học tại chức cấp tốc, để DẠY cho tất cả các vị quan tòa đang tại vị tại VN,để họ xử án cho đúng luật. Trong nội dung bài học, các vị nhớ nhắc các vị quan tòa rằng, không được xử theo kiểu "án bỏ túi", nghĩ là không được thực hiện theo sự chỉ đạo của bất cứ ai. Vì ở VN hiện nay, như LS Ngô Bá Thành, nguyên Chủ nhiệm UBPL QH đã từng nói: Việt Nam có cả rừng luật. Và người đa đang áp dụng ...luật rừng!
Trả lờiXóaCố Chánh án nói câu đó là ông Trịnh Hồng Dương. Ông nầy đáng kính trong, được dư luân bầu chọn là người còn lương tâm và đạo đức.
Trả lờiXóa