Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG CHIẾN TRANH (III)

Truyên Ký - Lê Xuân Quang

III . TRẠM TRĂN GIÓ

Cuộc vui chuyển dần từ chuyện kinh doanh buôn bán rồi lan sang ăn nhậu.

Một ông tợp hớp rượu, gắp miếng tái dê, nhai ngon lành - nói với vẻ hể hả: Con Người đúng là chúa tể muôn loài. Trên rừng to như voi, dữ như hổ báo, mạnh như trăn gío. Dứơi biển - hung như cá mập, không lồ như cá voi, bé, hiền như tôm tép: Người - ‘‘Khợp - tất‘‘!

- Còn nữa chứ: ở đồng bằng - rắn, rết, bọ, dế, chuột - Lớn bùi bé mềm theo gương người xưa: Con gì lưng hướng lên trời, bụng hướng xuống đất, biết bay, chạy nhẩy - là ''Người''- ta: ''cân... ráo''!

Sau khi nghe các bạn mình kể tôi ‘‘Tham ăn‘‘ của con người, ông khác dốc ngược li rượu... khà đoạn gắp miếng nhựa mận, nhai nhồm nhoàm vẻ khoái khẩu, tiếp lời: Các ông đã được ăn bọ Cạp chưa?

- Bọ xít, bọ dừa, bọ muỗm, cào cào, châu chấu ma, cóc, nhái - tôi đã thưởng thức qua, còn bọ cạp thì chưa! Ông đã ăn rồi à?

Ông kia không đáp lời mà gật đầu.

- Khiêp! Kinh khủng. Ðó là con vật có tuyến nọc độc, độc hơn cà rắn hổ lừa, mai gầm - ''Ðộc nhất vô nhị''!

- Thế mà ''gia công - làm sạch'' rồi nướng lên, ăn ngon, bùi... nghe nói lại còn tăng khả năng ‘‘món kia‘‘ cho cánh ta, khiến các đấng mày râu đang ra sức săn tìm - thế mới ''ngầu'' chứ!

Mỗi người một ý kiến, câu chuyện thêm sôi nổi, phá tan bầu không khí rời rạc, tẻ nhạt ít phút trước đó. Một người hỏi vẻ nghi ngờ: Ông nói đến Trăn gío làm tôi thấy thắc mắc? Nghe người ta đồn: trên rừng Trường Sơn có Trăn gio, thật không, hay đó chỉ là truyền thuyết?

Sở dĩ ông kia nếu ra vấn đề vì hầu như mọi người trong bàn rượu đều biết về truyền thuyết Trăn Gió nuốt người, chép trong Truyện cổ Việt Nam. Ðây là câu chuyện được mọi người biết đến ngay từ khi còn bé, trong những đêm mưa, ngồi quây quần xung quanh ổ rơm, được người lớn kể cho nghe. Các câu, các cô bé hong hóng nhìn người kể như nuốt từng lời. Những cậu giầu óc tưởng tượng nghe say mê đến mót đái... nhưng từ trong khối óc non trẻ, mường tượng ra con trăn gió đang chờ sãn ngòai cửa. Hễ ra, nó đợp, nuôt chửng như chuyện người cha cõng con đi qua khu rừng, con khát, thấy lưng trăn gió tưởng là cây gỗ, đặt con mình ngồi trên, đi xuống suối lấy nươc, khi trở lại, con đã bị trăn nuốt... Vì tập trung tinh thần, ngồi nghe đã lâu, cố nhịn... đến nỗi són đái ra quần mà cậu ta vẫn không dám đứng dậy một mình đi... tè! 

- Làm quái gì có chuyện trăn gió to như cây gỗ mấy người ôm. Ðó chỉ là thêu dệt của người đời. Này nhé - Theo cách tính toán khoa học: Chiều dài thân phải tỉ lệ, phù hợp với đường kình vòng bụng...

- Ðúng vậy - một ông cắt ngang lời bạn, hỏi: Các ông có nhớ cách đây khoảng hơn 40 năm - có một một Thông Tin Viên cung cấp cho một tờ báo, tin: Một con trăn bụng to bằng chiếc vành bánh xe đạp (650 li), bị những thợ săn ở tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình (hay Thanh Hóa - tôi nhớ không thật chính xác) - bắn được. Ban Biên Tập không kiểm chứng vội cho đăng. Tin phát ra khiên rất nhiều người liên tưởng ngay tới câu chuyện cổ kia, viết thư hỏi BBT... mấy nhà động vật học xô vào tìm hiểu... té ra người viết bài báo ''phịa'' theo mô típ truyện Trăn gió cổ khiến người đọc được một phen cười vỡ bụng. (Tương tự như chuyện ''Con rắn... Vuông'‘). Trăn mà đường kính bụng 650 milimét, theo tỉ lệ sinh học - ắt chiều dài thân của Trăn phải cỡ gần... trăm mét!

Cả bàn nhậu cười vui.

- Trăn gió to bằng ''cột đình'', đi trên ngọn cây ào ào như gio bão, chưa từng thấy, nhưng Trăn rừng, đường kính bụng to cỡ vài chục phân, dài 4,5 thước thì tôi đã gặp, đã bị nó cho bài học cay đắng - ông Sửu, thợ săn kì cựu, lính Trường Sơn - từ nẫy đến giờ im lặng nghe các bạn nói, luc này mới lên tiếng.

Ðang có đà, chuyện thú của rừng nguyên sinh Trường Sơn vốn từ trước tới giờ là đề tài hấp dẫn. Nhất là mới đây khi những chú voi đã nổi đóa, tràn về phá rãy, giết người, nhà nươc quyềt tâm bảo vệ thú qúy, chi rất nhiều tiền để làm thoả mãn nguyện vọng của ‘‘Voi ta‘‘ - bằng cách bắt, di chuyển chúng về nơi rừng sâu... mà cuối cùng những chú voi khùng kia - vẫn chết gần hết. Ai nây đều nhao nhao đề nghị ông Sửu kể cho nghe chuyện Trăn gió. Ông tợp thêm hớp rượu nữa rồi vui vẻ vào đề...

Năm 1972, tôi tốt nghiệp Ðại học rồi vào quân đội, đi chiến trường về đơn vị công binh thuộc binh đoàn 559. Một hôm thủ trưởng gọi lên giao nhiệm vụ, cùng chuẩn úy Sơn, thượng sĩ Lâm - đi khảo sát tuyên đường sông để thiết lập một đường giây vận chuyển hàng từ hướng biên giới Việt- Lào sang, hỗ trợ thêm cho tuyên vận chuyển chính từ Bắc vào đang bị máy bay đôi phương đánh phá có luc tê liệt. Thủ trưởng giao cho tôi phụ trách nhóm khảo sát. Chúng tôi phải nghiên cứu tình hình, đề xuất phương án để ban chỉ huy quyết định. Cuôi cùng ông ra lệnh: Các đồng chí hãy thu xếp, mai bắt tay vào việc ngay.

3 người trải bản đồ quân sự nghiên cứu.

Từ đây lên điểm toạ độ x,y - dự kiến đặt bản doanh nơi tập kết hàng - không có đường đi bộ. Nhưng lại có một con suồi lớn bắt ngưồn từ sông Nậm Bạc, bên nước bạn Lào sang rồi chảy ra biển Ðông. Như vậy tuyến này chỉ có thể chuyển bằng đường thủy. Cần phải tìm hiểu trên lòng sông- suối có những trở ngại gì rồi mới có thể đề ra phương án hữu hiệu. Ở khoảng giữa quãng đường có một trạm giao liên có tên rất gợi cảm: Trạm Trăn Gió. Tính toán, cân nhắc, 3 người quyết định từ đây đi dọc suối đến trạm Trăn Gió rồi tiếp tục chặng 2. Chỉ mang theo khí tài và lương thực đủ cho 7 ngày. Sơn và Lâm là người miền núi, rất rành về rừng. Họ nuôi hai con chó. Hễ đi đâu cũng dắt chúng đi theo. Ðó là những người bạn đồng hành rất đắc lực trong việc thăm dò tìm hiểu, giúp việc săn bắn và đánh hơi phát hiện thú dữ. Qủa thật dọc theo con suối không có đường liền mạch mà chỉ có từng đoạn ngắt qũang rồi bị những rặng núi cao, vực sâu nằm án ngữ. Ðể khắc phục nhóm khảo sát phải đi vòng hoặc men theo hai bên bờ, thậm chí lội dọc theo lòng suối vì tại thời điểm đó đang là mùa khô.

Ngày thư 5, đội của Sửu đến Trạm Trăn Gió. Gọi là trạm nhưng chỉ có 2 người thường trực còn 4 người khac thường phải đi công tác ngắn ngày, cuối tuần mới trở về. Vị trí trạm nằm cách bờ suối dăm chục mét. Hai người thường trực ở trạm đón các bạn nhiệt tình. Ở nơi thâm sơn cùng cốc có bạn tới thăm, mọi người mừng vui không tả. Chỉ sau mấy tiếng, một mâm rượu đầỳ ắp cho 5 người đã được dọn ra. Ðúng là thịnh soạn: Thịt gà tươi, thịt lơn rừng, khô Nai, măng rừng. Còn lương thực của trạm thì: Thịt hộp, thuốc lá, kẹo bánh lương khô và một vò Rượu cần chừng 10 lít. Sửu và các bạn được thưởng thức bữa tiệc ngon mà đã từ lâu không biết đến... Ðêm Trường Sơn tối rất nhanh. Bên bếp lửa rừng bập bùng, được quây - ghép xung quanh, đậy trên nắp - bằng những mắt xich xe tăng - làm tăng thêm sưc nóng cho người ngồi sưởi. Câu chuyện thắm đượm tình anh em, đồng chí. Một lúc sau chợt Lâm giật mình hỏi: Cac anh đốt lửa, không sợ may bay chỉ điểm ném bom à? Di - phụ trách Trạm gạt đi: Không sao, yên trí đi! Ðây cách xa đường mòn 559 và các bản làng. Vả lại bếp sưởi đã được cấu tạo theo kiểu bếp Hoàng Cầm, đã triệt tiêu khói, nhà lại bố trí dươi tán cây của rừng gìa, ngụy trang kín, đốt lửa không ảnh hưởng. 

- Dù sao thì vẫn phải cảnh giac. Lâm vẫn ngại vì ở phía đông Trường sơn, không nơi nào đêm được đốt lửa sưởi. Chỉ cần một tia lửa nhỏ, máy dò tia tử ngoại của máy bay địch sẽ phát hiện mục tiêu, ném bom hủy diệt ngay. Di gật đầu đồng ý đoạn bảo: Vấn đề an toàn thì các bạn cứ yên tâm. Ở đây đốt lửa ngoài để sửơi ấm, còn xua đuổi thú dữ rình rập bên ngoài hàng rào. Nhất là Hổ và chó Sói!

- Tôi quên chưa hỏi anh: Tại sao lại gọi đây là Trạm Trăn Gió- Sơn nâng li rượu chưa uống, thắc mắc.

- Bởi vì vùng này có rất nhiều trăn. Trăn to, dữ nên dân địa phương gọi là Trăn Gio. Trạm đặt tại đât này nên người ta gọi để dễ nhớ.

- Các anh có thường gặp Trăn Gío không? Chúng có vào trong này quấy nhiễu không?

- Ban ngày, trên đường đi thỉnh thoảng cũng gặp. Nhưng mò vào nhà thì không bao giờ. Các anh có nhìn thây gì trên hàng rào không? 3 người ngơ ngác nhìn nhau cố nhơ xem trên hàng rào có gì, cuối cùng chỉ nhơ, hàng rào cấu tạo bằng nứa Ngộ (lồ ô), tre Luồng - đan ken dầy, xung quanh lỗ chỗ những mũi nhọn chĩa ra cùng đám dây leo như dây cây sống đời. Sửu nói: Chẳng thây gì cả, ngoài nưa, tre và những lớp dây leo bám sát rào, có đoạn giăng kín mit.

- Ðúng rồi! Ðó là giây của cây Gắm - thứ cây bọn Trăn, Rắn rất kị. Chúng chỉ ngửi thấy đã tránh xa. Còn Hổ và chó Sói thì rất sợ mũi vát nhọn của tre Luồng - nứa Ngộ. Ðặc biệt lửa cháy. Có lửa, chúng chĩ đưng từ xa, liếm mép, thèm thuồng nhìn vào nhà rồi lặng lẽ đi xung quanh, tìm chỗ ngồi... rình...

Ðêm đã khuya, hơi lạnh thấu xương của vùng núi cao khiến mọi người thấy rét, xích lại gần đông lửa chỉ còn âm ỉ cháy nhưng những mắt xích xe tăng hấp nhiệt vẫn tỏa hơi nóng ran. Vò rượu cần đã vơi. Ban ngày đi mệt, khách đã có 1 người thiu thiu... chủ nhà không tiêp chuyện mà dặn dò Sửu nhắc anh em: Thú dữ đêm đêm vẫn lảng vảng bên ngoài, tuyệt đối không ra khỏi hàng rào. Hai con chó dường như cảm nhận được sự nguy hiểm đang rình rập nên trái với lệ thường – đêm tối chúng thuờng ''cắn ma''- sủa ông ổng. Bây giờ nằm im, gồi đầu lên hai chân trước... mắt lim dim. Người và vật dần thiếp đi trong không gian tĩnh lặng của đêm rừng...

Sáng hôm sau đoàn khảo sát nhờ Di, Linh cho biêt tình hình của vùng này. Họ thuộc làu đîa hình nên cung cấp cho Sửu nhiều ý kiến xác thực về lòng suối và hai bờ. Sửu ghi chép tỉ mỉ, cùng Sơn, Lâm bàn bạc... đến chiều 3 người lại phân cộng nhau đi dọc hai hướng bên giòng suối nhằm kiểm chứng để chính thức ghi vào báo cáo. Gần tối mọi người trở về. Lại một đêm rừng nữa trôi qua...

Hôm sau nữa, sau khi ăn bữa sáng, luc 3 người chuẩn bị lên đường, Di nhắc nhở: Vùng này rất nhiều Trăn. Ðặc biệt là những con Trăn khổng lồ. Thỉnh thoảng chúng vẫn xuất hiện đây đó... có khi nằm án ngữ trên đường hay ven đường rình mồi. Có hai con chó đi cùng rất tốt. Lũ chó rât thính mũi. Từ xa mấy chục mét đã có thể đánh hơi thấy, báo cho chủ biết. Khi gặp nên đi tránh hoặc bắn phát súng đánh thức làm động, chúng sẽ rời chỗ trườn đi. Tốt nhất đừng xung đột, gây sự với những hung thần này. Trăn thường, không bao giờ chủ động tấn công người ngoại trừ đang đói và bị người làm phiền, bức bách...

Vốn đã quen rừng, lại là thợ săn kì cựu, Sơn cám ơn sự nhắc nhở của bạn, hứa sẽ nghe lời khuyên của Di. Mọi chuyện xong suôi, 9 giờ sáng 3 người xuất phát. Ðoạn suối này hẹp lòng đến độ 2 bên bờ những hàng cây mọc ven, đổ ngiêng ra mặt nươc, gần như chúng giao nhánh cành lá. Lòng suối trông như một con sông, không có đá ngầm. Rất may phía bờ bên này lại có con đường mòn, 3 người vui vẻ vừa đi vừa trao đổi về công việc sắp tới. Chỉ còn khoảng 3 ngày đường nữa là tới địa điểm hoạch định.

Ðột nhiên hai con chó đang xông xáo chạy trước, cụp đuôi quay ngược trở lại, quấn lấy Sơn, Lâm rồi khẽ hí lên, dụi đầu xuống đất như tìm chỗ trú, coi như ở dưới đất có nơi an toàn cho chúng. Sơn, Lâm cúi xuống vổ về con vật nhưng nó không thể yên tâm mà vẫn tỏ ra sợ sệt. Sơn ngẩng lên bảo 2 bạn: Ðây là hiện tượng đằng trước có trăn. Chó rất sợ Trăn. Những con Trăn lớn chỉ vươn cổ táp một cái là nuốt chửng con chó. Ta nên xua trăn đi.

- Sợ gì nó. Ðể hai con chó đây. Bọn mình 3 thằng 3 khẫu AK, Hổ cũng không sợ chứ đùng nói Trăn. Cứ đến gần xem Trăn Gió là thế nào?

Lời Lâm nghe có vẻ bùi tai, kích thích, tò mò của cả ba. Sơn - tuy vẫn kiên quyết phản đối nhưng thấy Lâm cứ đi, Sơn và Sửu đành tháo ba lô để quây xung quanh 2 con chó, tháo súng, lên đạn, cầm tay trong tư thế sẵn sàng bắn - đi theo Lâm. Ðược khoảng vài chục met Lâm dừng lại vẫy hai bạn tới gần - đưa cho tôi cây nứa trên ngọn vẫn còn chúm lá - chỉ về phía trước: Một đống lù lù như đống bánh xe ô tô xếp chồng lên nhau hình nón tháp. Ðó là con trăn không lồ đang cuộn tròn dấu mình. Dường như nó cố tình phục kích các con mồi trên đường. Nhớ lời Di, Sửu kéo Sơn, Lâm lại, nói với vẻ sợ sệt: Ta nên lùi ra sau đống đá kia, đồng thanh nổ mấy phát súng, Trăn thấy động trườn đi, chúng ta sẽ tránh được nguy hiểm.

- Không kịp. Bây giờ ta lùi, thấy động nó sẽ ''ra tay''. Lúc đó mới thật nguy. Chi bắng: Tiên hạ thủ vi cường - Ta đánh thức, Trăn ngỏng đầu, tôi và Sơn đồng loạt bắn vào đầu, cự li gần, đầu ''cu cậu'' sẽ vỡ nát, như vậy ta thoát.

Ngẫm nghĩ thây cũng đúng, tuy vậy vẫn thây phân vân không yên lòng. Con vật cũng chỉ làm cái việc để sinh tồn theo phân công của tự nhiên. Nó làm nhiệm vụ chọn lọc cho rừng những phần tử tinh nhanh, khôn khéo. Giết nó cũng chính là giết hại sinh vật vô cơ. Tôi tỉnh người, bảo Lâm: Ðừng... đừng... không nên! Nhưng Lâm gạt đi, nói át: Bây giờ ta làm như sau: Tôi sẽ đưng trên tảng đá dương sãn súng. Sơn đứng chếch sang phải cũng làm như mình. Còn Anh Sửu thì đứng gần tảng đá ngay bên dưới chỗ tôi đứng, cầm cây nứa vẫy mạnh cốt đánh thức, hường trăn về phía này. Khi nó ngỏng đầu chuẩn bị quăng mình, anh Sửu cúi xuống tạt ngang, tôi và Sơn đồng loạt nổ súng. Con trăn sẽ bị tiêu diệt. Chúng ta sẽ được chén bữa thịt tươi. Mỡ trăn qúy lắm. Ðó là môn thuốc chữa bỏng vô cùng hiệu nghiệm – Lâm hăng say thuyết phục.

Tôi vẫn tiếp tục phản đối chợt ‘‘đống bánh xe‘‘ cọ mình: Muộn rồi... đành làm theo sự phân công của Lâm. Tôi rung cây nứa, tiếng lá nứa đập vào nhau kêu lộp bộp. Ðúng như Lâm dự đoán: Một cái đầu to như qủa dưa hấu ngỏng lên rồi cái miệng há ra, chiếc lưỡi kép lo le, trong miệng mầu hồng nhạt. Từ khoảng hơn chục mét nhìn thấy con trăn mà sờn gai ốc…

Hai loạt đạn AK nổ ròn vang đến chói tai...

Bỗng một luồng gio như bão - ào tới, đẩy tôi về phía trước làm dập mặt xuống đất rôi ngất đi!

Khi tỉnh lại, không gian vắng lặng.

Thấy mồm đau ươn ướt, sờ lên: 2 chiếc răng cửa, hàm trên gẫy, môi rách. Tôi bò ngõm dậy: Một cảnh tượng hãi hùng bầy ra trước măt: Con trăn to như chiếc cột nhà sải mình vắt ngang chặn trên lồng ngực Lâm, còn Lâm đổ dọc trên nền đất cách tảng đá chừng vài ba mét. Tôi tiến đến, nhìn thấy đầu mặt Lâm đụng phải mỏm đá - nát bét. Ngực vỡ vụn như dán xuống mặt đất. Khẩu súng trong tay Lâm chỉ có đoạn báng, mấy chi tiết còn lại văng tứ tung. Bất giác tôi qùy xuống gào lên: Lâm ơi! Lâm chết rồi - đoạn khóc hu hu...

Tiếng khóc của tôi làm Sơn hồi tỉnh. Cũng may Sơn kịp ngã sấp mặt xuông nền đất, nên tranh được khúc đuôi của con Trăn văng vút qua - mặt mũi rách nát, ngực đau tức, hai bắp dưới khuỷ tay có hai vệt xước dài tời gần 10 phân. Sơn lổm ngổm bò dậy tiến đến chỗ tôi, cũng qùy xuống vái lạy thi hài Lâm. Cùng lúc, từ xa, Di, Linh chạy đến. Di, Linh nghe thấy hai tràng đạn AK, đoán bọn Sửu gặp chuyện vôi chạy tới ứng cứu.

Thấy Sữu, Sơn vái lạy... hai bạn cũng làm theo đoạn lấy thuốc xức rồi, băng bó vết thương cho hai người. ít phút sau Di bảo: Bây giờ bọn mình phải chôn cất Lâm ngay. 4 người xúm vào kéo mãi mới đưa được xác con trăn rời ra....tôi lấy chiêc tăng, tui ngủ từ trong ba lô của Lâm trải rộng, hai bạn xúm vào nhặt từng mảnh thi thể Lâm gói lại rồi đưa vào túi ngủ. Tôi, Sơn, Linh lấy 3 chiếc xẻng gấp trong ba lô đào huyêt. Di đi đâu đó ít phut rồi vác về một đoan cây trông như cây Lim. Anh dùng dao quắm đẽo, dao găm gọt , hì hục... Chừng 2 giờ sau công việc an táng Lâm hoàn thành.

Trong khi chúng tôi lấp phủ đất lên mồ, Di vác cây gỗ tới ra hiệu cho Linh, hai người lấy đá đóng cây cọc xuống... Ðó là tấm bia mộ trên khắc nghuyệch ngoạc giòng chữ: ‘‘N.LAM - Hi Sinh Ngày... Tháng....1972‘‘. Sợ mãnh thú đánh hơi sẽ đào mộ, 4 anh em xúm vào bê, khênh nhưng tảng đá đắp xung quanh tạo thành nấm mồ bằng đá.

Di bảo: Các cậu cùng mình phải nhớ kĩ, ghi chép lại địa hình: Bên trái, bên phải, trước, sau... có các điểm chuẩn. Mai này nếu ai còn sống thì đến đây đưa cậu ấy về quê để cậu ấy bớt lạnh lẽo. Cả 4 người không ai cầm được nước mắt trươc cảnh vĩnh biệt bạn. Khi việc chôn cất xong, 4 người mơi tiên đến nhìn con trăn. Nó dài khoảng trên dươi 5 mét, bụng chỗ to nhất hơn 2 vòng gang tay. Chiếc đầu bị mấỳ chục viên đạn thủng lỗ chỗ, xác xơ. Thật không hổ danh Trăn Gió. Bị băn như thế mà vẫn còn dư sức văng mình nhanh như gió, mạnh như phong ba... Dù rất tiếc thương Lâm nhưng 4 người vẫn cúi đầu kính cẩn vái con trăn. Di vừa vái vừa khấn: Chúng tôi ngu muội không biết nên đã mạo phạm, làm tổn thương đến ngài. Bạn tôi đã phải theo ngài đến cửu tuyền để hầu hạ ngài hòng chuộc lỗi, mong ngài đừng làm khó để anh ấy sớm đầu thai chuyển kiếp.

- Làm thế nào để chôn cả trăn bên cạnh Lâm đây- Linh phân vân.

- Không thể chôn được. Nó to và dài thế này...

- Hãy cứ để nguyên trạng. Chỉ mươi phút sau khi chúng ta đi khỏi, bọn chó sói, chim ưng sẽ đến đây dọn sạch. Ðó là ‘‘Ðiểu táng‘‘ mà một số dân tộc bên Tây Tạng vẫn dành cho người thân. Chúng ta đành dùng nghi lễ này vậy- Sơn góp ý.

Di lắc đầu phản đôi: Không thể làm vậy được. Lúc sống ''ngài'' rất dũng mãnh, khi đột tử càng thiêng hơn. Có lẽ đây là một Trăn Tinh. Các cậu thử nghĩ xem: Bị bắn nát đầu mà ‘‘ngài‘‘ còn có thể trả thù kẻ giết mình, chỉ có thấn linh mới làm được điều đó... ta nên chuộc lỗi thay cho Lâm - đưa ngài xuống Thủy táng.

Nghe ra, mọi người theo lời Di, xúm vào mỗi người một khúc vác con trăn ra bờ suối hò nhau đẩỳ xuống. Giòng nước nhẹ trôi, con trăn nổi lập lờ rồi lát sau chẳng hiễu bên dưới lũ cá xúm vào riả, lôi, hay từ trong cơ thể dũng mãnh kia vẫn tiềm tàng ma lực... con trăn lao vút đi trước những con người mấy giờ trước còn tỏ ra dũng mãnh, bây giờ cúi gập người vái lạy như tế sao.... Mãi 3 giờ chiều mọi việc mới xong. Chung tôi trở lại lấy ba lô. Con chó của Lâm có lẽ thương chủ cũng đã chết. Sơn ôm vác con chó của mình về trạm, hôm sau nó mới hết sợ và hồi lại. Linh đem xác con chó của Lâm chôn dưòi gốc cây Gắm, trong hàng rào.

Vì sự kiện này, chuyến đi của tôi và Sơn chậm lại 5 ngày. Tôi nhờ Di đánh cho bức điện về đơn vị báo tin. Cũng may đoạn suối này tương đối rộng, dốc thoải, không có đá ngầm chắn trên giòng... Chuyến đi kết thúc. Báo cáo của chúng tôi bổ xung, đề xuất một số ý kiến trong việc thả trôi hàng như các nới đã làm. Ðơn vị bắt tay thực hiện phương án, kết qủa thu được rất khả quan... Ðây là kết qủa chúng tôi đã phải trả gía bằng mạng sống của đồng đội., thương tích đầy trên mình của tôi và Sơn!

Ðấy! Trăn Gío là như thế đấy - ông Sửu kết thúc câu chuyện trong nỗi buồn.

Những người nghe chuyện lặng đi.

Trong đầu họ hiện ra khung cảnh nui rừng Trường Sơn... Mường tượng ra những động vật hoang dã lâu đời đang sống yên bình, bỗng nhiên bi tiêu diệt. Nơi chúng sinh sống từ ngàn đời bị tàn phá... Một người lên tiếng phá tan bầu không khí trầm lắng: Liệu đây có phải là sự trả thù, sự phản kháng của muôn loài, sự trừng phạt của thượng đế không?

Một người khác đồng tình: Mọi vật đều có linh khí. Xã hội loài người- Giết người đền mạng - đó là thiên kinh địa nghĩa. Còn đối với thiên nhiên, vô cớ giết hại sinh linh, hủy hoại môi sinh - trước sau, gì cũng sẽ nhận được sự trừng phạt của đấng tối cao. Chuyện của ông Sửu kể... chuyện đàn voi rừng ở huyện Tánh Linh hồi năm ngoái, năm kia và gần đây nhất: Hai con Gấu rừng bị bọn thợ săn bắt bán cho lái buôn mang về nuôi nhốt trong chuồng để rút mật kiếm lợi – đã nổi điên xé xác chủ nuôi - là một minh chứng hùng hồn, là lời cảnh báo nghiêm khắc... (*).


Tháng 8 năm 2005 – 4/2007

LXQ

Tác giả gửi cho NTT blog

==========

(*) . Theo truyền thuyết, theo quan niệm của người đời: Tất cả những thợ săn vô lương tâm, những kẻ giết hại đồng loại... thường có kết cục không may mắn, không bình thường, phải nhận qủa báo (oán)... Ít nhất không được - ‘‘Chết tử tế ‘‘...

(*) - Ðàn voi rừng ở huyện Tánh Linh, bị dân cư xung quanh phá rừng làm chúng không còn đất sinh sống... đã nổi đóa xông về giết người, phá rẫy. Vì là thú qúy, nhà nước đã chi rất nhiều tiền để đưa chúng về rừng sâu. Kết qủa chúng vẫn chết gần hết...

(*) Chuyện xẩy ra tại TP HCM. Tin của VietnamNet ngày 9/10/2005.

(*) Theo báo Dân Trí ngày 17/4/2007 - đưa tin; Tại đảo Sumatra (Indonesia) người ta bắt được con trăn dài 15 mét, vòng bụng 0,85 mét, cân nặng 447 Kg.:

1 nhận xét:

  1. Nặc danh8/10/15 2:25 CH

    Truyện bóc phét , phi lô gic tôi cũng là thơ săn tại rừng trường sơn và miền đông nam bộ .Làm gì có chuyện một con trăn bị dính hàng chục phát đạn vòa đầu mà còn quăng mình được hành chục mét để trả thù .Tôi đảm bảo 3 đ/c trên đồng loạt nổ súng thì giỏi lắm (bắn liên thanh) thì trúng được ba viên vào đầu con trăn là cùng , khi con trăn bị một phát đạn vào đầu ,mất sự điều khiển của nào bộ ,mọi sự phản xạ để chuyển động lập tức không còn . trừ trường hợp khi ta nổ sủng đúng trong lúc con trăn đang quăng mình từ trên cây xuống, trong trường hợp trên con trăn đang cuộn mình nằm trên mặt đất thì quăng làm sao được nó chỉ có thể oằn mình tại chỗ vài phút rồi chết thôi . tôi đã bắn được khá nhiều trăn lớn rồi

    Trả lờiXóa