Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Nguyên lý chân lý không bao giờ là chân lý

Phản biện bài “Sự kiện Võ Nguyên Giáp phơi ra dân trí Việt quá yếu, không có khả năng công bằng” của Nguyễn Hoàng Đức.

BS

Bà Đầm xòe.


Thưa anh Nguyễn Tường Thụy,

Bài viết này của một người có bí danh là BS vừa gửi cho trang blog Bà Đầm xòe hôm nay. BĐX dự tính chờ cho nước mắt dân Việt cùng nỗi niềm đau thương trong lòng trước cái chết của một kỳ nhân, đại tướng sống tới 103 năm, khô cạn đi một chút mới đăng cho đỡ bị bà con “ném đá”.

Sáng nay (19.10) đọc trên blog của anh bài “Sự kiện Võ Nguyên Giáp phơi ra dân trí Việt quá yếu, không có khả năng công bằng” của nhà phê bình “toàn diện và tất cả” mang tên Nguyễn Hoàng Đức với những “tràn cung mây” về “nguyên lý chân lý” tài năng và anh hùng, đành gửi bài này sang blog của anh, mong anh đăng giùm như là bài phản biện lại bài của ông Nguyễn Hoàng Đức cùng một phản biện riêng của Bà Đầm xòe là “nguyên lý chân lý” không bao giờ là chân lý mà chỉ có những cụ thể bản chất mới dẫn đến nhận thức, đó là chân lý hay không là chân lý. BĐX

***

Hix, ngay cả mấy trang “lề trái” cũng khóc, ví dụ blog Ngô Minh. Tui đang tự hỏi hay đó là mấy tay “dư luận viên” cao cấp.

Ai cũng biết trận Điện Biên Phủ đã phải trả 1 cái giá quá đắt, không có gì đáng tự hào. Ông Võ Nguyên Giấp không có tài năng gì hết, toàn là thổi phồng vô căn cứ. (vào blog chauxuannguyen để đọc, có phân tích + dẫn chứng chứ ko nói suông như bọn dlv. Có 1 chi tiết đáng chú ý nhất: trong khi miền Bắc đang đói ăn, tiền đâu mua súng đạn? Toàn do Tàu viện trợ. Vậy tại sao nó viện trợ? Trả lời câu hỏi này thì sẽ lộ rõ hết chân tướng).

Tại sao dân mình bị gạt lâu quá, nhiều quá mà vẫn không tỉnh ngộ. Là do chính sách ngu dân quá hiệu quả? Giờ nhìn lại 12 học phổ thông mới thấy cách học đọc chép, không tư duy, không phản biện là có mục đích. Nó làm tê liệt bộ não, nên về sau nghe tuyên truyền không ai thắc mắc, không ai đặt câu hỏi.

Tôi muốn lấy vấn đề thời sự ông Võ Nguyên Giáp làm ví dụ. Hai lề trái, phải đều ca tụng Võ Nguyên Giáp là “thiên tài quân sự”. Vậy thiên tài quân sự ở chỗ nào? Là đã thắng Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Chung chung quá. Thắng như thế nào mới là điều kiện để đánh giá? Tôi chưa thấy blog nào hay sách nào làm rõ “thiên tài quân sự” của ông Võ Nguyên Giáp; trong khi đây phải là đoạn hay nhất, hấp dẫn nhất, đáng tung hê nhất.

Tôi đoan chắc những người đang tôn sùng, bái lạy khi được hỏi như trên sẽ ngắc ngứ, ấp úng. Vì họ không biết nên không thể trả lời. Họ sẽ dùng những chiêu ngụy biện cũ rích như là:

1. “cả nước tôn vinh thì không bao giờ sai” - Kim Jong Il cũng “được” cả dân Triều Tiên khóc lóc vật vã. Mao Trạch Đông hay Lenin cũng vậy. Thêm nữa, dùng từ “cả nước” là một cách nói ngụy biện khác. Cách nói này rất đáng khinh bỉ vì nó nhét chữ vào mồm người khác. Cho phép tôi dông dài chút xíu: Nói “cả nước” nghĩa là anh đã thực hiện nghiên cứu xã hội học. Vậy phương pháp lấy mẫu là gì? Cỡ mẫu bao nhiêu? Phương sai bao nhiêu? Quan trọng hơn là anh dựa vào đâu để kết luận “cả nước”? 80%, 70% hay 50% dân số tôn vinh là kết luận được? Chuẩn này được ai công nhận? Hỏi vậy thôi chứ thật ra cách nói quy chụp này bị báo chí nước ngoài cấm tiệt.

2. “ăn phải bã tư bản” - câu này thấp dưới mức tranh luận, không cần bàn.

3. “không có chiến thắng thì giờ có mày không mà ngồi sủa bậy” - câu này thì không nhịn được cười, hóa ra thế hệ người Việt sau này được sinh ra từ chiến thắng Điện Biên Phủ.

Quay lại vấn đề “thiên tài quân sự”, tôi không nêu ra ở đây vì đã có rất nhiều tài liệu trên mạng. Tuy nhiên tôi rất mong ông Nguyễn Hoàng Đức, những bạn tôn sùng Võ Nguyên Giáp tự mình trả lời những câu hỏi sau:

1. Chiến dịch Điện Biên Phủ gồm bao nhiêu trận đánh? Thắng thua mỗi trận thế nào?

2. Tại sao chiến dịch kéo dài quá lâu, gây tổn thất quá lớn về nhân mạng?

Do khách quan hay do yếu kém về khả năng chỉ huy?

3. Ai chỉ huy chiến dịch?

4. Chiến thuật trong mỗi trận đánh do ai thiết kế? Ai quyết định? Hay hay dở?

5. Súng ống, đạn dược ở đâu ra? Nếu do viện trợ thì ai viện trợ? Tại sao viện trợ?

Trả lời xong những câu hỏi trên, ông Nguyễn Hoàng Đức và bạn sẽ có được kết luận cho câu hỏi quan trọng nhất: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ông Võ Nguyên Giáp có tài không? Nếu có thì thể hiện ở chỗ nào?

PS: mong các bạn phát huy tinh thần phản biện, dù bạn ở lề trái hay lề phải, dù quan điểm khác nhau đến thế nào. Trái tốt hay phải tốt, tôi chỉ tin rằng, tinh thần phản biện mới giúp dân tộc mình phát triển.

@Bà Đầm: rất mong BĐX có bài viết về hiện tượng “lề trái” tung hô ông Võ Nguyên Giáp. Tôi cứ thắc mắc hoài. Tại sao với những chứng cứ rõ ràng, những phân tích cụ thể đầy trên mạng, họ vẫn tung hô Võ Nguyên Giáp. Hay đây thực sự là “Não trạng nô lệ”, đã làm tê liệt tư duy của họ? Những chủ trang như Ngô Minh, Quechoa, … làm tôi phải giật mình suy nghĩ lại, và thấy cần cảnh giác. Tôi sợ. Sợ đang gặp phải những tay Trùm DLV.

BS

Bài viết do Bà Đầm Xòe gửi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét