Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

“Xuân này con không về” – một bài hát nhân văn nhất, hay nhất, được thể hiện bằng giọng ca tuyệt vời nhất.

Chương trình Tết Giáp Ngọ


Sau sự kiện 30/4, nhất là từ thập kỷ 80 của thế ky trước, việc phổ biên dòng nhạc dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa không vấp phải sự cấm đoán khắt khe như thời chiến tranh, dù không được công khai cho phép. 

Người miền Bắc dần dần được tiếp xúc với dòng nhạc, mà người ta hay gọi là nhạc vàng, nhạc hải ngoại với sự tiếp nhận trân trọng và hào hứng. Gọi là nhạc hải ngoại là vì các giọng hát tài hoa như Thanh Tuyền, Tuấn Vũ, Chế Linh Duy Khánh, Hương Lan, Lin da Trang Đài... đều ra đi sau biến cố 30/4. Nhưng giọng ca, lời ca quyến rũ thính giả miền Bắc lạ kỳ.

Những bài hát về người lính VNCH khác hẳn với những bài hát viết cho người lính miền Bắc. Nó đi sâu vào tình cảm con người, rất thực tế, không hề có câu nào mạt sát đối phương, khơi gợi hận thù. Đặc biệt, không có khẩu hiệu lên gân, kích động kiểu như “Đi ta đi giải phóng miền Nam phá hết bốt đồn giết sạch những quân xâm lược”.

Tôi không có ý định bàn sâu về vấn đề này, nhân dịp xuân mới, xin giới thiệu một bài hát trong dòng nhạc đó, bài “Xuân này con không về”

Xuân này con không về là một bài hát nổi tiếng do bộ ba nhạc sĩ Trịnh - Lâm - Ngân[1] sáng tác trong khoảng thập niên 60. Bài hát này gắn liền với tên tuổi của ca sĩ Duy Khánh, Duy Khánh thành công với bài hát đến mức có lúc người ta tưởng Duy Khánh là tác giả.

Trịnh Lâm Ngân là nghệ danh ghép của 3 nhạc sĩ: "Trịnh" tức Trần Trịnh, "Lâm" tức Lâm Đệ, "Ngân" tức Nhật Ngân

Bài hát gắn liền với giọng ca Duy Khánh, nhưng ngoài ra còn được hát bởi các danh ca:Chế Linh, Elvis Phương, Duy Quang... và các ca sĩ trẻ như Trường Vũ, Quang Lê, Đặng Thế Luân, và gần đây nhất là ca sĩ trẻ Thùy Chi.
(wikipedia.org)

Cả bài hát không có lời căm hờn, thúc giục xông lên bắn giết. Người ta chỉ biết được bài hát này dành cho người lính Việt Nam Cộng hòa bằng câu: 

"bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẽ riêng mình êm ấm"

Điều đó nói lên chất nhân văn của người làm văn nghệ trong chế độ Sài Gòn khi ấy

**********

Lời bài hát “Xuân này con không về”

Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
khi thấy mai đào nở vàng bên nương
Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về
nay én bay đầy trước ngõ
mà tin con vẫn xa ngàn xa

ôi nhớ xuân nào thuở trời yên vui
nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi
bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng
trông bánh chưng ngồi chờ sáng
đỏ hây hây những đôi má đào

Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm,
mái tranh nghèo không người sửa sang

Khu vườn thiếu hoa đào mừng xuân
Đàn trẻ thơ ngây chờ mong
anh trai sẽ đem về cho tà áo mới
ba ngày xuân đi khoe phố phường

Con biết bây giờ mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẽ riêng mình êm ấm
Mẹ ơi con xuân này vắng nhà

Cũng giọng ca Duy Khánh, sau này, lại có thêm câu 

"Mẹ thương con xin đợi ngày mai..."
hoặc "Mẹ ơi con xin hẹn ngày mai..."

Tôi cho rằng, bài hát kết thúc bằng câu "Mẹ ơi con xuân này vắng nhà" là đủ, nối thêm câu sau vào sẽ làm bài hát đuối đi.

Còn bài hát xin mời bạn đọc nghe theo đường link sau:


Giao thừa xuân Giáp Ngọ


NTT

1 nhận xét:

  1. Nặc danh1/2/14 6:34 SA

    “Xuân này con không về” nay được hát tiếp bởi người nghèo phải xa quê hương kiếm ăn trên khắp cõi Việt "tươi đẹp".

    Trả lờiXóa