Quyền được thông tin là một nội dung của quyền tự do thông tin – một quyền cơ bản của con người, được xác định trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế năm 1948.
Điều 25 Hiến pháp Việt Nam 2013 qui định “Công dân có quyền tiếp cận thông tin”. Nhưng từ Nguyên tắc Paris 1981 mà Nhà nước Việt Nam tham gia đến nay đã ròng rã hơn ba chục năm, quốc gia này vẫn chưa có nổi Luật tiếp cận thông tin.
Trong 69 năm qua, kể từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rất nhiều thông tin liên quan đến vận mệnh quốc gia, đến thực trạng kinh tế xã hội bị ém nhẹm. Trong thời đại thông tin toàn cầu, việc làm này làm gây nên sự hoang mang của nhân dân. Người dân không biết đâu là sự thật nên không thể có được nhận thức đúng đắn, điều này gây cản trở cho sự phát triển của Đất nước và đặc biệt trong việc huy động sức người bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ Quốc.
Đương nhiên, quyền được tiếp cận thông tin không bao gồm những thông tin về bí mật quốc gia nhưng bao gồm những thông tin về các phe nhóm không đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.
Việc bưng bit thông tin còn nói lên sự coi thường quần chúng nhân dân, muốn biến nhân dân thành những người chỉ biết nghe lệnh.
Xét thấy, Phong trào “Chúng tôi muốn biết” phù hợp với Hiến pháp Việt Nam, phù hợp với Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế;
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam tuyên bố ủng hộ phong trào “Tôi Muốn Biết”, bắt đầu từ Hiệp ước Thành Đô do Mạng lưới Blogger Việt Nam phát động.
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam cho rằng, quyền được thông tin phải được luật hóa và yêu cầu Quốc hội sớm xây dựng Luật về quyền tiếp cận thông tin và có biện pháp hữu hiệu đưa Luật này vào cuộc sống.
Hà Nội ngày 12/9/2014
Ban lãnh đạo Hội Nhà báo độc lập
Phạm Chí Dũng
Nguyễn Tường Thụy
Bùi Minh Quốc
Có một phong trào cũng có thể phat động , sẽ mang đến kết quả tích cực .
Trả lờiXóaKHÔNG THÍCH CỌNG SẢN . Chúng ta không chống ĐẢNG , không chống Nhà nước . Nhưng có quyền KHÔNG THÍCH .!