Quyền hiến định
Dân chủ, hay sự thể hiện quyền làm chủ của nhân dân không chỉ nằm ở việc hướng định với lá phiếu, mà còn thể hiện qua thủ tục, trình tự tiến hành bầu cử, trong đó có quyền tự ứng cử. Bầu cử chỉ thực sự tự do và công bằng khi mọi công dân thực thi quyền tự ứng cử mà không bị cản trở trong bất kỳ trường hợp nào.
Tự ứng cử vì thế trở thành một trong những quyền chính trị cơ bản và thiêng liêng nhất của một con người, được ghi nhận trong các công ước Quốc tế và bản Hiến pháp qua các thời kỳ của nhà nước Việt Nam.
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966, tại Điều 25 ghi rõ: Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình.
Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948, tại Điểm 3, Điều 21 nhấn mạnh: Ý chí của nhân dân phải là cơ sở của quyền lực của nhà nước. Ý chí này thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, tổ chức theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương.
Ông Hồ Chí Minh - người khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, từng khẳng định: Hễ những ai muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử.
Hiến Pháp của nhà nước Việt Nam từ năm 1946 đến nay quy định về quyền tự do ứng cử của mọi công dân. Cụ thể:
Hiến pháp năm 1946 của nước Dân chủ Cộng Hòa, Mục C, điều 18 quy định: Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
Hiến pháp 1992, Điều 54 quy định: Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
Hiến pháp 2013, Điều 27 tiếp tục quy định: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Cùng với quyền bầu cử, quyền ứng cử phải được thực hiện như một trong những quyền cơ bản nhất của con người mà thể chế cần bảo đảm.
Cơ chế “Đảng cử dân bầu”
Dù đã tồn tại trong văn bản pháp luật cao nhất của một nhà nước (Hiến Pháp), nhưng trong 68 năm qua, quyền tự ứng cử vẫn chỉ mang tính tượng trưng, lý thuyết.
Cụ thể, trong Quyền ứng cử, có quy định hai hình thức ứng cử. Trong đó, việc ứng cử thông qua tổ chức, cơ quan, đơn vị giới thiệu luôn áp đảo so với việc ứng cử của một cá nhân bất kỳ.
Cụ thể, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, tại Điều 2 quy định: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật. Song, tại điều các điều 34, 35, Luật bầu cử đại biểu lại quy định chặt chẽ việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở T.Ư.
Chính lối bầu cử áp đặt theo cơ chế “Đảng cử dân bầu” trên đã tạo ra sự bất bình đẳng sâu sắc và xúc phạm đối với việc tự ứng cử của công dân.
Do vậy, kết quả ba cuộc bầu cử ĐBQH gần đây đã cho ra những con số quá thấp về tự ứng cử.
Quốc hội khóa XI cả nước có 67 người tự ứng cử, kết quả chỉ có 2 người trúng cử; Quốc Hội khóa XII cả nước có 238 người tự ứng cử, chỉ duy nhất 1 người trúng cử; Khóa XIII, số người tự ứng cử là 15, trúng cử 4 người.
Tuyên bố
Tự ứng cử là quyền chính trị quan trọng bởi điều này thể hiện nền dân chủ thực sự. Chính điều này, cùng với quyền tự do bầu cử sẽ làm gia tăng quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội của mọi công dân trong thực tế. Quyền ứng cử càng được đảm bảo bao nhiêu thì càng thể hiện tính đặc trưng của một nhà nước của dân, do dân, vì dân bấy nhiêu.
Chúng tôi - một số hội đoàn thuộc Xã hội Dân sự - tuyên bố:
1. Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc Bầu cử Quốc hội khóa XIV phải có trách nhiệm cao nhất trong việc tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi công dân được thực hiện đầy đủ quyền bầu cử, ứng cử của mình.
Xóa bỏ cơ chế “Đảng cử, dân bầu” tồn tại từ nhiều năm qua.
2. Yêu cầu minh bạch hóa trong công tác đối với người tự ứng cử. Không kỳ thị trong cách đưa tin (tuyên truyền bầu cử), không phân biệt trong điều kiện vận động bầu cử của các ứng viên, không có hành vi cản trở đối với những người tự ứng cử nhằm thể hiện tính công bằng, khách quan.
3. Yêu cầu tiếp tục bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn nữa luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, quy định rõ quyền tự ứng cử của công dân; quy trình, thủ tục, cách thức để công dân thực hiện quyền tự ứng cử của mình. Đặc biệt, bổ sung điều luật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục trong việc thực hiện quyền tự ứng của công dân trong Luật bầu cử Quốc hội
4. Yêu cầu xóa bỏ sự bất công hoặc làm rõ giá trị công bằng đối với hai hình thức ứng cử trong văn bản luật Bầu cử Đại biểu Quốc Hội, cụ thể là điều 34, 35.
Xem xét lại những bất hợp lý và thiếu công bằng trong Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.
5. Yêu cầu thực hiện phổ biến sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân về Pháp luật bầu cử, về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong các cuộc bầu cử, về quyền tự ứng cử của công dân. Đồng thời, Luật phải quy định rõ Ứng cử là Quyền và là Trách nhiệm của mọi Công dân.
6. Ủng hộ việc hồ sơ ứng cử phải có lý lịch tư pháp, kê khai tài sản. Ủng hộ người dân tự ứng cử để thể hiện thực chất ý chí nhân dân trong bầu cử.
7. Đồng thuận văn bản góp ý của Chính phủ gửi ban soạn thảo Dự luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (thuộc Ủy ban thường vụ quốc hội) về “đề nghị dự luật bổ sung quy định theo hướng mở rộng các hình thức bầu cử, như cho phép người ứng cử tự mình tiến hành vận động bầu cử”.
Ngày 28 tháng 10 năm 2014
Danh sách hội đoàn dân sự ký tên:
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam - Đại diện: Nhà báo Phạm Chí Dũng
Diễn đàn Xã hội dân sự - Đại diện: TS. Nguyễn Quang A
CLB Lê Hiếu Đằng - Đại diện: Ông Huỳnh Kim Báu
--------------------------
Statement on citizens' right to stand for election
Constitutional rights
Democracy, or the expression of the people's sovereignty not only lies in the direction of the ballot, but also expressed through the procedures to conduct elections, which includes the right to stand for election. Only when citizens can exercise their right to stand for election without being hindered in any circumstances can elections be considered really free and fair.
The right to self-nomination therefore is the most basic and the sanctity of political rights, which is recognized in the International Covenant and Vietnam's Constitution throughout the different eras.
The International Covenant on Civil and Political Rights, adopted in 1966, clearly states in Article 25 the right of citizens "to vote and be elected at genuine periodic elections which shall be by universal and equal suffrage and shall be held at by secret ballot, guaranteeing the free expression of the will of the electors."
Declaration of Human Rights of the United Nations, adopted in 1948, emphasizes in Point 3 of Article 21 that "the will of the people shall be the basis of the authority of government; this will shall be expressed in periodic and genuine elections which shall be by universal and equal suffrage and shall be held by secret vote or by equivalent free voting procedures."
Ho Chi Minh, the man who gave birth to the Democratic Republic of Vietnam, once said: "Anyone who wants to take part in running the country shall have the right to stand for election, and everyone who is a citizen shall have the right to vote."
The Constitution of the state of Vietnam from 1946 till the present has always provided for the freedom of every citizen to stand as candidates for public office. Specifically:
The 1946 Constitution of the Democratic Republic of Vietnam stipulates in Section C of Article 18 that "candidates shall be those who have the right to vote, are at least 21 years of age, and know how to read and write".
The 1992 Constitution stipulates in Article 54 that "citizens, regardless of ethnicity, gender, social background, creed, religion, educational level, occupation, residence period, shall have the right to vote if they are at least 18 years of age, and shall be eligible to stand for election to the National Assembly and the People's Councils in accordance with the law if they are at least 21 years of age.
The 2013 Constitution continues to stipulate in Article 27 that citizens who are 18 years of age and older shall have the right to vote, and citizens who are 21 of age or older shall have the right to stand for election to the National Assembly and the People's Councils. The implementation of this right shall be in accordance with the law.
Along with the right to vote, the right to stand for election must be implemented as one of the most basic rights of human beings that institutions should ensure.
The "Party's nomination, People's votes" principle
In spite of its 68 years of existence in the highest legal document of a state (the Constitution), the right to stand for election remains a "symbolic right" which exists only in theory.
To be specific, the right to stand for election defines two types of nominations, of which nominations through organizations, agencies, or units are overwhelming compared to self-nominations by any individual.
More specifically, the Law on Elections to the National Assembly stipulates in Article 2 that citizens of the Socialist Republic of Vietnam, regardless of ethnicity, gender, social background, religion, religiosity, educational level, occupation, residence period, shall have the right to vote once they are eighteen years of age or older, and the right to nominate delegates to stand for election the National Assembly in accordance with the law once they are 21 years of age or older. However, this same document also provides in articles 34 and 35 to strict regulations on how to nominate candidates to the National Assembly through agencies, organizations and units at central levels.
It is this voting mechanism based on the imposing principle of "Party's nomination, People's votes" that has created gaping inequalities that mock the right of citizens to stand for election.
The results of the three most recent elections of MPs thus show that there are too few successful candidates who were "independent" (ie, self-nominated) candidates.
In the 11th National Assembly there were 67 independent candidates; only 2 were elected. In the 12th National Assembly there were 238 independent candidates; only one was elected. And in the 13th National Assembly there were 15 independent candidates; 4 were elected.
Statement
The right to stand for election is an important political right because it represents real democracy. It is this right, together with the right for free elections which will increase the right to take part in running a country and managing a society of all citizens in reality. And the more voting rights are guaranteed, the more characteristic features are revealed of a government that is "of the people, by the people, and for the people".
We, representatives of several associations belonging to the civil society, hereby demand that:
1. All agencies and organizations involved in the 14th National Assembly Elections should act with the utmost responsibility to create the most favorable conditions for all citizens to fully implement the right to vote as well as the right to self-nomination for election themselves.
The "Party's nomination, people's votes" principle that has been in existence for so many years should be removed.
2. Transparency of procedures related to self-nominations should be established. No discrimination in terms of news coverage or conditions for conducting the election campaign should remain, and no hindering of self-nominated candidates' activities should be allowed. This is essential to establish the principle of fair and objective elections.
3. Further supplements, amendments, and other improvements should be made to the Law on National Assembly Elections, which should specify the right of citizens to self-nomination, as well as the processes, procedures, and methods for citizens to exercise that right. In particular, additional rules specifying the conditions, standards, processes and procedures in the implementation of citizens' right to self-nomination should be included in the Law on National Assembly Elections.
4. Removal of unfair rules, or clarifications to enable fair treatment of the two types of candidates should be made in Law on National Assembly Elections, namely in articles 34 and 35.
Revisions to the unreasonable and unfair Decision No. 244 QD /TW dated June 9, 2014 promulgated by the Central Committee concerning voting rights of Party members should be considered.
5. Dissemination to the people of all social strata of the Law on Elections, of the rights and responsibilities of citizens in elections, and in particular the right of citizens to self-nomination should be made. Also, it should be make clear in the law that standing for election is the right and responsibility of all citizens.
6. Candidates' profile should be made to include a judicial record and a declaration of assets. The right to self-nomination should be respected in order to represent the actual will of the people in elections.
7. Comments submitted by the Government to the Bill Drafting Committee for the Law on National Assembly and People's Council Elections (which belongs to the National Assembly Standing Committee) to propose additional provisions towards more open forms of election, such as allowing the candidate to conduct his/her own election campaigns, should be supported.
Made in Saigon, Vietnam, October on 28th 2014
List of civil society organizations signed:
- The Independent Journalists' Association of Viet Nam - Representative: Pham Chi Dung, journalist
- Civil Society Forum - Representative: Dr. Nguyen Quang A
- Le Hieu Dang Club - Representative: Mr. Huynh Kim Bau
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét