Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Đêm tưởng niệm 32 nhà báo bị sát hại

Chu Vĩnh Hải

VNTB: Nhà báo Chu Vĩnh Hải, người là hội viên của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam, đã thực hiện chuyến hành trình đến Manila dự hội thảo về báo chí điều tra với tư cách khách mời dành cho Hội NBĐLVN.
Dưới đây là bài viết đầu tiên của anh về sự kiện hội thảo và đêm thắp nến tưởng niệm những nhà báo quốc tế đã nằm xuống.

---------------

(VNTB) - Trong khuôn khổ Hội thảo báo chí điều tra Châu Á lần thứ nhất do tổ chức Mạng lưới báo chí điều tra toàn cầu (Gloabal Investigative Journalism Network) tổ chức tại Manila- Philippines trong hai ngày 23 và 24 tháng 11/2014, đã diễn ra một sự kiện có ý nghĩa: thắp nến tưởng niệm 32 nhà báo người Philippines bị sát hại tại Mindanao, miền Nam Philippines vào ngày 23-11-2009.
Vào ngày 23-11-2009, hơn 100 kẻ khủng bố bịt mặt, được trang bị tốt đã tiến hành bắt giữ 32 nhà báo, 26 luật sư và hơn 40 thường dân khác trên một quả đồi ở vùng Maguindanao thuộc đảo Mindanao. Những kẻ khủng bố là thuộc hạ của một chính trị gia đang đảm nhiệm chức vụ tỉnh trưởng tỉnh Maguindanao, còn 26 luật sư và 40 thường dân khác là những người ủng hộ ông phó tỉnh trưởng-đối thủ chính trị chính của ông tỉnh trưởng. 32 nhà báo chỉ là những người đưa tin thuần túy. Khi biết rằng không thể khuất phục được sự chọn lựa chính trị của 26 luật sư và 40 thường dân, những kẻ khủng bố tàn độc đã xả súng vào họ. 32 nhà báo cũng chịu chung số phận.

Vụ sát hại tại Mindanao đã làm rung chuyển thế giới nói chung, tạo nên một cơn địa chấn trong đời sống của cộng đồng các nhà báo trên khắp toàn cầu. Báo chí nhất trí cho rằng, đó là vụ thảm sát nhà báo có qui mô lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Tại lễ tưởng niệm 32 nhà báo bị thảm sát, ông David E. Kaplan, Giám đốc Mạng lưới báo chí điều tra toàn cầu, nói: “Những người làm báo trên khắp thế giới không bao giờ quên vụ thảm sát này. Và, những người làm báo trên khắp thế giới luôn trân trọng và biết ơn 32 nhà báo đã bị sát hại. Họ đã cống hiến hết mình cho báo chí vì sự nghiệp thông tin để tiến bộ”.

Bà Sheila Coronel đến từ Học viện báo chí Columbia nói: ‘Họ là những nhà báo chân chính. Những kẻ giết nhà báo, bạo hành nhà báo, ngăn cản nhà báo, cản trở chính kiến nhà báo chính là kẻ thù của nhân văn, kẻ thù của sự phát triển”.

Những lời kêu gọi lương tâm của các nhà báo trẻ Philippines.

Nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải( bìa trái) trong lễ tưởng niệm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét