Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Blogger Đoan Trang: Tôi chọn trở về Việt Nam


Từ trái sang: Blogger Đoan Trang, Blogger Nguyễn Anh Tuấn và LS Trịnh Hội tại văn phòng Human Rights Watch hồi cuối tháng 1 năm 2014.
Photo courtesy of MLBVN


Vào hôm 26 tháng 1 năm 2015, Blogger Đoan Trang đã đặt chân về đến Việt Nam, quá cảnh tại phi trường Tân Sơn Nhất và đã bị an ninh giữ lại trong 15 giờ đồng hồ. Sau khi cô hoàn tất thủ tục và về nhà của một người bạn. Chân Như có cuộc phỏng vấn ngắn với Đoan Trang trước khi cô lại đáp chuyến bay kế tiếp để bay về Hà Nội.

Để sống và để viết


Chân Như: Chúc mừng Đoan Trang đã về đến Việt Nam bình an. Tuy nhiên khá nhiều người đã ngạc nhiên và đặt câu hỏi là tại sao Đoan Trang lại có quyết định trở về vào thời điểm này?
Đoan Trang: Dạ vâng, cảm ơn anh Chân Như. Em qua Mỹ là để học bằng học bổng của trường Nam Cali (University of Southern of California) và học bổng kéo dài đến hết năm 2014; Và hết năm thì em về thôi ạ. Tất nhiên là em cũng có thể ở lại Mỹ thêm được nhưng thật sự thì cũng nhớ Việt Nam quá và cũng thích ở Việt Nam hơn. Em nghĩ với tư cách một người làm báo, người viết thì Việt Nam luôn là một đất nước mà người ta nên gắn bó. Cái này nói nghe hơi lý thuyết nhưng thực sự ở một xã hội càng nhiều chuyện, càng rắc rối thì người ta càng có nhiều đề tài để viết. Nếu là người viết thì rất nên ở Việt Nam. Đó là điều mà em thường hay nói với bạn bè của em ở bên Mỹ - các nhà văn, nhà báo: “Nếu các bạn muốn chứng kiến một xã hội đang trong thời kỳ rối ren hay trong thời kỳ như người ta gọi là loạn mà các bạn muốn chứng kiến những thân phận con người hay những chuyện khác thì các bạn rất nên đến Việt Nam để chứng kiến, để sống và để viết.” Có lẽ đó là lý do khiến em về Việt Nam.
Chuyến bay của em về Hà Nội nhưng quá cảnh tại Sài Gòn. Khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất, lúc tám rưỡi sáng chuẩn bị làm thủ tục để quá cảnh về Hà Nội thì an Ninh có giữ em lại để làm rõ một số vấn đề thuộc về an ninh quốc gia. 
-Blogger Đoan Trang
Chân Như: Được biết trong chuyến trở về lại nước, Đoan Trang đã gặp một vài sự cố tại phi trường, thực hư chuyện này thế nào?
Đoan Trang: Chuyến bay của em về Hà Nội nhưng quá cảnh tại Sài Gòn. Khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất, lúc tám rưỡi sáng chuẩn bị làm thủ tục để quá cảnh về Hà Nội thì an Ninh có giữ em lại để làm rõ một số vấn đề thuộc về an ninh quốc gia. Làm rõ xong rồi thì mới có thể giải quyết thủ tục cho em nhập cảnh được. Họ giữ lại làm việc từ chín giờ sáng cho đến nửa đêm ngày 26 tháng giêng trong sân bay Tân Sơn Nhất. Nói chung là không có vấn đề gì lắm, thấy cũng bình thường; Không có chuyện gì nghiêm trọng. Tất nhiên là cuộc gặp nằm ngoài dự kiến. Về căn bản thì em thấy không có gì quá căng thẳng.
Chân Như: Đoan Trang có hy vọng là những gì Đoan Trang học được tại Mỹ sẽ giúp ích cho Đoan Trang nhiều trong công việc sắp tới của Đoan Trang hay không?
Đoan Trang: Chương trình nghiên cứu của em là về chính sách công và em học được rất là nhiều. Tất nhiên là học bao nhiêu cũng không đủ, luôn cảm thấy không đủ. Nói theo kiểu thì càng biết thì thấy mình cần biết nhiều hơn nữa.
Nó giúp ích cho nghề viết vì khi em hiểu biết hơn thì cảm thấy mình có lý luận hơn, lập luận hơn và có khả năng thuyết phục độc giả hơn. Tuy nhiên, em cũng thấy những điểm khác mà nếu như chúng ta không biết thì lại còn dễ dàng hơn cho độc giả hiểu. Viết những vấn đề như về chính sách công của một đất nước như Mỹ thì nó khác và khó áp dụng ở Việt Nam lắm. Mình đứng ở ranh giới rất dễ trở thành người viết theo kiểu “học giả hàn lâm” mà độc giả Việt Nam sẽ không thấy chút gì lý thú cả. Đó là một điểm mà theo em nghĩ là nhưng người theo nghề viết ở Việt Nam có lẽ cũng cần phải chú ý. Không dám khuyên mọi người nhưng về phía em thì chắc em sẽ để ý đến chuyện đó: cố gắng không xa rời cuộc sống, sa vào vấn đề lý thuyết.
Chân Như: Và câu cuối và cũng là câu hỏi mà nhiều người cũng đang thắc mắc:  Đoan Trang đang có cơ hội ở lại Mỹ sao lại bỏ lỡ? Đoan Trang có thể chia sẻ?
Đoan Trang: Như em đã nói, là một người viết và em cảm thấy nhớ Việt Nam, gắn bó với Việt Nam. Người viết nào cũng gắn bó với nền văn hóa của họ. Để viết được thì họ phải hiểu đất nước của họ, có độc giả riêng của họ và có nền văn hóa riêng của họ. Có người nói với em rằng là đang ở Mỹ thì đó cũng là một cơ hội trong tay mà không tận dụng giống như “cầm vàng trong tay mà vất vàng đi” thì đó là dại. Em nghĩ mỗi người có cách đánh gía khác nhau về chuyện thế nào là cơ hội. Với tư cách là một người viết, em nghĩ cơ hội đối với người viết là có những đề tài hay để mà viết, có những giai đoạn rất là đẹp trong xã hội (đẹp đối với người viết) để mình chứng kiến, để mình có thể viết. Nếu mình có những giá trị khác, mình mong muốn những điều khác thì có thể ở Mỹ là một lựa chọn tốt; Nhất là cho những bạn trẻ nào mà muốn “xách ba-lô lên rồi đi” để mở mang tầm mắt thì có thể ở Mỹ. Nếu là em thì em muốn “xách ba-lô lên rồi đi” và về chứ không chỉ có đi không.
Thực sự ra cũng có một điều mà em nói ra không biết có “nhạy cảm, tế nhị hay động chạm” gì đến ai không. Đó là đã đến lúc nền kinh tế và xã hội Việt Nam cần chúng ta chung sức, chung lòng để xây dựng nó chứ không nên rời bỏ nó đi. Em nghĩ vậy. Ở Việt Nam có những vấn đề nếu có thể trong điều kiện của mình thì cố gắng ở lại để tìm cách giải quyết hơn là bỏ cuộc. Tất nhiên, xét về lựa chọn cá nhân, không ai rằng việc mình đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở nước khác là sai cả. Tuy nhiên, em nghĩ như hoàn cảnh của Việt Nam, nhiều bậc cha mẹ hay có quan điểm “ hy sinh đời bố, củng cố đời con”; Cố gắng để làm sao con mình đi du học nước ngoài rồi nó ở lại là tốt nhất. Nếu ai cũng nghĩ như vậy thì Việt Nam cũng sẽ mãi mãi như thế này. Có lẽ đây cũng là một phần lý do mà em muốn về, luôn luôn là muốn về.
Chân Như: Đúng là mỗi người mỗi lựa chọn và ai cũng có quyền lựa chọn khác nhau vì mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Do đó chúng ta không có quyền phán xét ai cả khi chưa rõ căn nguyên.
Xin cám ơn phần chia sẻ của Đoan Trang và cầu chúc cho Đoan Trang luôn bình an và đạt được những mong muốn mà Đoan Trang đang ấp ủ.

2 nhận xét:

  1. Nặc danh29/1/15 4:31 SA

    Luc nao cung ne-phuc Doan-Trang moi khi em Viet va Noi ! Tuy con` tre nhung su thong-minh va chin-chan o em that dang' khen-ngoi...Hy-vong ban-huu cua em se nhan-thuc ve Dat-nuoc duoc nhu em, de cung nhau xoay-chuyen manh-me hon lop the-he hien-tai con` rat nhieunguoi dang nhu em noi " Neu ai cung nghi nhu vay thi Viet-Nam cung se mai mai nhu the nay!"
    Van Ha.

    Trả lờiXóa
  2. Đoan Trang em,
    Tung cánh chim tìm về tổ ấm ( lời nhạc Ngày Về của Hoàng Giác ) . You know what ? Em biết gì không ? Nhiều nhiều người trong đó có anh đã theo dõi bước chân của em " Pretty ridiculous". Nhắc chuyện cũ , lúc Trang đang ở M̃ỹ , Trang viết bài......Thư gửi người em gái không thân ( hay gì đó....xin lỗi anh nhớ nội dung chứ không nhớ tưạ đề bài viết ). Trong b̀ài nầy , anh cảm nhận ra , trong đấu tranh cho tự do chủ , trong phồn vinh kinh tế cho quê hương , trong bảo vệ biển đảo đất nước v.v....có nhiều tư duy , nhiều khuynh hướng khác nhau v.v...nhưng với anh , anh thích chọn con đường của pretty ridiculous , vì nó nhẹ nhàng thênh thang như trong bài viết của em về cu Trung ( con của anh thư Bùi Thị Minh Hằng) lúc Trang gặp cu Trung ở nước Mỹ .
    Anh mơ rằng ....một mai không còn loài quỷ đỏ ngồi chồm hổm trên bộ mặt của dân tộc , lúc ấy Trang pretty silly không cần làm nhà báo cầm cân nẩy mực nữa , mà chuyển qua thể loại như cổ tích hay hoang đường thần thoại ....hình như đấy mới là thực sự là con người của Trang , bắt đầu với.....ngày xửa ngày xưa ....có thi sĩ Hữu Loan , từ bỏ lý tưởng CS về quê cày ruộng , chàng vô tình bắt gặp con điạ chủ ác ghê , bị dân làng hất hủi còn hơn người cùi hủi , nàng công chúa lọ nồi nầy đêm thì ngủ trong miếu , ngày thì mót khoai để lót dạ ....Hoàng tử Hữu Loan cảm động và lấy nàng làm vợ , dù vật đổi sao dời , đói khổ có nhau , và hạnh phúc đến răng long tóc bạc ! Trong khi vợ chồng các đao phủ văn học nghệ thuật như Tố Hữu , Hoài Thanh , Chế Lan Viên , Xuân Diệu ( Xuân Diệu không có vợ con ) cái hậu thì chẳng có ra cái gì và bị miệng thế gian nguyền rủa !.

    Trả lờiXóa