Đánh đập không làm cho chúng tôi sợ, thị uy cũng không được, lại còn liên tục bị bóc mẽ ra sự ngu dốt, sai trái, những kẻ được gọi là công an nhân dân lần lượt bỏ đi, để lại hai vị ở tổ dân phố. Hai ông này thể hiện thái độ khá ôn tồn. Không thể để lãng phí thời gian, chúng tôi tranh thủ làm công tác “binh vận”. Chúng tôi cố gắng làm cho họ hiểu rằng sự hiểu biết của cán bộ công an như thế là quá kém cỏi, lại nhầm tưởng quyền hành của mình là vô hạn thì làm sao có thể làm được việc. Rằng tại sao, công an tự tung tự tác hàng ngày mà dân không biết họ sai ở chỗ nào, lại coi những việc làm ấy là đương nhiên. Rằng tại sao, dân cứ thấy công an là sợ? Họ không đáng sợ như vậy… Chúng tôi lại chuyển sang giải thích về quyền con người. Nhiều người không biết mình có quyền gì v.v…
Hai dân phòng ngồi lắng nghe và cũng nói chuyện với chúng tôi nhưng tránh động đến sự việc đang xảy ra, thỉnh thoảng gật đầu đồng tình.
Ngồi mãi không thấy ai vào hỏi gì nữa. Nhận ra mình đang bị câu lưu, chúng tôi bèn ra ngoài chất vấn và đòi lại tài sản để về. Hỏi một cán bộ công an, anh ta trả lời còn chờ xin ý kiến cấp trên. Chúng tôi hiểu, từ chuyện đánh đập, bắt bớ, áp giải chúng tôi về đây đều từ ý kiến cấp trên cả.
Nga lộc cộc cây nạng gỗ từ tầng dưới lên tầng trên, rồi lại từ tầng trên xuống tầng dưới đi tìm kẻ có trách nhiệm đòi tài sản bị cướp. Cô chân đau (hậu quả từ trận công an cho côn đồ đón đường đánh ngày 25/9/2013 tại Thanh Trì, Hà Nội) cứ thế đi lên, đi xuống rất nhiều lần giống như đi tìm kẻ cướp lẩn trốn ở đâu. Giọng cô lanh lảnh vạch tội công an. Chúng phải xin cô nói nho nhỏ chứ. Nga lại nói to hơn, lại vạch tội nhiều hơn.
Lúc này, kẻ có trách nhiệm thì trốn, còn ngoài sân thì rất đông công an đứng nhìn, nghe Nga tố cáo.
Cuối cùng thì Cao Thị Minh Toàn gọi Nga vào một phòng. Chúng tôi ngồi ngoài sân, bảo nhau theo dõi nhé, làm gì mà lâu thế. Lúc sau Nga ra, cầm theo một tờ giấy:
- Họ yêu cầu làm đơn, kê khai mất những gì, mất như thế nào để họ xem xét
Tôi nói luôn:
- Không được. Chúng cướp của chúng ta, chúng phải trả. Đó là cái lẽ đơn giản. Không ai lại đi làm đơn xin kẻ cướp xem xét cả.
Mọi người đồng tình và tiếp tục lên tiếng yêu cầu trả tài sản.
Có lẽ đã quen với bài sử dụng quần chúng tự phát nên chúng lại cho một tên vào chửi bới. Hắn chừng 55 tuổi, trông không đến nỗi nhem nhuốc lắm nhưng lời của hắn thì xoe xóe như bà mất gà, lời lẽ thì đầu đường xó chợ. Lúc hắn xưng là công an, lúc lại xưng là dân. Mọi người thắc mắc sao vừa bảo là dân cơ mà thì hắn chầy cối: “Dân cũng là công an, công an cũng là dân” làm anh em chúng tôi cười phá lên. Chúng tôi đoán tay này là cấp trên, thấy cấp dưới xử lý kém quá nên thân chinh ra trận với vai quần chúng tự phát.
Hai cái mồm chủ lực: phía bên kia thì có hắn, phía chúng tôi thì Thúy Nga. Xem ra không bên nào chịu thua bên nào nhưng xét về độ chua ngoa, tục tĩu và độ vô lý thì Nga của chúng tôi thua hẳn. Hắn chỉ thua Nga về lẽ phải. Hắn mồm năm miệng mười, lúc thì già mồm át lời Nga: “Đừng có nói láo, ai cướp đồ của mày?”. Lúc thì hắn văng ra với JB Nguyễn Hữu Vinh: “Giải thích cái con cặc”.
Có lúc, tôi đã nghi ngờ về giới tính của hắn nhưng đến khi hắn văng cặc ra thì tôi mới dám chắc hắn là đàn ông.
Bác Thanh Giang phẫn nộ:
- Sao công an lại cho thằng này vào chửi láo. Đuổi cổ nó ra.
Xem chừng, dùng hết xã hội đen đến “quần chúng tự phát” không đem lại hiệu quả gì, tên côn đồ này đành rút lui.
Du côn đi rồi, chúng tôi lại quay sang tiếp tục đòi tài sản. Cao Thị Minh Toàn mời chúng tôi vào phòng trực ban. Thị vẫn lải nhải yêu cầu chúng tôi phải làm đơn đề nghị, trình bày. Thúy Nga dằn giọng:
- Đề nghị cái gì, tôi bị cướp ở đồn công an, bị đánh ở đồng công an. Tôi yêu cầu chị phải trả. Thế thôi.
Khác hẳn với lúc huy động côn đồ đánh chúng tôi, lúc này thị Toàn tỏ ra lúng túng đến thảm hại. Nếu ai không chứng kiến cảnh chúng tôi bị đánh, ắt cho thị là người phụ nữ hiền thục, đang bị chúng tôi bắt nạt. Chúng đang tính kế làm sao trả máy móc, thiết bị cho chúng tôi mà không bị bẽ mặt:
-Nhưng bây giờ tôi biết làm thế nào? Phải làm biên bản thì chúng tôi mới có cơ sở, phải chỉ ra ai là người cướp…
Nga chỉ vào một tên:
- Khi tôi bị cướp, chính cậu ta là người đang quay phim lúc tôi bị cướp điện thoại, bị đánh trong phòng. Chị hãy hỏi cậu ta. Thế sao lúc đánh tôi không làm biên bản? Khi cướp của tôi thì không làm văn bản?
Trương Dũng dồn:
- Chị cầm máy ảnh của tôi đúng không, lại còn hỏi ai. Đồng đội của chị đánh tôi, giật máy ảnh của tôi đưa cho chị đúng không? Chị trả lời đi?
Toàn không trả lời. Nga tiếp tục:
Toàn không trả lời. Nga tiếp tục:
- Yêu cầu chúng tôi làm đơn trình báo? Làm đơn trình báo với một kẻ đồng lõa với côn đồ ư? Khi chị mặc thường phục, chị là côn đồ… Tôi bị đánh bị dọa cắt cổ, bị cướp tài sản ngay trong trụ sở công an. Bây giờ chị mặc sắc phục xưng là trưởng công an thì tôi yêu cầu chị làm nhiệm vụ của một trưởng công an phường. Hiện chị là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi này. Chị không thể trắng trợn như thế này được. Tôi chưa thấy một ai trơ trẽn như chị?
JB Nguyễn Hữu Vinh:
- Tại sao ở đây người già có người trẻ có mà chị lại trơ trẽn tới mức độ như vậy được?
Lý lẽ đã đủ, chúng tôi xoay sang cảnh báo thị Toàn về luật nhân quả với hy vọng thức tỉnh lương tâm cho thị. Vinh giảng cho chị khá say sưa:
- Chị còn đời con, đời cháu. Khi nào nằm trên giường bệnh hãy ngẫm lại việc làm của mình đúng hay sai. Lúc ấy chị mới hiểu được mình chịu quả báo như thế nào.
Trương Văn Dũng lấy ngay địa phương ra ví dụ:
- Tôi nói cho chị biết, ngay ở quê Thái Bình này thôi, có tấm gương Phạm Quý Ngọ, chịu quả báo sờ sờ ra đấy. Còn Dương Tự Trọng Hải phòng là người chỉ đạo vụ đánh đập tra tấn tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Bây giờ thì Dương Tự Trọng thì sao? Gần 20 năm tù. Còn Dương Chí Dũng lãnh án tử hình chắc chị đã biết cả. Cái gì cũng có luật nhân quả hết.
Thúy Nga giải thích cho thị Toàn với vị trí đều là phụ nữ:
- Con tôi phải nuôi bằng đông tiền hạt gạo nó mới sống được, nhưng phải tích cái đức cho con mình. Chị cũng là người mẹ, chị phải hiểu điều đó…
Trước những lời lẽ chính trực dồn dập, trưởng công an phường Cao Thị Minh Toàn chỉ ú ớ, trông thị thật thảm hại. Cuối cùng, chúng lui ra ngoài.
Chúng không dám trực tiếp trả tài sản cho chúng tôi mà giao cho một người ở phường mang trả. Tất cả được xếp trong một cái cặp. Trương Văn Dũng kiểm tra, thấy mất thẻ nhớ máy ảnh, anh hỏi thì một đứa nhanh nhẹn chạy đi lấy mang trả. Còn điện thoại của tôi, khi về cắm vào máy tính nhưng không thấy hình, mặc dù tôi quay, chụp được khá nhiều. Mở ra thì thấy thẻ nhớ đã bị chúng tháo mất.
Chúng tôi trở về với nhiều thương tích. Nhưng thắng lợi của một trận đánh không nằm ở chỗ tiêu diệt được bao nhiêu kẻ thù mà ở chỗ, đẩy được đối phương vào một thế chiến lược nào. Chúng tôi tuy có bị thiệt hại về sức khỏe nhưng thêm một bằng chứng cho thấy họ đang hoảng loạn, ngày càng mất đi tính chính danh mà họ vẫn rêu rao đại diện cho dân, chính quyền này của dân, công an là công an nhân dân. Còn chúng tôi thì đương nhiên rồi, mỗi người càng thêm cứng cáp, thêm những hiểu biết và kinh nghiệm bổ ích.
Chúng tôi trở về với nhiều thương tích. Nhưng thắng lợi của một trận đánh không nằm ở chỗ tiêu diệt được bao nhiêu kẻ thù mà ở chỗ, đẩy được đối phương vào một thế chiến lược nào. Chúng tôi tuy có bị thiệt hại về sức khỏe nhưng thêm một bằng chứng cho thấy họ đang hoảng loạn, ngày càng mất đi tính chính danh mà họ vẫn rêu rao đại diện cho dân, chính quyền này của dân, công an là công an nhân dân. Còn chúng tôi thì đương nhiên rồi, mỗi người càng thêm cứng cáp, thêm những hiểu biết và kinh nghiệm bổ ích.
Cao Thị Minh Toàn trong vai trưởng công an phường Trần Hưng Đạo, và trong vai côn đồ
Lời cuối: Công an Thái Bình và một số địa phương khác thường làm một việc hết sức vô luật là đàn áp tất cả những ai đến thăm tù nhân lương tâm đang còn thời hạn quản chế. Họ tự cho mình cái quyền hết sức quái đản là “quản chế” luôn cả những người đến thăm người bị quản chế. Chúng thường dùng biện pháp bắt tất cả về đồn “hỏi tội”. Phản ứng mạnh thì chúng ra tay đàn áp, đánh đập, với mục đích họ sợ không dám đến nữa hoặc răn đe người khác. “Lý lẽ” của bọn này rất chầy cối, rằng “luật ở đây nó khác” “ở đây là tỉnh lẻ”. Tôi thì hiểu khác, có thể chúng cậy tỉnh lẻ mà cũng có thể có chỉ đạo hay tỉnh lẻ thì được phép hoặc làm ngơ. Nói vậy, không có nghĩa là Hà Nội thì nghiêm. Bằng chứng là Trần Thị Nga, Trương Văn Dũng… đã từng nhiều lần bị đánh đập trong đồn công an bị mai phục ngoài đường để đánh, ngay tại Hà Nội. Mới ngay ngày hôm qua (22/4) Trịnh Anh Tuấn lần thứ hai bị mai phục đánh rất dã man.
Sau đó, ngày 13/3/2015, chúng tôi đã cùng nhau đến Thanh tra Bộ công an gửi đơn tố cáo về vụ việc ở Thái Bình với đủ 12 chữ ký. Người tiếp chúng tôi là cán bộ tiếp dân Lê Hữu Sơn (số hiệu 176-464) và Bùi Tiến Trực (số hiệu 075-601). Họ hứa xem xét rồi chuyển đến cơ quan có trách nhiệm giải quyết. Thế nhưng đến nay đã hơn 40 ngày, chúng tôi vẫn chưa nhận được hồi đáp (Thời hạn trả lời quyết định thụ lý đơn tố cáo hay không theo qui định là 10 ngày).
Xin dừng loạt ghi chép “Sáu giờ trong động quỷ” tại đây.
23/4/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét