Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

BBC: Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư và những “hố bẫy” được cài sẵn

(An Ninh Quốc Phòng) - “Thụt hố” truyền thông là một thuật ngữ độc đáo do một tờ báo điện tử đã ‘duy danh’, đặt tên cho việc chính quyền Hà Nội đề ra chủ trương chặt, thay 6.700 cây xanh vừa qua.

Có điều, trong chiến dịch khổng lồ chặt, thay cây xanh ấy… những cái hố truyền thông này là do chính quyền Hà Nội tự đào để tự mình độn thổ, còn trong chuyến du xuân thăm Trung Quốc tuần này, chuẩn bị đón đoàn Việt Nam do ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, Trung Quốc đã “đào” những cái “hố bẫy” sâu hiểm, nguỵ trang tinh vi để tìm cách đẩy VN vào tình thế “sa hố”…


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được lãnh đạo Trung Quốc tiếp đón đặc biệt trong chuyến thăm của ông Trọng từ 7-10/4/2015

Xin được nêu lên một vài cái “hố chữ nghĩa” được bày ra để bẫy đó, từ hố “Biển Đông”cho tới bẫy về “đại cục, tiểu cục”.

Trước hết, là cái “hố bẫy” của Đài CRI của Trung Quốc khi họ viết “chuyện quan hệ hữu nghị hai nước xưa nay” là “giai thoại”, ngầm ý KHÔNG CÓ THẬT.

Giai thoại thôi ư?

Trong bản tin “Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 07/04/1975 bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc”, Đài phát thanh quốc tế của Trung Quốc CRI viết:

“Trong chặng đường lịch sử dài dằng dặc, quan hệ giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước đã để lại biết bao giai thoại…”

Sao lại viết như thế nhỉ? Chuyện quan hệ giữa lãnh đạo hai nhà nước, hai đảng lãnh đạo là chuyện nghiêm túc; văn kiện nhà nước, sử sách đã và sẽ phải ghi chứ không thể là chuyện thêu dệt, bịa tạc, đàm tiếu, đầu đường xó chợ, thế mà CRI lại đưa tin như vậy là ý gì?

Chuyện quan hệ giữa lãnh đạo hai nhà nước, hai đảng lãnh đạo là chuyện nghiêm túc; văn kiện nhà nước, sử sách đã và sẽ phải ghi chứ không thể là chuyện thêu dệt, bịa tạc, đàm tiếu, đầu đường xó chợ, thế mà CRI lại đưa tin như vậy là ý gì? 
Nhà văn Phạm Viết Đào

Phải chăng cơ quan ngôn luận này của Trung Quốc đã coi chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng CSVN rồi đây cũng chỉ như một thứ “giai thoại”, không có thực chất gì?

Cái ‘hố bẫy’ về chữ nghĩa thứ hai là việc Trung Quốc dùng cụm từ “hợp tác” để ‘giữ hoà bình’ trên Biển Đông.

Thực vậy, hãng thông tấn của Trung Quốc China News Service tuần này loan tin rằng trong cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình nói với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng rằng ‘hợp tác có lợi’ cho cả 2 nước.

Ông Tập được hãng tin Anh Reuter và đài VOA trích lời nói: “(Chúng ta) phải hoàn toàn chấp hành sự đồng thuận quan trọng mà các nhà lãnh đạo của hai Đảng đã đạt được, cùng kiểm soát và giải quyết thích đáng các tranh chấp lãnh hải, duy trì các mối quan hệ rộng rãi hơn, và hòa bình và ổn định trong vùng biển Nam Trung Hoa.”

Thiết nghĩ, đáng lẽ ra lãnh đạo Đảng của Việt Nam phải yêu cầu Trung Quốc hãy chấm dứt những việc làm sai quấy trên Biển Đông vừa qua như xâm lấn lãnh hải, mở rộng xây dựng đảo trong vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cho quân bắt giữ, đánh đập ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá trong vùng biển Việt Nam.

Nhưng đằng này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại một lần nữa tỏ ra chịu nghe “chỉ thị“ và hợp tác với Trung Quốc trong việc để yên cho Trung Quốc xâm lấn và gây hấn trên Biển Đông.

Cái hố bẫy thứ ba là cái hố hai bên tuyên bố “lấy đại cục làm trọng.”


Trung Quốc được cho là vẫn đang có những động thái củng cố các khu vực biển và đảo chiếm được ở Biển Đông, kể cả xây ‘đảo nhân tạo’.

Trung Quốc được cho là vẫn đang có những động thái củng cố các khu vực biển và đảo chiếm được ở Biển Đông, kể cả xây ‘đảo nhân tạo’.

Thực chất, cái “hố bẫy đại cục” này đã được ngụy trang, che đậy bằng những đám sương mù chữ nghĩa trong bản Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc.

Mục 3 của Tuyên bố chung này nói: ”Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng quan trọng của nhau, nhất trí cho rằng hai nước có chế độ chính trị tương đồng, có con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ vận mệnh tương quan, sự phát triển của nước này là cơ hội quan trọng cho nước kia.” “…”hai nước Việt Nam – Trung Quốc có lợi ích chung rộng rãi làm cơ sở cho đại cục quan hệ hai nước”

“Hai bên cần luôn kiên trì tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương chân thành, cầu đồng tồn dị, kiểm soát bất đồng; tin cậy chính trị Việt – Trung là cơ sở cho quan hệ song phương phát triển lành mạnh, ổn định…”

‘Cầu đồng, tồn dị’

Như thế, đằng sau màn hoả mù ngôn từ đủ để che tai bịt mắt du khách “cầu đồng tồn dị”, “hiệp thương chân thành”…, có thể làm cho Việt Nam mất cảnh giác, mất tập trung mà mải ngắm trời, ngắm đất, ngắm mây, ngắm “đại cục” tươi sáng mà quên trên đường đi, dưới lớp sương mù đang che đậy những cái “hố”, “bẫy” được cài đặt tinh vi chăng?

Xin hỏi “cầu đồng tồn dị, kiểm soát bất đồng” thực chất là cái gì?

Có cái gì là “dị” là “bất đồng” khi mà, ví như, Trung Quốc bắt, đánh ngư dân Việt Nam đang đánh cá trong lãnh hải của mình (Việt Nam); rồi khi Trung Quốc ngang nhiên cho quân đánh chiếm xây mở rộng đảo?
Xin hỏi “cầu đồng tồn dị, kiểm soát bất đồng” thực chất là cái gì? Có cái gì là “dị” là “bất đồng” khi mà, ví như, Trung Quốc bắt, đánh ngư dân Việt Nam đang đánh cá trong lãnh hải của mình (Việt Nam); rồi khi TQ ngang nhiên cho quân đánh chiếm xây mở rộng đảo? Nhà văn Phạm Viết Đào

Lẽ ra Việt Nam phải có những hành động mạnh mẽ, bảo vệ kiểm soát lãnh hải, hải thổ của mình, chứ sao lại theo Trung Quốc để mà chỉ được ngồi trên bờ hoặc vào đền chùa mà “cầu cúng” cho sự đồng thuận với câu thần chú mới là “cầu đồng tồn dị.

Rồi cầu nguyện để ‘Trung Quốc thôi đừng làm thế nữa'; và răm rắp theo lời của Bắc Kinh để Việt Nam không được sử dụng các giải pháp bằng luật pháp, chính trị, kinh tế, ngoại giao thậm chí bằng quân sự để giải quyết nếu và ngay cả khi Trung Quốc cứ ngang ngược lấn tới.

Tiếp theo còn chiếc “hố bẫy” này nữa. Ở Mục 5, Tuyên bố chung nói: “Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”;

“Sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt – Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.”

“Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả ‘Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông’ (DOC) và sớm đạt được “Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông” (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất;


Trung Quốc khuyên Việt Nam tôn trọng ‘đại cục’, nhưng đang ‘gặm nhấm’ Việt Nam bằng ‘tiểu cục’, theo tác giả.

“Không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt – Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông…”

Đại cục, tiểu cục

Xin thưa, thỏa thuận trong tuyên bố chung như thế là không ổn và không được.

Chuyện tranh chấp trên Biển Đông thực chất không phải do hai bên ‘hiểu nhầm’ nhau, không nhận đâu là lãnh hải nước mình dẫn tới tranh chấp, va chạm mà theo tôi là do Trung Quốc cứ cố tình nhận vơ là của mình, đưa quân vào lấn chiếm lãnh hải Việt Nam…

Trong Tuyên bố chung ở chuyến thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng, vô tình hay hữu ý, không rõ theo ý của ai, người ta đã ‘quên’ để không đưa vào đó Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 10/12/1982 vốn quy định và phân quyền lãnh hải cho các quốc gia;

Tại sao tuyên bố chung Nguyễn Phú Trọng – Tập Cận Bình chỉ nhắc đến COC và DOC như thế?

Phải chăng những người ký kết Tuyên bố chung này đã biến hành động xâm lấn của Trung Quốc thành chuyện giữa hai anh em trong một nhà do ‘không hiểu nhau’, nên ‘sinh ra tranh chấp, bất đồng’ trên Biển Đông? Để rồi nhờ thế, chuyện lớn, nguyên tắc, hệ trọng thành chuyện nhỏ, có thể bỏ qua, xuề xòa?

Còn nữa, khi lãnh đạo cao cấp hai nước đã thống nhất cao về đại cục như họ nói hai nước đều là và vẫn là xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng Sảng lãnh đạo; Đảng Cộng sản Việt Nam hình thành và phát triển có nhờ sự giúp đỡ của Đảng CS Trung Quốc; hai nước núi vẫn liền núi sông liền sông không chạy đi đâu cả; quan chức hai nước vẫn thăm nhau đều đều và luôn mồm “ní hảo…” với nhau;

“Do vậy mà nếu có tàu hải giám nào của Trung Quốc, hay ‘tàu lạ’ phương Bắc đuổi đánh ngư dân Việt, tàu thuyền của quân khu nào đó của Trung Quốc ra Biển Đông lấn xây kè, mở rộng hòn đảo nào đó, kể cả lập đảo nhân tạo, trên Biển Đông thì đó sẽ luôn là chuyện vặt, chuyện tiểu cục, chuyện lẻ tẻ, không ảnh hưởng gì tới đại cục…”

Tôi không nghĩ như thế, mà thực ra, theo tôi trong khi Trung Quốc khuyến dụ Việt Nam là nhớ phải “kiên trì”, phải “tin cậy”, phải tự kiềm chế và kiểm soát mà thực chất là đang bị xô, đẩy vào cái “hố bẫy” hợp tác, cái “bẫy nhử” giữ gìn tinh thần đại cục; thì Trung Quốc lại cứ nhằm cái “tiểu cục” mà mần, mà gặm nhấm dần Biển Đông theo kiểu con tằm ăn rỗi.

Xem ra những hố bẫy của Trung Quốc đối với Việt Nam thật sâu và hiểm làm sao!

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

(Theo BBC)

1 nhận xét:

  1. Đại cục, tiểu cục và VÀNG KHÈ CỤC! Lú mà hiểu đéo gì viết cho mất công!

    Trả lờiXóa