Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

VNTB- Luật chế tài vi phạm nhân quyền ở VN: Đang lập và cung cấp danh sách quan chức vi phạm cho Quốc hội Mỹ

TS (VNTB) - Vào đầu tháng 9/2015, một số nghị sĩ Mỹ đã đưa ra trước Thượng viện nước này hai dự luật quan trọng liên quan đến Việt Nam: Dự luật nhân quyền VN và dự luật chế tài nhân quyền ở VN. Trong đó, vấn đề chế tài nhân quyền đối với các quan chức VN vi phạm được đặc biệt chú ý.



4 bước vận động

Theo trang Mạch Sống ở Mỹ, để thực hiện có hiệu quả cơ chế chế tài nhân quyền, cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ tiến hành 4 bước cụ thể:

Thứ nhất, sẽ phổ biến danh sách thủ phạm và yêu cầu chính quyền Việt Nam điều tra và truy tố. Các thủ phạm ở cấp thừa hành có lẽ chẳng nghĩ mình có bao giờ sẽ công tác ở Hoa Kỳ hay cho con cái du học Hoa Kỳ; do đó bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ không phải là điều quan tâm. Tuy nhiên, chắc họ sẽ phải dè chừng vì có tên trong "bảng phong thần" có nghĩa là các hành vi đàn áp tôn giáo của họ đã được cả thế giới biết đến và đang bị theo dõi - trong con mắt của công luận quốc tế, họ là những thủ phạm bị lên án. Đồng thời, nếu cấp trên không hành động thì chính họ sẽ được đưa vào danh sách đề nghị chế tài vì đã dung dưỡng cho hành động đàn áp tôn giáo. Đó là cách để truy ra những giới chức ném đá dấu tây - núp trong bóng tối và chỉ thị thuộc cấp thừa hành.

Thứ hai, danh sách thủ phạm này sẽ được dùng cho cuộc tổng vận động vào tháng 3 sang năm, khi mà gần một nghìn đồng hương sẽ lại đổ về thủ đô Hoa Kỳ từ nhiều thành phố và tiểu bang trong ngày Vận Động Cho Việt Nam 2016. Một trong những trọng tâm sẽ là vận động Bộ Ngoại Giao lên danh sách chế tài những thủ phạm được nêu tên.

Thứ ba, hàng trăm hồ sơ vi phạm và danh sách thủ phạm sẽ được cung cấp để Quốc Hội đánh giá sự tuân thủ của Hành Pháp đối với điều kiện trong "Luật Về Quyền Đàm Phán Nhanh". Đối mặt với lượng lớn hồ sơ vi phạm và danh sách dài về thủ phạm, Hành Pháp sẽ ở thế khó giải thích cho Quốc Hội là họ đã tuân thủ ra sao điều kiện về tự do tôn giáo khi đàm phán mậu dịch với Việt Nam, và tại sao chưa áp dụng các biện pháp chế tài đối với chính quyền và thủ phạm.

Thứ tư, dùng các hồ sơ vi phạm để vận động quốc tế áp lực Việt Nam phải cải tổ luật nhằm bảo đảm quyền tự do tôn giáo theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, vì bằng không thì sự vi phạm sẽ tiếp tục xảy ra.

Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế

Cần nhắc lại, Luật chế tài vi phạm nhân quyền ở VN liên đới mật thiết với chuỗi vi phạm quyền tự do tôn giáo xảy ra như cơm bữa ở VN.

Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua năm 1998 có 2 biện pháp chế tài: chế tài chính quyền của quốc gia nào bị chỉ định là “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC), và chế tài cá nhân những giới chức chính quyền có hành động vi phạm tự do tôn giáo "một cách đặc biệt nghiêm trọng."

Theo luật, bất kỳ giới chức chính quyền nào mà vi phạm tự do tôn giáo một cách "đặc biệt nghiêm trọng" thì sẽ bị từ chối visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ, dù là đi công tác hay công du, trong vòng 24 tháng kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Vợ hay chồng và con của họ nếu đang du lịch, du học, hay làm việc ở Hoa Kỳ lập tức bị trục xuất.

"Đặc biệt nghiêm trọng" là các hành động có hệ thống, đang tiếp diễn và trầm trọng như là:
- Tra tấn hoặc đối xử hay trừng phạt một cách tàn bạo, bất nhân hay hạ thấp nhân phẩm;
- Giam giữ lâu ngày mà không nêu tội trạng;
- Làm mất tích bằng cách bắt cóc hay giam kín;
- Thực hiện các hành vi trắng trợn nhằm tước đoạt quyền sống, tự do và an toàn của con người.

Năm 2014, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua tu chính án để bổ sung thêm một hành vi nữa: đập phá hay xúc phạm nghĩa trang tôn giáo (như trong vụ nghĩa trang của Giáo Xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng).

Năm 2014, cộng đồng người Việt hải ngoại đã vận động cài điều kiện tự do tôn giáo vào "Luật Về Quyền Đàm Phán Nhanh" (TPA, liên quan đến Hiệp định TPP). Luật này, được ban hành cuối tháng 6/2015, ấn định rằng Hành Pháp Hoa Kỳ phải đặt tự do tôn giáo làm mục tiêu khi đàm phán mậu dịch với bất kỳ quốc gia nào. Tổng hợp 2 luật này lại sẽ tăng áp lực lên Hành Pháp Hoa Kỳ phải giải quyết tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam nếu muốn Quốc Hội ủng hộ TPP mà vẫn giữ Việt Nam ở trong đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét